221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
683822
Nghị định 95 :cấp giấy sở hữu nhà ở ...
1
Article
null
Nghị định 95 :cấp giấy sở hữu nhà ở ...
,
Soạn: AM 489461 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhà này sẽ có "sổ 95"

Trong khi dư luận đang xôn xao xung quanh chuyện "sổ đỏ, sổ hồng, giấy xanh" thì ngày 15/7/2005 Chính phủ ban hành nghi định 95/2005/NĐ-CP quy định mới về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng,ViêtNamNet xin giới thiệu nội dung cơ bản của nghị định này cùng bạn đọc

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 việc cấp giấy chứng nhận quyền sổ hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhà ở, công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng là cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các chủ thể và các chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Giấy này do Bộ Xây dựng phát hành và được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cho tổ chức. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở Xây dựng thực hiện việc cấp giấy này. Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng cho cá nhân (bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài).

Cá nhân đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng phải có các điều kiện là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước; đối với người Việt Nam đang ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai năm 2003 hoặc thuộc diện được tạo lập nhà ở hoặc công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Cá nhân đó phải có nhà ở, công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đối với tổ chức là tổ chức đó phải đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có nhà ở, công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP vẫn có nguyên giá trị pháp lý./.

Theo Nghị định 95, thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng (GCN) tối đa là 95 ngày. Trong đó, 30 ngày đầu tiên (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ) là thời gian để UBND quận, huyện kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên GCN, ký GCN và vào sổ đăng ký.

Hướng dẫn thủ tục  nhà đất cho người dân.

Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy thì phải báo bằng văn bản để người đề nghị cấp giấy biết rõ lý do. Trong 5 ngày làm việc tiếp sau đó, kể từ ngày ký GCN, UBND quận huyện phải thông báo cho chủ sở hữu biết về việc nộp nghĩa vụ tài chính. Và chậm nhất 60 ngày sau, kể từ ngày nhận thông báo, chủ sở hữu phải nộp nghĩa vụ tài chính để được nhận GCN.


Về thủ tục, trao đổi với phóng viên SGGP, ông Trịnh Huy Thục, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà (Bộ Xây dựng) cho biết: việc cấp GCN được quy định trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện Nghị định 60/CP, bảo đảm giản đơn, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy. Cụ thể là trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chỉ gồm đơn đề nghị cấp giấy (theo mẫu in sẵn), một trong những giấy tờ chứng minh sự tạo lập nhà ở, và sơ đồ nhà ở. Hồ sơ này được nộp tại UBND phường, xã, thị trấn nơi có nhà ở, công trình xây dựng.

- PV: Bộ Xây dựng sẽ làm gì để bảo đảm các thủ tục “đơn giản, thuận lợi” như ông nói sẽ được triển khai một cách thực chất?

- Ông TRỊNH HUY THỤC: Để thực hiện nhanh, gọn, bảo đảm không phiền hà cho dân, các cơ quan có thẩm quyền cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng phải chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn cụ thể để tổ chức, cá nhân tạo lập nhà ở hợp pháp chuẩn bị đúng 3 nội dung như đã nói ở trên; chuẩn bị thật tốt quy trình nhận hồ sơ, thụ lý và trao giấy chứng nhận. Để đáp ứng yêu cầu này, cán bộ thụ lý hồ sơ phải nắm vững trình tự để bảo đảm đúng thời gian Chính phủ quy định. Về phía mình, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện, phát hiện những vấn đề bất hợp lý để phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

- Trong thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 95 mà Bộ Xây dựng sắp ban hành, tư tưởng “không gây phiền hà cho dân” sẽ được thể hiện như thế nào?

- Trong thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng sẽ ghi rõ: đơn đề nghị cấp GCN (được in sẵn) phát đại trà xuống phường, xã, thị trấn, ai có nhu cầu thì nhận đơn và thực hiện theo hướng dẫn rồi nộp đơn ở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy. Khi nhận đơn, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo cụ thể thời gian thực hiện đo vẽ, hoặc kiểm tra kết quả đo vẽ công trình xây dựng và hướng dẫn hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp GCN. Cũng trong thông tư này, sẽ quy định người đi xin cấp GCN được tự đo vẽ để hoàn thiện hồ sơ của mình, mà không nhất thiết phải thuê công ty, tổ chức nào thực hiện việc này. Sắp tới, bản vẽ chỉ yêu cầu về kích thước, chương trình vi tính sẽ căn cứ trên kích thước đó (sau khi tổ kiểm tra đi kiểm tra thực tế có ghi biên bản) mà vẽ lại trên GCN.

- Thưa ông, theo dự thảo Luật Đăng ký bất động sản của Bộ Tư pháp, sẽ có loại “giấy xanh” thay thế “sổ đỏ”, “giấy hồng”. Vậy lúc đó, ý nghĩa GCN quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng sẽ như thế nào?

- Việc đăng ký thì nhiều nước đã làm không chỉ với bất động sản, mà cả với động sản. Nhưng cần nhấn mạnh là loại nào cần cho giao dịch công khai, minh bạch thì đăng ký, chứ không phải tất cả đều phải đăng ký. Theo tôi, cần đọc kỹ quy định tại Điều 48 của Luật Đất đai năm 2003 để thống nhất cách hiểu đối với “chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản”, có nghĩa là mọi tài sản phải xác định được ai là chủ sở hữu rồi mới đi đăng ký. Như vậy, không có tư duy nào cho phép đặt ra sự “nghi ngờ” về ý nghĩa của GCN quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng.

-

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,