,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
760390
"Chúng cháu xin nhận sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc từ xa..."
1
Article
null
,
Khai bút đầu xuân về chủ đề giáo dục

'Chúng cháu xin nhận sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc từ xa...'

Cập nhật lúc 18:47, Thứ Bảy, 28/01/2006 (GMT+7)
,

"Đầu năm khai bút, bút khai hoa" là truyền thống văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam mỗi dịp xuân về. Ở cách xa nửa vòng Trái Đất, trong không khí giá lạnh của mùa đông nước Mỹ, hơn 150 du học sinh của Quỹ giáo dục Việt nam VEF cùng cảm nhận sự ấm áp từ quê nhà khi nhận được lá thư chúc Tết của Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nhân dịp đầu năm mới.

Trao đổi của các lưu học sinh VEF

Mặc dù đang sống và học tập xa tổ quốc, chúng cháu vô cùng xúc động trước lời nhắn nhủ: "Những người Việt nam ở bất cứ nước nào trên thế giới đều đang có một sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc từ xa và xây dựng đất nước từ xa".

Nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc, Chúng cháu xin chúc Bác Lê Đức Anh cùng gia đình luôn mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.

Chúng cháu rất vinh dự và tự hào có cơ hội học tập tại các trường hàng đầu về khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ. Chúng cháu rất trân trọng cơ hội này vì ngay khi đất nước mới dành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho Chính phủ Hoa Kỳ đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Hoa Kỳ để được đào tạo về khoa học [1] . Hôm nay, mong ước ấy đã trở thành hiện thực. Nhân dịp này, chúng cháu xin mạnh dạn chấp bút bày tỏ mong ước và suy nghĩ của mình để đất nước ta ngày càng cường thịnh và "sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá, sự cạnh tranh giữa các quốc gia để khẳng định tên tuổi và vị thế của mình chính là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ (KHCN). Trong cuộc chạy đua này, giáo dục và con người được xem là chìa khoá quyết định cho sự phát triển nền KHCN ở mỗi nước cũng như trên toàn thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nên đặt trọng tâm hàng đầu vào việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao thông qua việc nâng cấp hệ thống Giáo Dục Đại Học (GDĐH), cùng với việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế. Qua quan sát và phân tích các mô hình giáo dục của một số nước, chúng cháu xin trình bày hai nhân tố quan trọng nhất để phát triển giáo dục đại học.

Thứ nhất là có sự ủng hộ và đầu tư của chính phủ đối với việc nâng cấp GDĐH cũng như xây dựng trường đại học tầm cỡ quốc tế (ĐHQT). Theo tin tức của tạp chí uy tín thế giới Nature số ra gần đây[2], nước Đức là một trong những cường quốc kinh tế của Thế giới và có bề dày lịch sử về nghiên cứu Khoa học, tuy nhiên các trường ĐH của nước này vẫn không thể cạnh tranh được với các trường ĐH hàng đầu của Anh và Mỹ. Nguyên nhân của vấn đề này là vì các trường ĐH của Đức chưa tạo ra môi trường làm việc có tính cạnh tranh (lương bổng và cơ hội thăng tiến) để thu hút các nhà khoa học hàng đầu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, quá trình tuyển chọn các nhà khoa học vẫn bị chi phối bởi các mối quan hệ chính trị. Bởi vậy, năm 2004 Chính phủ Đức đã quyết định đầu tư 2,3 tỷ đô la để tăng cường năng lực nghiên cứu của một số trường ĐH tốt nhất ở Đức. Theo chương trình này mỗi trường sẽ nhận 35 triệu Đô la một năm trong năm năm để cạnh tranh với ĐH Cambridge ở Anh và Harvard ở Mỹ.

Thứ hai là nguồn nhân lực. Số liệu nghiên cứu về sự phát triển KHCN giữa các nước phát triển và đang phát triển cho thấy, nguồn nhân lực chứ không phải nguồn tài chính đóng vai trò quyết định đến tốc độ phát triển và chất lượng KHCN. Ví dụ: Năm 2005, Mexico đầu tư 800 triệu đô la cho nghiên cứu khoa học, trong khi mức đầu tư từ Viện Y Tế Quốc gia (NIH) Hoa kỳ là 28 tỉ đô la cho ngành y - sinh học. Tuy nhiên, nếu tính trên tổng số các nhà khoa học ở mỗi nước thì sự khác nhau về kinh phí này lại không phải là vấn đề đáng quan tâm nhất. Cụ thể là, số lượng các nhà khoa học ở Mexico ít hơn từ 10 đến 100 lần so với ở Mỹ [3], nhưng số tiền đầu tư trung bình cho một nhà khoa học ở hai nước này là ngang nhau. Nếu chúng ta đi thăm bất cứ Viện nghiên cứu nào của Trường Đại học Quốc gia Mexico, thì chúng ta nhận thấy trang thiết bị nghiên cứu ở đây không thua gì ở Mỹ, thậm chí còn tốt hơn trang thiết bị nghiên cứu ở Châu Âu. Một câu hỏi được đặt ra là: tại sao vẫn tồn tại sự khác biệt quá lớn về số lượng cũng như tác động của các công trình khoa học ở Mexico và Mỹ?.Với câu hỏi này, các nhà khoa học Mexico nhanh chóng chỉ ra những nguyên nhân chính dưới đây:

Thứ nhất là Mexico thiếu một đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu để tạo ra một môi trường cạnh tranh khoa học mạnh mẽ.

Thứ hai là sự cản trở quan liêu đối với việc thu hút các nhà khoa học Mexico từ nuoc ngoài về làm việc trong nước.

Hai nguyên nhân này có thể được xem là quyết định đến kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng khác cũng cần được đề cập đến là do thiếu sự ủng hộ của chính phủ Mexico đối với các chương trình nghiên cứu khoa học.

Cũng theo bài báo, sự khác biệt về KHCN giữa Mỹ và Mexico còn do ở Mỹ đội ngũ nghiên cứu sau tiến sĩ (postdocs) thực hiện hầu hết công việc trong các phòng nghiên cứu. Trong khi đó ở Mexico, sinh viên cao học, thậm chí là sinh viên đại học tham gia thực hiện hầu hết các dự án nghiên cứu. Gốc rễ của vấn đề này là Mexico chưa có một môi trường nghiên cứu thích hợp nhằm thu hút lực lượng nghiên cứu sau cao học đến làm việc.

Theo kết luận của bài báo, sự khác nhau về nguồn nhân lực, chứ không phải là sự khác nhau về tài chính, góp một phần quan trọng trong việc tạo ra chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước mới nổi lên về khoa học. Vì vậy, các nhà khoa học cần phải tạo ra một môi trường nghiên cứu hấp dẫn, thu hút lực lượng nghiên cứu sau tiến sĩ (postdocs) đến làm việc, thay vì cứ giữ mãi quan điểm là do thiếu tiền để tạo ra đội ngũ các nhà nghiên cứu giỏi.

Do đó, để tạo ra sự đột phá về giáo dục nước nhà trong năm 2006, và làm tiền đề cho sự tăng tốc về phát triển kinh tế và xã hội, thì điều kiện tiên quyết là chúng ta cần kiên quyết chấp nhận "cái mới". Cái mới ở đây chính là phương thức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng con người với cơ chế và thước đo chuẩn mực. Việc xây dựng và vận hành thành công trường đại học tầm cỡ quốc tế là một trong những thước đo nước ta cần vươn tới. Chính vì vậy, chúng ta cần đánh giá nhiều mô hình khác nhau đang thịnh hành ở các nước đang phát triển và xây dựng một mô hình phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.

Trên đây là những lời tâm huyết của chúng cháu nhân dịp Khai Bút Đầu Xuân. Một lần nữa chúng Cháu xin chúc Bác cùng gia đình một năm mới An Khang, Thịnh Vượng.

T/m các Nghiên cứu sinh VEF:

Nguyễn Văn Thắng: Trung Tâm nghiên cứu Ung Thư M. D. Anderson

Hà Hữu Toàn: UT- Houston, SPH

Huỳnh Tiền Phong- ĐH Rutgers

Huỳnh Kim Lâm- ĐH Utah

Nguyễn Quang Hoàng –MIT

Đặng Văn Chính- UT- Houston, SPH

Lê Tùng - ĐH Purdue

Trịnh Văn Thắng – UNC, SPH

Nguyễn Công Nghĩa – UNC,SPH

Tài liệu tham khảo

1. Thư gởi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ GIÊM BIẾCNƠ

2. Nature 437, 1066; 2005

3. Nature Medicine 11, 907; 2005  

,
,