,
221
4581
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
chuyenthammy
/10namvietmy/chuyenthammy/
671708
"Khởi động cho một sự đột phá"
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

'Khởi động cho một sự đột phá'

Cập nhật lúc 18:09, Thứ Tư, 22/06/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Tôi được chứng kiến tất cả mặt chính diện cũng như phản diện. Những người Mỹ gốc Việt biểu tình... Nhưng tôi thấy tất cả những điều đó là dấu ấn của quá khứ", nhà sử học Dương Trung Quốc trả lời Tổng biên tập VietNamNet.

- Là một nhà sử học, chắc ông nhận thấy cuộc gặp lần này giữa Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Bush mang nhiều ý nghĩa?

- Với tư cách là nhà sử học, tôi nghĩ rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải mang dấu ấn lịch sử. Bởi dẫu sao sau 30 năm kết thúc chiến tranh, đây là một bước đi quan trọng.

Kết thúc chặng đường 30 năm là sự đồng thuận và tìm gặp lợi ích. Tôi nghĩ không phải chỉ 30 năm mà chính 60 năm trước, người Việt Nam và Mỹ đã tìm ra lợi ích chung, mục tiêu chung chống chủ nghĩa phát xít trong bối cảnh Đại chiến thế giới 2.

Soạn: AM 454161 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Dương Trung Quốc (trái) đang có mặt tại Washington DC. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

- Là người tham gia phái đoàn thăm Mỹ lần này, ông đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng. Điều đó có giúp ông dự báo được những diễn biến tiếp theo trong tương lai của mối quan hệ giữa 2 quốc gia?

- Tôi không nghĩ rằng quan hệ hai nước trong tương lai sẽ phát triển như một bước tiệm tiến mà là khởi động cho sự đột phá, cách nhìn mới về mối quan hệ trong lợi ích của cả hai nước.

Tôi nghĩ bây giờ không có lý do gì mà Việt Nam và Hoa Kỳ không tìm được lợi ích chung vì sự tiến bộ nhân loại. Đó là quá trình hội nhập, hàn gắn vết thương quá khứ và điều quan trọng là vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực.

Tôi sang đây được chứng kiến tất cả mặt chính diện cũng như phản diện của mối quan hệ. Những người Mỹ gốc Việt biểu tình... Nhưng tôi thấy tất cả những điều đó là dấu ấn của quá khứ. Tương lai mới là điều quan trọng nhất.

Tôi đã gặp những nghị sỹ quốc hội là tác giả của các dự luật liên quan đến nhân quyền Việt Nam. Nhưng họ cũng có niềm tin rằng nếu hai bên đối thoại sẽ giải quyết được những vấn đề quá khứ.

- Rất cám ơn ông.

Theo lời kể của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, ông Dương Trung Quốc đã nói chuyện với một người trong đoàn biểu tình sau khi đoàn biểu tình giải tán. Ông Quốc nói về tình hình đất nước, cuộc sống của bản thân và nhận được sự chia sẻ. Người đàn ông biểu tình mặc áo khoác che đi những dòng chữ biểu tình và nói một câu chuyện không giống như những dòng chữ biểu ngữ họ sử dụng trước đó. 

- Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, ông vừa có một câu chuyên rất thú vị về một người biểu tình. Vậy thì ông có cảm nghĩ gì, thưa ông?

- Tôi rất ngạc nhiên là bên cạnh những người ở hiện trường và cả những người trong khách sạn nữa, những người mặc những chiếc áo pull có in lời lẽ kích động không thể chấp nhận lại có người như ông nọ. Nhưng khi hết giờ cho phép biểu tình thì họ lại khoác thêm một chiếc áo ngoài áo pull. Khi tôi ngồi với họ thì họ nói rằng “đó là vấn đề của quá khứ”.

- Thưa ông, họ còn nói thêm gì không?

- Họ còn nói những bức xúc của mình. Họ nói tương lai là cái không thể cưỡng nổi. Suy nghĩ này có lẽ xuất phát từ không khí, từ khung cảnh đông đúc của cuộc gặp ngày hôm qua. Khung cảnh rất đông người Việt Nam, những người Việt Nam ở Mỹ, và đặc biệt là của chính người Mỹ. Không chỉ những chính khách mà còn các nhà đầu . Vì lợi ích là yếu tố cực kỳ quan trọng trong tác động đến con người.

  • Nguyễn Anh Tuấn (từ Washington DC)
,
,