,
221
4542
Việt Mỹ những góc nhìn
gocnhin
/10namvietmy/gocnhin/
658748
Một Việt Nam mới từ hình ảnh nhà lãnh đạo
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Một Việt Nam mới từ hình ảnh nhà lãnh đạo

Cập nhật lúc 00:25, Thứ Năm, 09/06/2005 (GMT+7)
,

(LTS): Không ai phủ nhận rằng nhà lãnh đạo là hình ảnh đại diện của một quốc gia. Thông qua họ, công chúng nhận ra một đất nước, một cộng đồng.

Chuyến đi của một nhà lãnh đạo tới một quốc gia khác, vì thế, không chỉ là những cuộc viếng thăm xã giao. Đó là những chuyến đi mang tính thông điệp, giới thiệu tới công chúng một đất nước khác hình ảnh của quốc gia mình. Khi đó, hình ảnh nhà lãnh đạo và quốc gia đã hoà làm một.

"Chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ sẽ là một cơ hội tuyệt vời để Thủ tướng giới thiệu với công chúng Mỹ một Việt Nam hoàn toàn mới". Không hẹn mà gặp, hầu hết các chính khách, giới học giả, doanh nhân và các nhà hoạt động xã hội Mỹ đều chung nhận định như vậy. Lần đầu tiên, công chúng Mỹ sẽ có cơ hội trực tiếp gặp gỡ và giao lưu với vị Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất ngay trên chính đất Mỹ, vị lãnh đạo đến từ một đất nước mà trong tâm thức của nhiều người vẫn "mang tên một cuộc chiến không thể nào quên trong lịch sử".

Chùm bài này của VietNamNet sẽ giới thiệu tới độc giả những tư vấn tâm huyết của nhiều chuyên gia-những người bạn Mỹ liên quan đến xây dựng hình ảnh quốc gia thông qua nhà lãnh đạo cũng như những kỳ vọng của công chúng Mỹ về chuyến thăm lịch sử này.

Cựu Đại sứ Mỹ tại VN, Pete Peterson: Trả lời công luận là phát ngôn cho chính quyền

Soạn: AM 433525 gửi đến 996 để nhận ảnh này
(VietNamNet)
- Không phải chỉ một lần, vị Đại sứ Mỹ đầu tiên kể từ khi bình thường hoá quan hệ, ông Pete Peterson nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh Thủ tướng trong con mắt công chúng Hoa Kỳ nhân chuyến thăm lịch sử.

Chủ trì phiên thảo luận tại Diễn đàn "Quan hệ Việt - Mỹ, con đường đi tới", ông Pete Peterson tha thiết kêu gọi các đại biểu đóng góp ý kiến để chuyến thăm của Thủ tướng thành công tốt đẹp.

Là một trong những người đóng góp chính vào tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, ông Pete Peterson đã chia sẻ những suy nghĩ tâm huyết của mình với mong muốn công chúng Mỹ sẽ biết đến một Việt Nam năng động, ngày một đổi mới và đang từng bước tiến ra thế giới.

“Chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Nó chứng tỏ cam kết lâu dài của Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm đảm bảo rằng hai nước không hiểu lầm về nhau trong tương lai, những điều có thể gây trở ngại cho việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp.

Điều quan trọng hơn, theo tôi, chuyến công du mang tính chất chuyến thăm của nhân vật nổi tiếng (personality visit) hơn là chuyến thăm viếng chính sách (policy visit). Đây là cơ hội để Thủ tướng VN có thể giới thiệu với công chúng Mỹ đất nước mình.

Vì thế, tôi không cho rằng việc tuyên bố một chính sách mới, hay VN sẽ làm gì trong tương lai sẽ mang lại hiệu quả. Có lẽ, Thủ tướng có thể khẳng định những tiến bộ đã đạt được, khuyến nghị một số điểm để hai bên cùng hướng tới trong tương lai và tìm kiếm những lợi ích chung".

Hình ảnh nhà lãnh đạo cụ thể quan trọng hơn chính sách chung

Tuy nhiên, phần lớn thành quả của chuyến thăm phụ thuộc vào tính cách của ngài Thủ tướng, rằng ông sẽ hành xử và giao lưu như thế nào với công chúng Mỹ. Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vũ Khoan, tôi có nói với ông rằng ngài Thủ tướng phải trở thành một “Media Star”, tức là thẳng thắn, trách nhiệm và dễ mến trong con mắt công chúng Mỹ. Mọi ứng xử phải hết sức tự nhiên, bởi vì đối với công chúng hình ảnh một nhà lãnh đạo cụ thể thường quan trọng hơn chính sách chung. Nếu Ngài Thủ tướng thành công trong vai trò này sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - Việt phát triển ở mức độ cao hơn về lợi ích.

Không chỉ bản thân Thủ tướng mà phu nhân của ngài cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Công chúng Mỹ là thế. Họ không chỉ nhìn vào nhà lãnh đạo mà họ còn quan tâm tới cả gia đình họ nữa. Vì thế, tôi nghĩ việc có phu nhân bên cạnh là rất quan trọng trong việc tăng cường hình ảnh của ngài Thủ tướng trong con mắt công chúng Mỹ.

Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tài năng của ngài Thủ tướng. Ông ấy là một tính cách rất thân mật và thông minh, một người luôn biết giao thiệp một cách thoải mái và gần gũi với công chúng.

Truyền thông Mỹ sẽ không bỏ lỡ câu chuyện lịch sử này

- Nhưng có một thực tế là lâu nay truyền thông Mỹ hầu như không mấy đề cập đến VN. Ông có nghĩ rằng chuyến thăm này có thể trở thành tâm điểm của giới truyền thông?

- Tôi cho rằng bạn sẽ thấy sự chú ý của truyền thông Mỹ dành cho chuyến thăm cuả Thủ tướng Phan Văn Khải vượt quá tầm vóc của quốc gia hay vấn đề quốc gia đó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong khu vực hay không.

Thực tế là giữa Mỹ và VN có một lịch sử không thể tin nổi. Chúng ta đã từ những đối thủ trên chiến trường trở thành những người bạn. Đó là một câu chuyện vĩ đại cần được kể lại.

Một nhân tố khác: đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng nước VN thống nhất, và ông ấy sẽ gặp Tổng thống Mỹ với tư cách những đối tác bình đẳng để cùng nhau phác thảo kế hoạch cho tương lai quan hệ hai nước, một mối quan hệ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Rõ ràng báo chí của chúng tôi không thể bỏ lỡ câu chuyện lịch sử này bởi có rất, rất nhiều người muốn xem.

- Theo ông, cuộc gặp gỡ lịch sử ấy sẽ diễn ra như thế nào

Soạn: AM 433523 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Peterson tại phiên thảo luận tại Diễn đàn "Quan hệ Việt - Mỹ, con đường đi tới".

- Tổng thống Bush sẽ chào đón Thủ tướng Phan Văn Khải một cách nồng nhiệt tại Nhà Trắng. Bởi đó thực sự là một khoảnh khắc lịch sử. Chưa có nhà lãnh đạo thuộc cấp cao nhất của nước Việt Nam thống nhất đến thăm Tổng thống Mỹ tại Phòng Bầu dục.

Với tư cách là những đối tác bình đẳng, có thể họ sẽ bàn bạc về những vấn đề liên quan đến tương lai quan hệ hai nước. Tổng thống Bush sẽ tận dụng cơ hội này để chứng tỏ cam kết của phía Mỹ trong việc xây dựng quan hệ với VN. Tôi tin rằng đó sẽ là một cuộc gặp gỡ thân mật.

- Vậy theo ông, Thủ tướng Phan Văn Khải nên chuyển tải thông điệp gì tới công chúng và các nhà lãnh đạo Mỹ?

- Tôi nghĩ rằng về phía Tổng thống Bush, ông ấy sẽ cảm ơn Chính phủ VN và nhất là nhân dân VN vì những sự ủng hộ hợp tác trong thời gian qua, nhất là nỗ lực giúp chúng tôi tìm kiếm những người lính Mỹ đã mất tích trong chiến tranh.

Và chắc rằng Thủ tướng Khải sẽ cảm ơn người dân Mỹ đã ủng hộ tiến trình khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước cũng như đóng góp tích cực trong thời gian 10 năm qua để hai nước thực sự trở thành bạn bè, tạo dựng lòng tin cậy lẫn nhau và sự thẳng thắn. Cho dù hai bên vẫn còn nhiều khác biệt quan điểm thì lòng tin sẽ là cơ sở để chúng ta vượt qua.

Mặt khác, tôi có nói với Phó Thủ tướng Vũ Khoan rằng Thủ tướng Phan Văn Khải nên nói thẳng trong cuộc gặp với Tổng Thống Bush rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Việt Nam gia nhập WTO và việc kết thúc đàm phán song phương sẽ có lợi đối với Mỹ không kém gì đối với Việt Nam. Bởi việc Việt Nam gia nhập tổ chức này sẽ thúc đẩy đầu tư của Mỹ khi các cơ hội đầu tư được mở rộng ở cấp độ cao hơn nhiều. Không một nhà đầu tư nào dám bỏ một số tiền lớn vào Việt Nam một khi vấn đề WTO chưa được giải quyết xong.

- Ông cũng gợi ý  rằng Thủ tướng nên gặp ông Bush cha?

- Đúng vậy. Điều này rất có ý nghĩa. Chính ông Vũ Khoan đã gặp Tổng thống Bush cha khi ông sang Việt Nam. Chính Tổng thống Bush cha là người ủng hộ cho việc mở ra quan hệ với Việt Nam, cho nên việc sử dụng mối quan hệ với “Người cha” như một trung gian để mở ra những “cửa ngõ” trong cuộc tiếp xúc với Tổng Thống là rất quan trọng.

Xây dựng hình ảnh trước công chúng: cần sự đầu tư thoả đáng

- Ông đánh giá thế nào về cách xuất hiện trước công chúng của các nhà lãnh đạo Việt Nam?

- Tôi không nghĩ rằng họ đã có sự nỗ lực lớn, có sự đầu tư thoả đáng trong chuyện này.

Theo tôi được biết thì không nhà lãnh đạo Việt Nam nào đã trải qua khoá đào tạo về truyền thông, vì vậy họ chưa hiểu rõ nên xử sự như thế nào khi tiếp xúc với cánh báo viết như anh, rồi khi đứng trước camera truyền hình với những câu trả lời trực tiếp mà không hề có trợ lý bên cạnh.

Chẳng hạn, hình ảnh không mấy hồ hởi của họ có thể khiến cho hình ảnh đất nước trở nên kém thân thiện và buồn tẻ. Như vậy hình ảnh của Việt Nam tuy cũng tạm được nhưng rõ ràng là không tạo ra được sức hấp dẫn trong công chúng.

Họ phải cải thiện được hình ảnh của mình vì như vậy bên ngoài sẽ không chỉ nghĩ Việt Nam là một điểm du lịch mà còn là một đất nước mà giới lãnh đạo là những con người rất “thực”.

- Nếu được yêu cầu như một người bạn của Việt Nam, ông sẽ làm gì để giúp cải thiện chuyện này?

- Tôi có thể giúp họ ngay lập tức bằng cách giới thiệu một nhà tư vấn truyền thông sang đây cộng tác với Ngài Thủ tướng và các cộng sự của ông, các bộ trưởng, các nghị sĩ, và cả các quan chức Đảng nữa.

Mục đích là giúp cho các nhân vật trong cả bộ máy cảm thấy thoải mái hơn khi trả lời phỏng vấn, và biết cách thể hiện sự chủ động trong ứng xử với công luận. Nhưng theo tôi, trước hết phải có sự “bật đèn xanh”, để các quan chức chính quyền hiểu rằng họ trả lời công luận tức là phát ngôn cho chính quyền.

  • Hoàng Ngọc - Việt Lâm (thực hiện) 

Bạn mong đợi gì từ chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải sang Mỹ?

,
,