221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
935420
Mua bản quyền phần mềm: Quyết định đúng đắn
1
Article
null
Mua bản quyền phần mềm: Quyết định đúng đắn
,

(VietNamNet) - Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft Steve Ballmer cùng văn kiện hợp tác thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược và hợp đồng mua bản quyền sử dụng phần mềm Microsoft Office với Chính phủ Việt Nam khiến người dân hết sức vui mừng. Điều này thể hiện quyết định đúng đắn, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, cải thiện môi trường đầu tưÝ kiến của bạn đọc VietNamNet.

>> Steve Ballmer đã đến Hà Nội 
>> "Bill Gates nói với tôi rằng đất nước này rất quan trọng!"
>>
Công thần số 1 Microsoft tiếp kiến Thủ tướng VN

 >> Ballmer:"Bí quyết của tôi là đam mê, tầm nhìn và kiên nhẫn"

b.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Steven Ballmer chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược.

Quang Dung, Bách Khoa, Hà Nội

Cảm ơn VietNamNet về buổi giao lưu trực tuyến với ông Steve Ballmer - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Microsoft và Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam.

Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Trong bối cảnh VN vẫn là một nước nghèo, Chính phủ Việt Nam vẫn quyết định dành một khoản ngân sách không nhỏ để mua phần mềm có bản quyền điều cho thấy tầm nhìn và quyết tâm của Chính phủ.

Điều này khẳng định Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế, qua đó, góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư VN và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm. Doanh nghiệp như chúng tôi sẽ yên tâm, mạnh dạn đầu tư chiều sâu, phát triển các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao.

Qua các phương tiện truyền thông, chúng tôi được biết Việt Nam hợp tác với Microsoft trên tinh thần là đối tác chiến lược và hợp đồng về bản quyền phần mềm chỉ là một trong các nội dung của sự hợp tác chiến lược này. Đây thực sự là sáng kiến thông minh, quyết định đúng đắn và thể hiện “tầm” của những nhà lãnh đạo Việt Nam bởi đã lồng ghép được hợp đồng về bản quyền phần mềm trong một “hợp đồng/thoả thuận chiến lược”. Như vậy, sẽ làm giảm chi phí cho hợp đồng về bản quyền phần mềm phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Xin cảm ơn những quyết định đúng đắn, sáng kiến thông minh và tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo Việt Nam

Minh Nguyet, Virginia, USA

Theo dõi cuộc toạ đàm trực tuyến giữa ngài CEO Steve Ballmer, Thứ trưởng Vũ Đức Đam và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn trên VietNamNet, những sinh viên học CNTT tại Mỹ như tôi cảm thấy rất vui mừng, phấn khởi trước quyết tâm giải quyết căn bệnh vi phạm bản quyền phần mềm của Chính phủ Việt Nam.

Không thể phủ nhận rằng, vấn đề sử dụng phần mềm trái phép đã tạo điều kiện nhất định cho cộng đồng lập trình viên tiếp cận với những công nghệ mới nhất trên thế giới. Nhưng tệ nạn này đã kìm hãm khả năng tái đầu tư của nhà sản xuất phần mềm, “bó chân” những nhà sản xuất phần mềm đóng gói tại Việt Nam cũng như hạn chế khả năng hợp tác với các công ty lớn trên thế giới.

Vì vậy, việc ký kết cam kết về tôn trọng bản quyền đối với các sản phẩm Microsoft nói riêng và các phần mềm nói chung thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đối với cộng đồng phát triển phần mềm Việt Nam.

Đúng như Thứ trưởng Vũ Đức Đam đã phát biểu, bước đi này có thể coi là chìa khoá cho các doanh nghiệp trong nước mở cánh cửa hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới như Microsoft hay IBM.

Tôi hi vọng sẽ sớm được có thêm thông tin về các chương trình hợp tác khác do Bộ Bưu chính Viễn thông đang khởi xướng để đẩy mạnh quá trình hợp tác. Tôi hi vọng rằng, trong tương lai không xa, khi những sinh viên có điều kiện học tập tại nước ngoài như chúng tôi trở về nước làm việc, chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong một môi trường mở và quốc tế hoá.

Dzũng Phạm, NewYork, USA

Tôi thấy Thủ tướng mới nhậm chức đã có những quyết định quan trọng, thể hiện tính đột phá và cải cách của Chính phủ. Bằng việc ký kết mua bản quyền phần mềm Microsoft, Chính phủ đã tạo một cú hích mạnh mẽ vào ngành công nghiệp CNTT.

Nhà kinh tế học người Đức Paul G. Hoffman đã nhận xét: "Có một ảo tưởng cho rằng có thể công nghiệp hoá một đất nước bằng cách xây dựng các nhà máy. Thật ra người ta không làm như thế. Chỉ có thể công nghiệp hoá một đất nước bằng cách xây dựng các thị trường mà thôi". Vậy Việt Nam muốn phát triển nền công nghiệp phần mềm thì phải xây dựng thị trường phần mềm. Thị trường phần mềm chỉ lớn mạnh khi nó có nhiều người mua, kẻ bán, luật lệ được tuân thủ, người làm ra phần mềm phải bán được phần mềm với lợi nhuận cao.

Phần mềm mã mở là dành cho các nước đã có một thị trường phần mềm phát triển quá mạnh để tạo sức ép cạnh tranh với phần mềm đóng gói, chứ không phải phù hợp với Việt Nam, nơi mà Bill Gates đã nhận xét là một thị trường "rất, rất, rất nhỏ". Chúng ta cần nghĩ lớn, nhìn thấy cái lớn, chứ đừng vì cái lợi nhỏ (bớt được ít bản quyền) mà bỏ mất cái "mâm" là cái thị trường phần mềm và ngành công nghiệp phần mềm.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà cải cách của Châu Á.

bachluyen...@yahoo.com.vn

Trong thế giới hiện nay, mỗi quốc gia phải có bản lĩnh, phải dám làm, làm mạnh mẽ, làm công khai, làm có chiến lược và thể hiện được sự tôn trọng bản quyền, tôn trọng tri thức. Tôi thật sự vui mừng thấy Việt Nam tôn trọng trí tuệ khi ký kết hợp đồng mua bản quyền của công ty Microsoft. Điều tiếp theo chúng ta cần làm nữa là mạnh dạn trọng dụng con người có trí tuệ, tri thức cao.

Thanh Nam, Tp.HCM

Tôi từ lâu không ủng hộ phần mềm nguồn mở vì: Tuy không phải mua nhưng chúng ta phải có đội ngũ phát triển thêm, liên tục, rất dễ dẫn tới nhàm chán, đòi hỏi trình độ nhân lực cao, chi phí nuôi nguồn nhân lực đó cũng không nhỏ. Nhân lực đó nếu để phát triển gia công phần mềm sẽ hay hơn. Nên mua phần mềm, nhất là ở cấp Chính phủ. Chúng ta nên thể hiện muốn chơi đẹp và mong chơi đẹp. Giả sử ta mua phần mềm của Mỹ 300 triệu và thu về 300 triệu từ doanh số phần mềm với Mỹ thì đó là thắng lợi không tính được hết bằng tiền. Vấn đề là khi Chính phủ đã quyết tâm thì doanh nghiệp cũng phải nỗ lực thật nhiều, thậm chí phải nuôi bộ phận phần mềm trong nhiều năm.

Nguyen Viet Anh, Hà Nội

Hoan hô Chính phủ đã gương mẫu trong việc tôn trọng bản quyền. Hi vọng phần mềm “Made in Vietnam” sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn sau khi Việt Nam ký hợp tác chiến lược với Microsoft. Mong rằng trong tương lai không xa, phần mềm “Made in Vietnam” cũng sẽ được ký kết, mua bán như hôm nay tại thị trường nước ngoài.

Một bạn đọc, TP.HCM

Tuyệt vời! Tôn trọng bản quyền là tôn trọng tri thức, trí thức, nhân tài. Bắt tay học tập các tập đoàn hàng đầu thế giới, các tri thức đỉnh cao là tiền đề để đất nước, nhân tài phát triển. Người Việt Nam đặc biệt thích ứng và đam mê nghiên cứu tư duy logic nói chung và CNTT nói riêng. CNTT sẽ là cách chúng ta đi tắt đón đầu tiếp cận những đỉnh cao của tri thức hiện đại. CNTT sẽ tạo những biến đổi sâu sắc trong quản lý Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, trong tư duy kinh tế, nâng cao dân trí... Vấn đề còn lại là cải cách giáo dục, đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí.

Vũ Giang, vuletunggia..@yahoo.com.vn

Là một người dân Việt Nam, tôi hết sức tự hào về những gì mà Chính phủ và Bộ BCVT đã làm để thỏa thuận với Tập đoàn Microsoft về vấn đề bản quyền phần mềm. Đây là bước đi thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hội nhập. Tôi hi vọng, bước đi đầu tiên trong nỗ lực giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục được nhân rộng để giải quyết các vấn đề nan giải khác, như nạn tham nhũng và sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Điều mà Chính phủ Việt Nam đã làm được là giữ đúng lời hứa và hành động đúng theo những gì đã cam kết. Hành động đúng là những gì mà chúng ta cần trong giai đoạn hiện nay. Một quyết tâm mạnh mẽ phải được thể hiện thông qua những hành động.

Qua đây, tôi muốn bày tỏ sự tin tưởng của mình vào Chính phủ Việt Nam và những cam kết hành động của Chính phủ Việt Nam.

Đặng Xuân Minh, Đà Nẵng

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết rằng vấn đề bản quyền phần mềm đang có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội. Có những ý kiến cho rằng Việt Nam nên sử dụng toàn bộ mã nguồn mở bởi chi phí thấp, Việt Nam còn nghèo nên không thể sử dụng được phần mềm hợp pháp?!

Tôi cho rằng quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm bởi vì mã nguồn mở có rất nhiều hạn chế, rào cản và thực tế là rất nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng mã nguồn mở nhưng sau đó vẫn phải chuyển sang sử dụng phần mềm thương mại.

Chúng ta cũng phải thấy một thực tế là không phải ngẫu nhiên khi những người đứng đầu của Tập đoàn Microsoft đến quốc gia nào trên thế giới cũng nhận được sự quan tâm, đón tiếp nồng hậu của các nguyên thủ quốc gia, cũng như các tầng lớp trong xã hội.

Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chúng ta phải chấp nhận những quy định ở sân chơi lớn và quan trọng hơn cả là sẽ tạo dựng được hình ảnh Việt Nam không chỉ anh hùng, dũng cảm trong thời kỳ kháng chiến mà còn năng động, sáng tạo trong thời kỳ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Khi nhắc đến Việt Nam, chúng ta sẽ không hổ thẹn bởi Việt Nam là một trong những nước nghèo, là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền rất cao trên thế giới.

Khi biết rằng CEO của Microsoft sẽ ký các thỏa thuận về bản quyền phần mềm Microsoft với các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam, là một công dân, tôi thấy rằng đây thực sự là thông tin rất đáng mừng không chỉ với ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam, đối với môi trường đầu tư của Việt Nam mà lớn hơn rất nhiều là hình ảnh đất nước, dân tộc Việt Nam sẽ bước sang một trang mới đầy triển vọng.

Đây là quyết định có tính chiến lược và thể hiện tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Việt Nam  

Tôi tin tưởng rằng quyết định trên sẽ nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn của toàn dân và tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam.

Dieu Thai, Hà Nội

So với tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm trung bình của thế giới (36%), tỉ lệ vi phạm tại Việt Nam vẫn được đánh giá là cao. Điều này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của đất nước Việt Nam nói chung và môi trường đầu tư của Việt Nam nói riêng, gây tác động xấu tới sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm.

Dân tộc Việt Nam với dân số gần 100 triệu dân và đã đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận một cách nghiêm túc vào thực trạng sử dụng bản quyền phần mềm của đất nước ta. Chúng ta không thể sử dụng phần mềm lậu được nữa mà phải đàng hoàng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế mà điều đầu tiên là sử dụng các bản quyền hợp pháp.

Tôi là một người dân thấy rất mừng rằng đất nước chúng ta thay đổi và cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực, sáng tạo không ngừng để Việt Nam có thể sử dụng những bản quyền phần mềm hợp pháp như nhiều nước khác trên thế giới.

Xin hoan nghênh quyết định và tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam, Bộ Bưu chính Viễn thông trong việc đưa bản quyền hợp pháp vào sử dụng tại Việt Nam. Tôi tin rằng rất rất nhiều các công dân khác của Việt Nam cũng đồng quan điểm với tôi.

Ý kiến của bạn?

 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,