,
221
4542
Việt Mỹ những góc nhìn
gocnhin
/10namvietmy/gocnhin/
662128
Mỹ và tấm vé vào WTO của Việt Nam
1
Article
4541
10 năm Việt Mỹ
10namvietmy
/10namvietmy/
,

Mỹ và tấm vé vào WTO của Việt Nam

Cập nhật lúc 23:29, Chủ Nhật, 12/06/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đoàn đàm phán Việt Nam bắt đầu phiên thương thảo mới với Mỹ về gia nhập WTO. VN có kịp hoàn thành đàm phán song phương để vào WTO vào cuối năm nay sẽ có câu trả lời từ kết quả vòng đàm phán tháng 6 này.

 

 
Việt Nam và Mỹ ký BTA.

Trước đó, VN đã đạt được thoả thuận với hai đối tác rất quan trọng là EU, Nhật Bản cùng 7 đối tác khác.

 

Phiên đàm phán Việt - Mỹ bắt đầu chỉ vài ngày trước chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải cộng với những phát biểu và động thái khiến dư luận dự đoán hai bên có thể đạt được thoả thuận.

 

Tuy nhiên, đó sẽ là một quá trình thương lượng cực kỳ khó khăn bởi Hoa Kỳ luôn là đối tác đàm phán "rắn" nhất đối với bất kỳ nước nào.

 

Người gác cửa WTO

 

Trong lịch sử, Hoa Kỳ có vai trò đặc biệt trong đàm phán gia nhập WTO của tất cả các nước. Đặc thù cơ cấu kinh tế nước này buộc Hoa Kỳ phải tự đảm nhận lấy vai trò tiên phong trong quá trình thúc đẩy tự do hoá thương mại.

 

Dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu kinh tế gần 80% GDP, đặt biệt các ngành dịch vụ của nước này đều liên quan mật thiết đến thị trường thế giới như viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục…

 

Trên thực tế, Hoa Kỳ đang chi phối các tổ chức kinh tế quốc tế. Điều đó không có nghĩa là cả thế giới uống Coca Cola mà quan trọng là Mỹ đã chi phối luật chơi của nền kinh tế thế giới.

 

Trong lịch sử, chưa có nước nào trên thế giới vào được WTO mà không qua đàm phán với Mỹ. Trung Quốc bắt đầu đàm phán từ năm 1976, tới năm 2001 mới vào được WTO. Kết quả đàm phán marathon này chỉ thực sự “sờ thấy được” sau khi họ ký kết được Hiệp định song phương với Mỹ vào tháng 11/1999.

 

Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ nói cụ thể hơn về vai trò tiên phong của Hoa Kỳ.

 

"Mỗi thành viên WTO khi đàm phán với các nước thường quan tâm đến một số yêu cầu riêng của mình. Chẳng hạn Châu Âu đàm phán với Trung Quốc quan tâm đến tân dược, rượu cognac, wisky, ô tô… Riêng Hoa Kỳ đàm phán toàn bộ, từ việc rà soát hệ thống pháp luật cho tới biểu thuế của tất cả các mặt hàng. Dịch vụ nào Hoa Kỳ cũng mạnh, cũng muốn mở rộng".

 

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ tại Hà Nội thừa nhận rằng nếu VN hoàn tất được đàm phán với Mỹ "sẽ gửi tới các quốc gia khác một thông điệp hết sức quan trọng".

 

"Tôi chắc chắn rằng Việt Nam sẽ có khả năng tiến xa hơn trong các vòng đàm phán với các quốc gia khác và đạt được kết quả cuối cùng là gia nhập WTO".

 

Ông này nói rằng 150 quốc gia thành viên đều có những đòi hỏi cụ thể đối với VN.

 

"Thế nhưng, Mỹ là một đối tác làm ăn số một của Việt Nam và thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất trên thế giới. Do đó, có thể nói rằng vòng đàm phán của Việt Nam với Mỹ để gia nhập WTO sẽ bao trùm hầu hết các thành tố kinh tế mà các đối tác khác cũng mong muốn từ phía Việt Nam".

 

Khi VN kết thúc đàm phán với Nhật Bản ngày 9/6, ông Takashima, người phát ngôn Ngoại trưởng nói "Chặng đường sắp tới của VN là đàm phán với Mỹ". Có phải hàm ý rằng khó khăn đang ở trước mắt?

 

Đàm phán Việt - Mỹ cố để hoàn tất trong tháng 6?

 

Trong cuộc gặp với các đại diện Mỹ tham dự Diễn đàn "Quan hệ Việt - Mỹ: con đường đi tới", Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói ông hy vọng hai bên có thể đạt được thoả thuận song phương gia nhập WTO ngay trong chuyến thăm của Thủ tướng.

 

Phát biểu công khai đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam phụ trách hợp tác kinh tế quốc tế được coi như một chỉ dấu cho thấy quyết tâm của VN trong vòng đàm phán tháng 6 này tại Mỹ.

 

Tuy nhiên, VN cũng mong chờ các đối tác, trước hết là Mỹ sẽ “nhẹ tay” trong đàm phán với ta.

 

Thế nhưng, mong muốn các đối tác, nhất là Hoa Kỳ giảm bớt đòi hỏi để VN có thể vào WTO với giá thấp hơn các nước khác e rằng không thực tế.

 

"Mỹ không giữ "chiếc chìa khoá" mở đường vào WTO của Việt Nam mà chính Việt Nam nắm giữ chiếc chìa khoá ấy. Việc Việt Nam có sử dụng chiếc chìa khoá đó hay không là phụ thuộc vào việc các nhà cầm quyền và chính phủ Việt Nam có hoạch định được những điều khoản mà theo đó Việt Nam có thể được chấp nhận gia nhập WTO". Ông Adam Sitkoff nói.

 

Bà Charlen Barshefsky, nguyên Đại diện Thương mại Mỹ đã từng cảnh báo: "Nước Mỹ sẽ duy trì các lập trường đàm phán rất rắn trong đàm phán gia nhập WTO của VN, trên mọi lĩnh vực từ hàng hóa, dịch vụ tới nông nghiệp. Thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc về WTO được coi là một chuẩn mực cao, do vậy Mỹ sẽ rất khắt khe và không hi vọng có những điều khoản nào ưu đãi hơn những gì đã đạt được với Trung Quốc".

 

Một số chuyên gia diễn giải, gần 20 nước mới gia nhập WTO kể từ năm 1995 đến nay đều phải chấp nhận vào WTO với điều kiện cao nhưng không thấy ai phàn nàn, hối tiếc.

 

Vì thế, ông Nguyễn Đình Lương nói "không có lý do để trông đợi việc các nước “ban ơn” cho VN”.

“điều quan trọng khi gia nhập WTO là chủ động tìm mọi cách khai thác tối đa mặt tích cực của hội nhập để phát triển chứ không phải ngồi chờ để chống đỡ các tiêu cực có thể đến. Gia nhập WTO một mặt thể hiện cam kết của VN với thế giới rằng tôi đang chơi cùng thế giới. Mặt khác, sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình cải cách trong nước”, ông Lương khẳng định.

 

VN có vào WTO như kế hoạch hay không? Câu trả lời sẽ có sau phiên đàm phán này.

  • Việt Lâm
,

Tin khác

Tin khác của 'Việt Mỹ những góc nhìn'

,
,