,
221
4581
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
chuyenthammy
/10namvietmy/chuyenthammy/
673966
Nỗ lực hơn nữa trong tương lai
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,
Họp báo trước lúc rời Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Vũ Khoan:

Nỗ lực hơn nữa trong tương lai

Cập nhật lúc 14:07, Chủ Nhật, 26/06/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - 3 giờ chiều ngày 25/6 (khoảng 2 giờ sáng ngày 26/6, giờ VN), ngay tại khách sạn Charles ở Boston (Mỹ), trước khi lên đường sang Canada, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã chủ trì cuộc họp báo với hơn 20 nhà báo tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ sang thăm Mỹ. Phó Thủ tướng nói:

Soạn: AM 459023 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời báo chí

Chúng ta có quan hệ với Hoa Kỳ đã 10 năm nhưng bây giờ mới có điều kiện để thăm Hoa Kỳ ở cấp cao này. Mục đích chính của chuyến đi không chỉ là điểm lại sự phát triển quan hệ hợp tác trong 10 năm mà chủ yếu là tìm kiếm biện pháp, phương hướng đưa quan hệ Việt - Mỹ lên bước phát triển mới. 

Chuyến đi này còn nhằm mục đích nâng quan hệ lên tầm cao mới, đồng thời cũng để Hoa Kỳ hiểu rõ chính sách đối nội, đối ngoại của chúng ta, kể cả những chính sách đối với bà con người Việt ở nước ngoài. Ngoài ra, còn để hiểu rõ chính sách chúng ta đối với Hoa Kỳ. 

Đài Tiếng nói Việt Nam: Phó Thủ tướng có thể nói cụ thể hơn?  

Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Điều đầu tiên, tôi có thể cảm nhận được, đây là dịp tiếp xúc chưa từng có với số lượng lớn thành viên cấp cao Hoa Kỳ; kể cả Tổng thống, lưỡng viện Hoa Kỳ, giới doanh nghiệp, giới truyền thông và các tầng lớp xã hội. 

Chính trong điều kiện như vậy, chúng ta có cơ hội để làm rõ hình ảnh VN là đất nước đang đổi mới phát triển mạnh mẽ, chính trị xã hội ổn định, quan hệ quốc tế rộng rãi và đang hội nhập chủ động vào nền kinh tế thế giới. 

Một kết quả khác là chuyến thăm đã khơi dậy mối quan tâm rất lớn của cộng đồng các doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên, chúng ta tranh thủ được sự tiếp xúc và có nhiều hiểu biết cũng như thỏa thuận với các công ty, doanh nghiệp không chỉ hàng đầu của nước Mỹ mà của cả thế giới. 

Trong lĩnh vực viễn thông, đó là Microsoft, IBM, Intel, Motorola. Trong lĩnh vực hàng không là Boeing; trong lĩnh vực điện là ABS, trong lĩnh vực cơ khí có nhiều công ty như General Elictrics... là những công ty số một của thế giới. Họ làm việc với ta không chỉ nghe ý kiến mà còn đề xuất những dự án hợp tác cụ thể, rất hấp dẫn ngay từ năm 2006. 

Kết quả thứ ba là, trong khuôn khổ nhà nước, lần đầu tiên, ta cùng với Tổng thống Bush xác nhận mối quan hệ hai nước. Đó là mối quan hệ đối tác, xây dựng hợp tác nhiều mặt, trên bình diện ổn định lâu dài, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. 

Đặc biệt, phía Hoa Kỳ ủng hộ nền an ninh cũng như toàn vẹn lãnh thổ của VN. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng.

Kết quả thứ tư là vòng đàm phán về VN gia nhập WTO. Trước chuyến đi, đã có bước tiến cơ bản, thực chất, và như trưởng đoàn đàm phán phía Hoa Kỳ nói “Đã thấy rõ ánh sáng ở phía trước”. Trong hội đàm, tổng thống Bush nói rất mạnh mẽ việc VN gia nhập WTO và đồng ý đàm phán để đi đến kết thúc. Đấy là những kết quả rất cơ bản. 

Bên cạnh quan hệ kinh tế còn mở ra hợp tác mới trong lĩnh vực nhân đạo như HIV/AIDS, tổng thống Bush đã đưa VN vào danh sách các nước nhận viện trợ. Phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ lòng mong muốn giúp ta giải quyết vấn đề dịch cúm gia cầm, hợp tác nông nghiệp, giao thông, y tế... 

Riêng trong lĩnh vực quốc phòng, cho đến nay mới trao đổi việc tàu chiến Hoa Kỳ sang thăm VN. Lần này còn có thỏa thuận về chương trình đào tạo. Ta sẽ có điều kiện cử một số sĩ quan sang Mỹ học tiếng Anh, học quân y, học vài môn kỹ thuật...Không có chuyện Hoa Kỳ cử người sang huấn luyện cho quân nhân VN như một số báo nước ngoài đưa tin. 

Tổng quát chung, chuyến đi đạt kết quả tích cực với những thỏa thuận đạt được ở mức cao nhất, tranh thủ được sự đồng tình khác rộng rãi của dư luận Mỹ đối với việc thúc đầy quan hệ với VN. Điều đó sẽ đẩy lùi hiểu biết sai về VN, đẩy lùi những mưu toan phá họai quan hệ hai nước. 

Chuyến thăm tạo nền móng mới trong quan hệ hai nước. Trong chính trị, lần đầu tiên tổng thống Bush nhận lời mời chính thức, công khai và rất sớm sẽ sang dự hội nghị cấp cao APEC ở Hà Nội năm 2006, đồng thời thăm chính thức VN. Đấy cũng là tín hiệu mới. 

Các thỏa thuận kinh tế, đã có những cái trên mặt bàn, đồng thời có thỏa thuận ký với các giá trị trên 1 tỉ USD. Một chuyến đi như vậy, theo tôi, đó là có kết quả cụ thể. 

Tuổi Trẻ: Trên các diễn đàn doanh nghiệp, Thủ tướng đều tuyên bố VN sẽ là điểm đến của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Sắp tới, Chính phủ có biện pháp gì để bổ sung những điều thiếu hụt, cải thiện những điều chưa tốt về kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính nhằm chứng VN là điểm đến an toàn và hấp dẫn? 

An toàn thì rõ rồi. Còn những cái thiếu, không phải chúng ta cứ ngồi chờ là sẽ có được. 

Về kết cấu hạ tầng, bây giờ, 70% vốn vay ODA của nước ngoài vào là dồn cho kết cấu hạ tầng; ngân sách của chính phủ cũng dành đến 70-80% cho kết cấu hạ tầng. Chính trong chuyến đi Mỹ này, ta cũng vận động các công ty lớn tham gia những công trình kết cấu hạ tầng như cảng, nhà máy điện, kết cấu hạ tầng viễn thông. Hiện nay, không thể nói kết cấu hạ tầng như vậy đã là đủ,  nhưng chúng ta đã tốt hơn rất nhiều và tôi tin, với các chính sách của nhà nước, nó sẽ tốt hơn nữa. 

Còn luật lệ, chúng ta đang trong quá trình hội nhập thế giới và gia nhập WTO. Quốc hội đã thông qua một chương trình đổi mới hệ thống pháp luật. Tôi tiếp xúc thì người ta hỏi luật doanh nghiệp và luật đầu tư chung. Hai luật này, đến cuối năm nay, Quốc hội sẽ thông qua. 

Phía Hoa Kỳ cũng rất quan tâm đến luật sở hữu trí tuệ. Cuối năm nay, Quốc hội cũng sẽ thông qua. Những biện pháp này chúng ta làm để cải thiện kinh doanh, đầu tư, không những cho nước ngoài mà cả cho doanh nghiệp trong nước. 

Còn về thủ tục hành chính, Chính phủ đã rất tích cực làm sao cải thiện môi trường hành chính, bộ máy công quyền. Trong đó, dành quyền chủ động nhiều hơn cho các địa phương vì địa phương sâu sát hơn. 

Tuổi Trẻ: Theo Phó Thủ tướng, VN có cạnh tranh được với Trung Quốc, Ấn Độ để mời hãng Intel vào đầu tư một nhà máy rất lớn ở VN? 

Cạnh tranh hay không còn tùy thuộc môi trường, nguồn nhân lực của ta. Điều này, chúng ta cũng đang làm tích cực. Tôi chưa thể nói gì bây giờ vì quyền là ở phía người ta cân nhắc, suy nghĩ. Còn phía mình, rất cố gắng để họ thấy thị trường VN hấp dẫn. 

Thực ra như Microsoft , Intel nói: Muốn kết cấu hạ tầng, phải có ba việc: một là nhân lực (không phải ngẫu nhiên mà Microsoft ký thỏa thuận giúp ta đào tạo nguồn nhân lực); hai là mạng truyền tải thông tin; ba là bảo hộ trí tuệ. Người ta bảo, nếu làm được ba cái đó tốt thì họ sẽ vào. Thật ra, ba điều này chúng ta nhận biết hết rồi, đã làm rồi nhưng chưa đủ mức. 

VietNamNet: Chúng ta vừa bước sang trang mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Nhưng để gìn giữ và phát triển mối quan hệ này trong thực tế phải cần sự nỗ lực từ hai phía và không dễ suôn sẻ . Vậy, trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp gì để mối quan hệ này ngày càng phát triển? 

Tôi cũng nghĩ không phải mọi chuyện sẽ suôn sẻ ngay trong ngày mai đâu. Thật ra, quan hệ ta với Hoa Kỳ không phải một chuyến đi đã giải quyết được hết. Điều quan trọng là, chuyến đi tạo ra đà để làm việc với nhau, và cũng tạo ra cơ chế để làm việc. 

Chuyến đi lần này tạo ra cơ chế đối thoại ở cấp bộ để trao đổi ý kiến, thu hẹp bất đồng. Tất nhiên, trong thực tế, còn nhiều thế lực muốn phá hoại quan hệ này. Nhưng về cơ bản, như Tổng thống G. Bush nói :”Cái gì đúng thì cứ làm”.  

Tạp chí Việt-Mỹ: Đối với dòng nước ngược (một số Việt kiều chống đối một cách quá khích) rất nhỏ trong cộng đồng người Việt, Phó Thủ tướng thấy thế nào và chúng ta sẽ xử lý ra sao? 

Đây là dòng nước ngược. Ngày xưa, nó là con sông nào đó, đã chuyển thành con suối, giờ đang biến dần thành cái rãnh và nó sẽ tàn lụi đi theo thời gian. 

Theo đà phát triển của quan hệ hai nước và đặc biệt theo đà phát triển của đất nước ta, tôi đã đi Mỹ nhiều lần từ khi còn bao vây cấm vận cho đến khi bình thường hóa, rồi ký hiệp định thương mại, đến giờ, tôi thấy rõ hình ảnh dòng nước ấy đã teo dần đi. Các bạn có thấy rõ dư luận Mỹ đối với chuyến đi rất cởi mở, không hề có biểu tình của dân địa phương mà chỉ còn nhóm rất nhỏ những người gọi là vô vọng, cố vớt vát để khơi dậy, nhưng không được công chúng xung quanh hưởng ứng. 

Sài Gòn Giải Phóng: Đi với đoàn Thủ tướng lần này có số lượng doanh nghiệp rất lớn (hơn 80 doanh nghiệp). Chính phủ sẽ làm gì để giúp đỡ các doanh nghiệp này phát triển? 

Phía Hoa Kỳ tổ chức ở Seattle, Washington, Boston đều có buổi giới thiệu cách làm ăn với Hoa Kỳ phải làm gì. Một số doanh nghiệp cho tôi biết có kế họach từ trong nước, sang đây đã thực hiện được kế hoạch đó. Ví dụ, phía Hoa Kỳ thỏa thuận được việc xây dựng một nhà máy dệt ở nước ta. Lâu nay, ta chỉ mạnh về ngành may, còn dệt thì rất yếu. Giờ, họ mang mấy trăm triệu USD sang xây nhà máy dệt. Đấy là điều tôi thích nhất trong chuyến đi này. 

Đài Truyền hình TP.HCM: Nhân chuyến đi Hoa Kỳ thành công như vậy, Phó Thủ tướng có nhận định gì trong chuyến đi Canada sắp tới? 

Canada đã có quan hệ ngọai giao với chúng ta 30 năm rồi. Tôi nghĩ, ở Canada cũng bàn thảo để làm sao 2 Thủ tướng có tính chất quan hệ ở giai đọan mới. Canada xếp VN vào hàng 27 nước được ưu tiên nhận viện trợ của họ nên chuyến thăm sẽ thúc đẩy chiều hướng Canada sẵn sàng hợp tác với chúng ta. Còn việc đàm phán về VN gia nhập WTO, Canada đã có đàm phán và biến chuyển rất cơ bản. 

Tôi tin chắc kết quả sẽ rất tích cực. Ngoài ra, Canada cũng  hợp tác với chúng ta trên nhiều vấn đề cụ thể. Có công ty lớn của Canada sẽ vào đầu tư lớn ở Thái Nguyên để khai thác mỏ, tất nhiên quy mô hợp tác còn mức độ. Nhưng dù sao, đây cũng là nước công nghiệp phát triển có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, khai khoáng, công nghệ cao. Tôi tin, chuyến đi của Thủ tướng cũng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa những nỗ lực này.  

 Xin cám ơn Phó Thủ tướng. 

  • Nguyễn Anh Tuấn (ghi)

,

Tin khác

Tin khác của 'Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng'

,
,