,
221
1301
Bàn tròn - Trực tuyến
bantrontructuyen
/bantrontructuyen/
677534
Tầm vóc Việt Nam qua chuyến thăm Mỹ
1
Article
null
,

Tầm vóc Việt Nam qua chuyến thăm Mỹ

Cập nhật lúc 16:44, Thứ Hai, 04/07/2005 (GMT+7)
,

Bàn tròn trực tuyến với ông Dương Trung Quốc, TS Nguyễn Sĩ Dũng, ông Phạm Đức Trung Kiên, về chuyến thăm Mỹ, Canada và Nhật Bản của Đoàn TT Phan Văn Khải. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập VietNamNet dẫn chương trình.

 

Soạn: AM 468333 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ và Cananda của đoàn Thủ tướng Phan Văn Khải đã kết thúc mấy ngày, nhưng người ta vẫn cảm nhận rất rõ dư âm của nó. Thậm chí, có cảm giác rằng, hình như người ta mới chỉ bắt đầu cảm nhận thấy tầm vóc của chuyến thăm lịch sử này.

Thực vậy, cách đây mười năm, người ta còn chưa thể hình dung rằng một chuyến thăm như vậy có thể diễn ra, còn cách đây mười lăm ngày, ngay cả những người lạc quan nhất vẫn còn lo lắng cho sự thành công của nó.

Nhưng rồi thực tế đã cho thấy, chuyến đi đã hoàn thành và hoàn thành mỹ mãn sứ mạng của mình.

Công lao đầu tiên thuộc về cả dân tộc Việt Nam, những người đang làm nên một quá trình "đổi mới" thắng lợi kỳ diệu, làm cho đất nước có một vị thế hoàn toàn mới trên chính trường và thương trường quốc tế, tạo cho Đoàn một tư thế đàng hoàng, bình đẳng trong các cuộc gặp với đối tác của mình.

Chuyến thăm thành công là nhờ trong hàng chục năm qua đã có rất nhiều lớp người thiện chí từ cả hai phía, từng ngày, từng tháng, "góp từng viên gạch", xoá đi thù hận, cũng là tích tụ thêm sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.

Thành công của chuyến đi chính  là kết quả của một tầm vóc mới trong "ứng xử chính khách" mà vị Trưởng đoàn cùng các thành viên thể hiện, góp phần làm tăng sự đồng thuận, xua tan những nghi ngại, những dị biệt, tạo nên bầu không khí cởi mở cho hàng trăm cuộc tiếp xúc, đối thoại.

Thành công của chuyến thăm còn do sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu đến từng chi tiết lịch trình, do sự đóng góp tích cực của các phương tiện truyền thông đại chúng đã chuyển tải những thông tin trung thực, khách quan, nóng hổi nhất về diễn biễn chuyến đi.

Soạn: AM 468283 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sinh viên Việt Nam học tại Hoa Kỳ qua đường VEF.

Để hiểu thêm ý nghĩa lịch sử của chuyến thăm, những chi tiết thú vị còn chưa được nhắc tới trên mặt báo,VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến với hai thành viên chính thức của Đoàn: nhà sử học Dương Trung Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng và ông Phạm Đức Trung Kiên - Việt kiều tại Mỹ, Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam của Hoa Kỳ  (VEF) - một người tham gia tích cực chuẩn bị cho một số hoạt động của đoàn tại Mỹ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập VietNamNet, người đưa tin không biết mệt mỏi về chuyến thăm, dẫn chương trình. Thời điểm diễn ra Bàn tròn cũng là lúc cả nước Mỹ bắt đầu những hoạt động kỷ niệm Ngày Độc lập của mình. Đó chẳng phải là một sự trùng hợp thú vị sao?

Sau đây là nội dung trao đổi:

Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn:

Thưa quý vị, thưa các bạn. Tính đến hôm nay mới chỉ có 2 ngày sau khi đoàn của Thủ tướng Phan Văn Khải kết thúc chuyến thăm Mỹ, Canada và Nhật Bản về đến Việt Nam. Đó là  một chuyến đi lịch sử như VietNamNet đăng tin nhanh hàng ngày, và được các bạn theo dõi sát sao. Hôm nay cũng là ngày có ý nghĩa trang trọng với một đất nước lớn trên thế giới, một cường quốc trên thế giới, đó là ngày Quốc khánh, ngày Độc lập của nước Mỹ.

Hôm nay chúng tôi mời các vị khách mời: Ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội, người đã tham gia trong đoàn đi của Thủ tướng, người đã viết rất nhiều, quan sát rất nhiều cùng với VietNamNet. Ông Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội, cũng là thành viên trong đoàn, cũng là người thường xuyên phân tích, trao đổi cùng với tôi để có những bài phân tích, bình luận cho các bạn trong thời gian VietNamNet đưa tin nhanh về chuyến thăm. Và đặc biệt có vị khách mời hôm nay là ông Phạm Đức Trung Kiên, Giám đốc Điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), một quỹ có thể nói là rất đặc biệt, là nhịp cầu cho giáo dục Việt Nam, trong thời gian ngắn thôi nhưng làm được nhiều việc. Độc đáo nữa là, tôi thấy, duy nhất đây là tổ chức được ghi trong thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó nhắc đến VEF như một nhân tố hợp tác, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Ông Phạm Đức Trung Kiên là một người rất độc đáo,  là nhân vật tôi trực tiếp phỏng vấn ngay sau buổi họp báo của Tổng thống Bush và Thủ tướng Phan Văn Khải tại Nhà Trắng.

Hôm nay, các vị khách mời sẽ cùng với tôi ngồi suy ngẫm lại chuyến thăm lịch sử. Cũng nhân ngày Quốc khánh Mỹ, tôi xin có một câu rất trang trọng nhưng cũng rất vui mà người Mỹ hay nói và Tổng thống Bush hay dùng khi kết thúc diễn văn của mình: God Bless America. Đôi khi tôi cũng có sử dụng pha một chút. Chẳng hạn, khi kết thúc bài phát biểu tại một diễn đàn ở Washington DC năm 2003, tôi cũng nói câu này và được mọi người ồ lên vỗ tay. Tôi chắc là ý nghĩa của câu nói này thật trang trọng.

Trước hết tôi xin mời các thành viên trong đoàn, các vị khách của chúng ta ngày hôm nay điểm đôi chút lại về chuyến đi. Dư âm của nó còn rất nhiều. Trước hết mời anh Dương Trung Quốc, anh có chút gì suy tư, kỷ niệm hay tự sự sau chuyến đi của mình hay không?


Ông Dương Trung Quốc:

Ông Dương Trung Quốc

Sau chuyến đi, đánh giá chung thì những người có trách nhiệm của đoàn đã có rồi. Còn đối với tôi thì đọng lại nhiều nhất là ý nghĩa lịch sử của nó. Điều này không phải riêng chúng ta đánh giá mà nhiều quan chức, chính khách, đối tác của chúng ta ở Hoa Kỳ, Canada đều ghi nhận. Suy nghĩ riêng tư là tôi đi với tư cách là một thành viên của nhóm nghị sỹ trong đoàn Chính phủ, nhưng đồng thời cũng là một người làm nghề có liên quan tới lịch sử cho nên cũng cảm nhận được một cách sâu sắc ý nghĩa lịch sử của chuyến đi này  trong tiến trình lâu dài của mối quan hệ Việt-Mỹ.

Tôi cũng đã thể hiện trên một số bài viết cảm nhận của mình và điều tôi thấy hết sức sâu sắc là hình như khi nói về quan hệ giữa hai dân tộc, người ta  thường nhắc đến một cuộc chiến tranh nhưng lại quên rằng còn có mối liên hệ khác nữa trong lịch sử. Chính vì thế, tôi có lấy tit ''Có một quá khứ không nên quên” đặt cho sêri bài trên VietnamNet. Trước khi đi, phát ngôn của bộ Ngoại giao có nhắc lại nguyên tắc của chúng ta trong quan hệ với Mỹ là không nên quên quá khứ, nhưng khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Tôi muốn làm vài trò của người nhắc sử rằng, quá khứ mà chúng ta có thể khép lại ấy là quá khứ liên quan đến cuộc chiến tranh, nhưng ngoài ra,  trước đó giữa hai dân tộc còn có quan hệ tốt đẹp mà chúng ta không nên quên.  Điều này tôi nghĩ rằng đã trình bày trong bài viết rồi. Tôi xin nhường lời cho mọi người.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Xin mời anh Sĩ Dũng:

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:  Chuyến đi có ý nghĩa lịch sử, nhiều người đánh giá như vậy. Về tầm vóc và ảnh hưởng của nó đến số phận của dân tộc thì sẽ có thể thấy được qua thời gian. Thường là một sự kiện quá lớn thì ban đầu ta không thấy được hết tầm vóc của nó, nhưng lịch sử và thời gian sẽ cho thấy nó ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh của đất nước của dân tộc cũng như mối quan hệ của hai nước. Nhưng ngay từ giờ có thể thấy ý nghĩa của nó hết sức to lớn, nó xác lập khuôn khổ rất quan trọng cho mối quan hệ giữa hai nước trong thế kỷ mới, thế kỷ đã bắt đầu, nhưng phần lớn còn ở phía trước. Một thế kỷ  mà Việt Nam buộc phải phát triển, phải tạo ra  những điều kiện tốt hơn cho sự phát triển. Và chuyến đi này đã đặt khuôn khổ hết sức quan trọng, nó khởi động những cố gắng để vươn lên xác lập mối quan hệ mới, hợp tác, hữu nghị, hai bên cùng có lợi.

Ý nghĩa tiếp theo, chuyến thăm không chỉ đặt nền tảng trong những hành vi thực tế mà nó còn có xác lập những cái rất lớn trong lòng người, trong cái cách mà chúng ta tư duy trong giai đoạn mới, quan hệ mới, làm thế nào mà xác lập một nền tảng dễ dàng hơn trong quan hệ giữa hai nước.

Ý nghĩa của chuyến đi - như anh Quốc nói, cũng đã được Thủ tướng và Phó Thủ tướng đánh giá chính thức rất rõ,  tôi không muốn nhắc lại. Nhưng tôi muốn nói một ý, có những việc thiếu sự khởi động thì rất khó diễn ra. Có thể các doanh nghiệp xếp hàng rồi, nhưng do thiếu người phất cờ thì diễn tiến không thể nhanh. Tất nhiên là sau khi tiến lên, hai bên còn phải xử lý rất nhiều vấn đề, nhưng thiếu một hành động phất cờ thì toàn bộ quá trình rất khó tiến triển.

Một ý nghĩa nữa của chuyến đi tôi muốn nhắc tới, là Thủ tướng đã đưa ra hình ảnh của Việt Nam mới, của Việt Nam sau 30 năm,  khác rất xa với Việt Nam 30 năm trước. Một Việt Nam đổi mới và có đủ điều kiện cả về kinh tế, chính trị, xã hội để vươn lên, xác lập một mối quan hệ không chỉ bình đẳng mà còn có lợi cho cả hai bên.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Anh Kiên, với tư cách là người khách quan, đứng ngoài quan sát thì anh thấy thế nào?

Ông
Phạm Đức Trung Kiên:

Soạn: AM 470192 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Phạm Đức Trung Kiên.

Tôi không phải là người ngoài mà là người đứng giữa. Với vai trò là Giám đốc điều hành của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) - chiếc cầu nối giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tôi có nhận xét thế này:

Rất nhiều người ở Hoa Kỳ và Việt Nam nói lên tính lịch sử của chuyến thăm này. Trong lịch sử, đây là lần đầu tiên một Thủ tướng Việt Nam sang thăm Tổng thống Hoa Kỳ. Rồi đây sẽ còn có nhiều cuộc thăm viếng như vậy nữa. Và chúng ta sẽ coi đó là một việc bình thường, sẽ có những đoàn  như đoàn Thủ tướng Việt Nam lần này sang thăm Hoa Kỳ để bàn những vấn đề quan trọng giữa hai bên. Tôi nghĩ, nếu chúng ta nhìn về lâu dài, chuyến thăm này có tính chất lịch sử vì nó là chuyến thăm đầu tiên, chứ không bởi cụ thể vì Thủ tướng Khải sang Washington.

Và tôi hy vọng cả hai bên đều nhìn thấy đây là quá trình để đa dạng hoá, bình thường hoá, thăng bằng hoá sự liên lạc, hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi rất lạc quan rằng trong tương lai, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiến triển tốt hơn nữa và chắc chắn sẽ cần thêm nhiều nỗ lực của cả hai bên, của nhân dân cả hai nước.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Đấy là tư duy chung. Còn bây giờ xin nói chi tiết một chút trong chuyến đi. Nhìn lại những chi tiết, những hồi ức - nói như ngôn ngữ viết sử vậy, có cái gì để chúng ta nhớ lại thấy vui vui để chia sẻ với độc giả VietNamNet?

Ông Dương Trung Quốc:

Cái cảm nhận của tôi, nhất là sau ý kiến của anh Kiên, thấy một điều: chặng cuối của chuyến thăm Hoa Kỳ là ở thành phố Boston, có thể coi đó như là cao trào, là điểm tích tụ lại kết quả chuyến đi, có cuộc gặp mặt do công ty IDG  đứng ra tổ chức, đã qui tụ được nhiều quan chức đương nhiệm của bang cũng như của thành phố, đặc biệt là có một số nhân chứng lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh như Thượng nghị sỹ Ted Kennedy, TNS McGovern. Phải nói ở hai góc nhìn khác nhau, giữa hai ông không phải đồng thuận hoàn toàn về các vấn đề liên quan đến Việt Nam. Người ủng hộ Việt Nam chống cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam ngay từ rất sớm, từ khi nó diễn ra là Ông McGovern, còn ông Ted Kennedy thì trong quan điểm cũng còn có những khác biệt. Khác biệt với nhau, nhưng hai ông lại rất đồng thuận trong việc đánh giá cao việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước, coi đó là lợi ích chung của hai nước đồng thời cũng là lợi ích chung của sự tiến bộ xã hội.

Tôi cũng cảm nhận được điều đó khi thấy hai ông John McCain và ông John Kerry, thuộc hai đảng khác nhau, nhưng cũng qui về một sự đồng thuận trong quan hệ với Việt Nam. Điều đó cho thấy, sự đồng thuận đó là hết sức quan trọng, sẽ đẩy mối quan hệ hai bên phát triển. Mặc dầu trong chuyến đi, chúng ta chứng kiến không ít những dòng nước ngược, tôi vẫn nghĩ điều đó là hết sức bình thường, quan trọng là thấy được xu thế.

Một sự kiện chúng tôi cũng ghi nhận ở chặng cuối, gắn liền với nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, là chúng ta thấy sự trân trọng của nước Mỹ hiện đại đối với Hồ Chí Minh. Từ khách sạn Omni Parker cho tới lời phát biểu ở hai đỉnh cao của khoa học công nghệ giáo dục khoa học công nghệ Hoa Kỳ là Harvard và MIT đều gắn với dấu tích của cụ Hồ. Nhưng điều quan trọng mà tôi thấy giữa hai chuyện này chính là sự học hỏi và hiểu biết lẫn nhau.

Có lẽ khi cụ Hồ sang bên Mỹ, có thể nói đó là nơi Cụ định cư sớm nhất ở nước ngoài mặc dầu đầu tiên là cụ sang Pháp, nhưng nơi đầu tiên định cư là Mỹ. Chắc chắn là cụ đã nghiên cứu rất nhiều về nước Mỹ, trong đó có cả thể chế chính trị của nước Mỹ và điều đó còn đọng lại cho tới ngày hôm nay: trong lịch sử cách mạng Việt Nam có rất nhiều di sản của nền văn hóa chính trị Mỹ,  từ lời Tuyên ngôn độc lập được trích dẫn cho tới tư tưởng của A. Lincoln về xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Nhưng tôi rất chú ý tới ý kiến của ông P. McGovern là,  khi tiếp nhận văn minh của Hoa Kỳ thì cụ Hồ cũng đã thổi vào đó một tinh thần Việt Nam và tinh thần của thời đại. Việc cụ Hồ sang đây học hỏi làm tôi nhớ tới một trong những văn kiện chính thức sớm nhất sau khi Việt Nam giành độc lập, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập, đã đặt vấn đề với Hoa Kỳ,  gửi những thanh niên ưu tú nhất sang học hỏi nền văn minh, nền công nghệ của Hoa Kỳ. Điều đó thể hiện ngay trong kết quả của chuyến đi này như ông Tổng Biên tập và anh Kiên đã nói, trở thành một cầu nối gắn kết hai quốc gia, hai dân tộc với nhau trước hết là sự hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau và hợp tác với nhau.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Cụ thể có chi tiết gì, hoặc là kỷ niệm gì trong chuyến đi vui vui mà ông muốn kể cho độc giả Việt NamN?

Ông Dương Trung Quốc:

Thực ra chi tiết thì rất nhiều, đây là một chuyến đi mà kết quả tỷ lệ thuận với cường độ của công việc. Có thể nói thông tin cũng như những quan sát của chúng tôi là rất nhiều. Phải nói thật, bản thân tôi cũng là người cầm bút viết báo nhưng chắc cũng phải tiêu hóa nó trong khoảng thời gian khá dài. Chỉ có điều tôi thấy tính liên tục của lịch sử có liên quan tới sự lặp lại của lịch sử - đó là cảm nhận có tính chất nghề nghiệp nhưng cũng riêng tư nhất của tôi khi được tham gia và chứng kiến các hoạt động của đoàn chính phủ.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Như vậy là sau 60 năm, kể từ năm 1946, Bác Hồ viết bức thư đầu tiên gửi tới Tổng thống Mỹ muốn thiết lập quan hệ với Mỹ. Rõ ràng là đến nay 60 năm, mong ước của Bác Hồ đã thành hiện thực. Tức là giữa hai nước có quan hệ mật thiết hơn, chính thức hơn, và có thể nói chắc chắn sẽ phát triển thân thiện hơn. Đối với anh Sĩ Dũng, anh có thể chia sẻ với bạn đọc những gì?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Có một số điểm. Trở lại 60 năm về trước - về bức thư, thực chất Bác Hồ dựa trên một điều rất sâu sắc ở phía sau bức thư đó, vì thực chất nước Mỹ rất coi trọng giá trị độc lập, đấu tranh giành độc lập. Bác Hồ cho rằng công cuộc đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam sẽ được người Mỹ thấu hiểu và ủng hộ. Tuy nhiên những trớ trêu của lịch sử lại tạo ra những khó khăn trong thời điểm nhất định.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Lát nữa chúng ta quay trở lại với vấn đề lobby....Chắc lúc đó chúng ta chưa có người lobby.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Ông Nguyễn Sĩ Dũng.

Hay là cái khác biệt của nền văn hóa, của thông tin rất lớn vì nước Mỹ là nước đã đấu tranh giành độc lập, ngày hôm nay là ngày Độc lập của nước Mỹ. Đối với Việt Nam, một dân tộc thà sinh tất cả, thậm chí cả một số giá trị đang bị phê phán, để giành được độc lập, thà hy sinh tất cả chứ nhất quyết không chịu mất nước, nhất quyết không chịu làm nô lệ. Thông điệp thì rõ, nhưng không có trao đổi thông tin làm cho hai bên chúng ta không thấu hiểu được nhau.

Quay trở lại những sự kiện có ý nghĩa thú vị. Đầu tiên phải nói đến việc Thủ tướng Phan Văn Khải vừa  xuống sân bay, chưa đến khách sạn, đã đến thăm một gia đình Việt kiều. Đó là thông điệp mạnh mẽ của người đứng đầu Việt Nam, của Nhà nước Việt Nam về tấm lòng đối với đồng bào ở Mỹ, coi đó là bộ phận của dân tộc. Có thể còn những chính kiến khác nhau, những tồn tại của lịch sử cần nhiều thời gian mới vược qua được. Nhưng chặng đường dài có đi mới đến. Bước đầu tiên có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Chủ động đi bước đầu tiên để vượt qua chặng đường dài có ý nghĩa rất quan trọng. Tôi nghĩ, dân tộc ta với tinh thần đoàn kết, khi có độc lập rồi, dựa trên giá trị lớn nhất đó, nhiều giá trị khác với thời gian sẽ được giải quyết. Thật không dễ chút nào nhưng với cố gắng và sự chủ động của Chính phủ, thì chúng ta sẽ vượt qua được. Chặng đường dài, nhưng có đi mới có đến.

Điều thú vị thứ hai, tôi muốn nhắc đến, đó là chuyến thăm hãng Microsoft của  Bill Gates. Thực chất, thế kỷ kinh tế tri thức gắn liền với huyền thoại, với tên tuổi của Bill Gates. Thông điệp của chúng ta rất rõ là nước ta đang cố gắng phần đấu xây dựng nền kinh tế phát triển, nền kinh tế tri thức với nền tảng của một chế độ tài sản, các quy định pháp lý về tài sản, về quyền tài sản trí tuệ. Về phía Bill Gates, ông ta cũng đưa 1 thông điệp rất lớn khi  ông hợp tác với Việt Nam. Bởi vì ông này cũng chỉ có 1 tài sản  rất dễ bị ăn cắp. Tài sản của Bill Gates là tài sản vô hình mà anh có thể ăn cắp rất dễ dàng. Tất nhiên, con người đó phải rất thận trọng:  nếu không có niềm tin vào một đất nước đang dám vươn lên để có một hệ thống pháp luật minh bạch, không chỉ bảo vệ tài sản hữu hình mà còn có khả năng bảo vệ tài sản vô hình thì làm sao ông ta dám hợp tác với đất nước như vậy. Như vậy, có thể thấy  thông điệp từ phía bên kia cũng là thông điệp mạnh - đó là điều  thứ hai mà tôi thấy ghi nhận.

Cái thứ 3 là việc rung chuông: New York là quả tim của nền kinh tế tư bản, tôi nói là kinh tế thị trường. Nhịp đập của thị trường chính là tiếng chuông của sở giao dịch chứng khoán. Nhịp đập ngày hôm đó bắt đầu bằng tiếng  chuông do Thủ tướng Phan Văn Khải rung, đây chính  là biểu tượng của đường lối phát triển kinh tế thị trường mà Chính phủ ta đã cam kết, tất nhiên là thị trường của mình có những định hướng giá trị về bảo đảm công bằng xã hội, những cái mà ta đang theo đuổi, theo từ mình đang dùng là định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết hợp thị trường với công bằng xã hội, phải tạo công bằng cho mọi người - đó là cái thứ ba.

Điều thứ tư là chuyến thăm Harvard, một hoạt động có thể hiểu như một thông điệp phát đi về  truyền thống hiếu học của người Việt Nam, sự sẵn sàng vươn lên trong thời đại mới của người Việt Nam. Còn rất nhiều cái khác đọng lại, nhưng tôi nhớ nhất đến những thông điệp như vậy.


TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Đối với anh Kiên thì sao? Anh đứng giữa quan sát thì anh thấy có những điều gì thú vị anh chiêm nghiệm và anh muốn chia sẻ với mọi người trong chuyến đi này?

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Sự kiện làm tôi thấy xúc động nhất là vào buổi sáng ngày 21 tháng Sáu, khoảng 9h, tôi đi xe đến phía Nhà Trắng. Đến sát bên hông Nhà Trắng thì bị an ninh chặn lại. Nhìn lại phía sau, tôi thấy một đoàn xe rú còi chạy đến.

Tình cờ, xe tôi đứng ngay đầu đường. Nghe tiếng còi và nhìn đồng hồ, tôi đoán rằng đó là xe của Thủ tướng Việt Nam. Trước đây, từng có thời gian làm việc tại Nhà Trắng, tôi đã nhìn thấy nhiều nguyên thủ quốc gia đến Nhà Trắng. Tôi cũng hiểu được những "protocol" (nghi thức), phương thức hoạt động của an ninh xung quanh Nhà Trắng. Lúc đó tôi nhận thức được rằng, xe đang chạy đến chắc là xe của Thủ tướng Việt Nam. Chỉ giây lát sau, tôi thấy cờ Hoa Kỳ và cờ Việt Nam trên xe, thì mặc dù biết rõ đúng là xe của Thủ tướng Việt Nam rồi, tôi vẫn thấy thấy xúc động.

Tôi có cảm tưởng bỗng dưng được chứng kiến một giây phút lịch sử. Đó cũng là một niềm vui khi thấy Việt Nam đã có một chỗ đứng sau bao nhiêu năm. Thời gian tôi làm ở Nhà Trắng, Hoa Kỳ đang áp đặt lệnh cấm vận, quân đội Việt Nam có mặt tại Campuchia. Khoảng cách giữa hai bên rất xa.

Đối với tôi, khoảnh khắc đó vô cùng đáng nhớ và sau này, tôi sẽ chia sẻ với con cháu tôi.  Rồi ngay sau đó, tôi nhìn thấy khoảng 200 người Việt kiều đứng biểu tình trước Nhà Trắng. Tôi cảm thấy hãnh diện vì nước Mỹ đã cho phép một nhóm thiểu số nói lên tiếng nói của mình như vậy khi một nguyên thủ quốc gia khác đến thăm. Hãnh diện vì nó nói lên sự tôn trọng của chính phủ Mỹ đối với quyền lợi của một nhóm thiểu số.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Bây giờ chúng ta quay trở lại chuyện bà con biểu tình. Các anh đánh giá thế nào? Bởi vì cũng có người bảo đúng là chúng ta vẫn còn tình trạng đó. Nhưng theo người ta đánh giá thì tỷ lệ, rồi theo như Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói, mọi người nói, dòng nước ngược đó này càng yếu đi thì thực sự có đúng không? Theo anh, anh Kiên, đánh giá thế nào?

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Tôi nghĩ việc bất đồng chính kiến là điều rất tự nhiên trong bất kì xã hội nào, dù xã hội tư bản hay CNXH hay các xã hội nào đứng giữa. Điều quan trọng là chúng ta có thể chấp nhận nhau, tôn trọng nhau, và miễn là quyền lợi của thiểu số vẫn được bảo vệ. Tôi nghĩ, những điều gì trong quá khứ thì không thể nào tẩy xoá được.

Những người phản đối chính sách của Việt Nam lúc này, phản đối sự hiện diện của Thủ tướng ở Mỹ, có lý do của mình và chúng ta không thể nào bảo họ không suy nghĩ như vậy được. Bởi lẽ chúng ta không sống qua giai đoạn lịch sử của bản thân họ.

Ý kiến của riêng tôi là phải tôn trọng quá khứ của họ và hy vọng khi thấy sự thay đổi ở trong nước, họ cũng từ từ thay đổi. Cá nhân tôi, tôi cũng thấy nhiều thay đổi, phải công nhận đó là điều tốt. Xu hướng mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là làm sao xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp hơn, bền vững hơn. Và Hoa Kỳ phải bắt tay vào làm sao giúp Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào quá trình hội nhập trên thế giới để con cháu có thể hãnh diện về người Việt Nam. Việc quan trọng là cần hướng tới tương lai.  

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Như vậy, theo đánh giá của anh Kiên - một người cũng ở trong cộng đồng, cũng được coi là Việt kiều, theo xu thế khách quan, chính bản thân anh cũng nhìn về phía trước. Nhưng bây giờ, vấn đề là các giải pháp, chắc là các anh Dương Trung Quốc và anh Sĩ Dũng cũng đồng quan điểm như vậy. Vậy thì giải pháp nào, theo các anh, để bà con gắn bó hơn, hiểu chúng ta hơn?

Soạn: AM 470196 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

Ông Dương Trung Quốc:

Tôi nghĩ rằng trong hiện tượng mà ta quan sát được,  thì có lẽ điều đó đã có tác động tích cực tới đoàn Việt Nam, kể cả với Thủ tướng. Chí ít là chúng ta cũng có cơ hội tìm hiểu thực tiễn của nước Mỹ,  hiểu biết nền thể chế chính trị nước Mỹ. Còn đánh giá phong trào Việt kiều nói chung thì trong phát biểu của Thủ tướng ngay từ đầu đã có.

Riêng với hiện tượng mà ta chứng kiến như thế thì tôi cũng hoàn toàn tán thành ý kiến của anh Kiên, tôi thấy nó cũng hết sức tự nhiên, như có những lúc, chính Thủ tướng phát biểu một cách hết sức đơn giản, rất sâu sắc khi xảy ra vụ việc trong buổi tiệc tối hôm đó: "Đời là như vậy''.

Nói như thế không có nghĩa buông xuôi, nói như thế để mọi người phấn đấu vươn tới. Thực ra trong chuyến đi này chúng tôi không chỉ quan sát các hoạt động của một số Việt kiều như các nhóm đó mà còn tiếp xúc với rất nhiều bộ phận Việt kiều khác,  tôi thấy  niềm tin nhiều hơn là sự quan ngại. Tôi cho rằng mọi cái sẽ qua đi,  chúng ta  sẽ tìm được tiếng nói chung mà tiếng nói chung đó chính là đất nước của chúng ta, đất nước chúng ta trong mối quan hệ với Hoa Kỳ bởi vì những người đó đều là đồng bào như cách nói của chúng ta, mặt khác họ cũng là công dân Hoa Kỳ 

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Tôi nhớ lại ngày đầu ở Seatle. Sau buổi họp báo thứ nhất xong, tôi đi ra ngoài cùng với một số anh em nữa. Tôi có nói chuyện với một số bà con. Lúc đấy bà con đang biểu tình. Có một nhóm mười mấy người. Tôi đứng nói chuyện cùng với vài anh nhà báo nữa, rất cởi mở thôi. Bà con đầu tiên cũng xỉa xói. Thế nhưng tôi nói một câu rất rõ ràng là: Con cũng ở Hà Nội sang đây bác ạ. Bác có chuyện gì nữa không? Bác có muốn hỏi gì Hà Nội không? Lúc đấy anh kia nói trước xong rồi tôi nói. Có lẽ khi nghe thấy dùng từ "Con", thế nên bà con tự nhiên là thấy có vẻ dịu giọng đi, bắt đầu đứng nói chuyện một chập. Rồi tôi cũng kể chuyện lại. Thì tôi cảm nhận được rằng,  lúc đầu tiên tôi nhìn thì tôi cảm nhận là cũng ghê thật, ồn ào nói xỉa xói, nhưng rồi khi dịu giọng lại nói chuyện thì thấy thực tâm bà con có khi lại nghĩ khác. Và trong đó cũng có những bà con, tôi cũng nói hình như là "Bác có về Việt Nam chưa?".  Bảo:"Tôi có về vài lần. Tôi hỏi: "Thế bác có gửi tiền về không?"  Bảo: "Có, thường xuyên vẫn gửi vì nhà tôi vẫn còn gia đình, còn người này người khác". Tôi nói: "Thế thì có nghĩa là bác đang ủng hộ chế độ trong nước, bác đi biểu tình làm gì nữa? ".

Thế nên, thực ra suy cho cùng tôi nghĩ rằng trong chuyện này nó cũng khó mà lý giải được. Rất là khó lý giải. Thực sự là trong tấm lòng đó, những con người đó, nói thẳng ra là có cả chuyện có những người biểu tình quá khích đánh tôi ngay ở trước cửa Nhà Trắng. Tôi bị hai cái gậy. Thực sự là như vậy. Thế nhưng, tôi vẫn có một linh cảm là,  đằng sau những hành động của một số người nào đó, bên trong họ không hẳn là như vậy.

Tôi chứng kiến cảnh ở Seattle,  khi  nói chuyện xong thì một số bà con xin tôi card visit, thậm chí còn bảo: " Sẽ viết bài góp ý xây dựng cùng với VietNamNet". Tôi trả lời :" Thôi các bác ạ, bây giờ con nghĩ là các bác về đi. Các bác đứng lâu rồi, không được cái gì cũng mệt mỏi, các bác về thì  hay hơn. Các bác muốn góp ý gì cho các vị lãnh đạo quốc gia, nếu cần gửi qua VietNamNet rồi con sẽ chuyển trực tiếp. Ở Việt Nam bây giờ, nói vậy chứ có thể góp ý thoải mái". Họ nói: "Cậu có chắc không?"  Tôi bảo: " Con dám chắc, con đảm bảo rằng được  ý kiến của các bác sẽ được trân trọng". Họ cũng có vẻ hể hả hơn.

Tôi cảm giác rằng, trong  những con người đó, có gì đó sôi lên hoặc có lúc không còn kìm được mình, nhưng mà trong thâm tâm, trong sâu thẳm con người họ vẫn là những con người Việt Nam của chúng ta, vẫn  khát khao với sự lớn mạnh của đất nước.  Anh Kiên về nước rất  nhiều lần, anh thấy, chúng ta cũng đang xây dựng một XH tốt hơn và đang đi lên. Bà con cũng mong muốn như vậy. Thế nhưng mà khổ nỗi là hai thế lực suốt ngày cứ choảng nhau như thế.

Bây giờ tôi muốn nghe các anh nói về các giải pháp. Anh Kiên và anh Sĩ Dũng, các anh thấy có giải pháp gì để kéo lại để chúng ta hiểu nhau hơn.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Anh Kiên là một công dân Mỹ có tự hào vì thiểu số được bày tỏ chính kiến, tôi thấy đó là chính đáng. Nhưng việc ấy xảy ra không chỉ ở Washington, mà ở cả Hà Nội mỗi khi kỳ họp QH nhóm họp. Họ là thiểu số, họ bày tỏ quan điểm của họ. Đó là những lời hô hào, thậm chí  có những lời kích động, nhưng tôi thấy họ bày tỏ chính kiến của họ. Tôi cũng hiểu những khó khăn khi không dứt được quá khứ, những tổn thất đằng sau những người đó. Nhưng tôi lại không tán thành việc anh Tuấn bị hai cái gậy. Điều đó không biểu hiện cho dân chủ, không biểu hiện cho những giá trị tự do của nước Mỹ mà bôi nhọ lên những giá trị mà rất nhiều người Việt biểu tình hô hào. Đó phải được coi là những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng quyền cơ bản của con người, quyền nhân thân, không tôn trọng danh dự và phẩm giá người khác, những  cái đó được viết trong tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền. Nếu những người đó thực sự có tấm lòng với dân quyền và nhân quyền thì có thể hô hào, dùng biểu ngữ bày tỏ, nhưng đánh đập người ta lại là những hành động không tô đẹp cho phong trào của cộng đồng.

Trở lại với cách mình làm thế nào, tôi nghĩ kinh nghiệm của anh Tuấn vừa rồi đó là một lời giải. Nếu nói chuyện được với nhau thì chúng ta thấy trong huyết quản của chúng ta chảy cùng một dòng máu. Một tiếng nói của anh Tuấn ''con ở Hà Nội sang'' - là một cái gì đó thiêng liêng sâu thẳm trong người Việt Nam, gắn kết người Việt Nam. Dù  muốn hay không thì máu trong huyết quản của những người đầu đen da vàng này là máu Việt Nam, văn hóa ngàn đời của người Việt Nam. Điều kiện để chúng ta đối thoại với nhau là hết sức quan trọng, và cần tạo cơ hội để đối thoại, chẳng hạn như anh Tuấn -  anh đã dám tiếp cận để đối thoại.

Đối thoại là bên nói bên nghe, bên kia có nghe, bên này có nói chứ không phải một bên hò hét đánh đập. Khi một bên không có điều kiện để nói,  thì không thể gọi là đối thoại. Nhưng điều kiện để đối thoại rất quan trong và mình phải tạo điều kiện để đối thoại. Bây giờ tâm niệm  từ cả hai phía là đừng đấu khẩu với nhau, mà phải tìm cách đối thoại với nhau vì rằng có một thực tế, tôi nghĩ những người đi mất mát rất lớn nhưng nếu người ta được đối thoại sẽ thấy những người ở lại cũng mất mát lớn không kém. Đó là một cuộc chiến tranh đầu rơi máu chảy. Cái thứ hai, cần phải thấy là ở trong nước hiện đang đạt rất nhiều tiến bộ trong mọi lĩnh vực, xã hội dân chủ hơn. Có một thông điệp rằng, dù sao chăng nữa mình phải thấy rằng (tôi không làm động tác tuyên truyền), đất nước mình trước đây thì có vua, vua là chế độ quân chủ, sau đó là chiến tranh, những giá trị dân chủ chưa có cơ hội nảy nở trên đất nước mình đâu, cơ hội mình xác lập chế độ dân chủ rất ngắn, nhưng trong  một thời gian ngắn như vậy mà mình đã đạt được những điều rất đáng trân trọng.

Tôi có thể nói một cách chân thực thế này: trong toàn bộ lịch sử của đất nước Việt Nam, chưa bao giờ người Việt trong nước lại có nhiều quyền dân chủ như bây giờ. Mình không so sánh với nước phát triển, mà so với lịch sử nước mình, với khó khăn do chiến tranh và với điều kiện chưa có cách mạng tư sản trước đó. Vấn đề không phải nói là táo Mỹ ngon mà phải trồng được cây táo Việt Nam. Anh trồng một cây táo Mỹ trên đất Việt không đơm hoa kết quả. Như vậy những giá trị có thể là chung, nhưng xây dựng thế nào, quản trị nó như thế nào trên đất nước Việt Nam, năng lực thực hành dân chủ trên đất nước Việt Nam mới là quan trọng.

Thời gian vừa qua ta đạt được rất nhiều điều về dân chủ. Điều đầu tiên mà ta đạt được rõ ràng là dân chủ xây dựng trên một nền kinh tế phát triển. Không thể nào sắm cà vạt cho một người mặc quần đùi được.

Các nước rất quan tâm đến tầng lớp trung lưu. Dân chủ là phải hình thành  tầng lớp dân chủ pháp quyền.  đó là điều chúng ta đang đạt tới, thiếu những cái đó thì cũng như anh xây ngôi nhà trên cát thôi. Bằng những cải cách kinh tế vừa rồi, mình tạo một nền tảng không chỉ về kinh tế mà cả một nền tảng xã hội hết sức quan trọng cho những giá trị dân chủ. Thiếu cái đó dân chủ chỉ là ảo tưởng thôi, những điều đó Việt Nam mình đang làm được.

Thứ hai,  không có ổn định thì làm sao có dân chủ. Nếu đánh nhau là hết. Con người ta, khi  an toàn tính mạng, nhân phẩm, tài sản không giữ được thì cũng đừng có nói giá trị cao hơn. Những cái này nếu chúng ta có điều kiện trao đổi, có thể thấy đất nước đã tiến một bước rất dài và sẽ có sự  thông cảm hơn. Những "cái bên ngoài đó",  tôi chia sẻ với anh Quốc, chưa hẳn đã là xấu, những cái đó có tác dụng thúc đẩy phát triển. Nếu mình tự mãn chắc gì mình đã tiến được nhanh hơn, nếu có cái nhìn triết học biện chứng, có thể thấy những cái đó không phải không có giá trị của nó.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Tôi thấy rất xúc động chứng kiến giây phút lịch sử khi hai vị nguyên thủ họp báo trong phòng Oval của Nhà Trắng. Tôi thấy cả hai ông đều xúc động. Và thái độ của Tổng thống Bush rất thân thiện, cởi mở. Tôi có cảm giác thật sự thân tình.

Quay trở lại chuyện Quốc hội - Thượng viện, Hạ viện mà như bài viết của anh trên VietNamNet, thì Hạ viện rất quan trọng, nhưng các ông nghị luôn luôn bị chi phối bởi cứ 2 năm một lần lo kiếm phiếu. Bây giờ có 1,3 triệu bà con Việt Nam mình ở đó. Làm thế nào để 1 triệu 3 người đó tác động lên những lá phiếu, lên những ông dân biểu... để có những chính sách có lợi, tốt hơn cho Việt Nam, thân thiện với Việt Nam thay vì chính sách như hiện nay gây khó cho Việt Nam.  Làm sao để cho những lá phiếu này có tác động tốt cho đất nước Việt Nam chúng ta!

Tôi có suy nghĩ về ý này từ cảm nhận trong lời của Thủ tướng Phan Văn Khải nói với bà con Việt kiều rằng bà con Việt kiều phát triển ở bên ngoài tốt có nghĩa là bà con cũng sẽ góp phần bảo vệ Tổ quốc. Chính VietNamNet giật cái tít đó. Vậy làm sao để bà con ủng hộ đất nước, làm sao để sức ép từ những lá phiếu phục vụ cho lợi ích của dân tộc chúng ta. Tôi xin dành câu hỏi này cho anh Kiên.

Lưu học sinh Việt Nam tại Mỹ theo đường VEF.


Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Tôi đã có một thời gian làm việc trong Quốc hội Mỹ,  và tôi đã nhìn thấy ảnh hưởng của lá phiếu từ các nghị viên và dân biểu. Anh Tuấn nói đúng, lá phiếu của Việt kiều có thể có tác động rất mạnh để giúp Việt Nam. Câu trả lời làm sao thuyết phục và tập trung những lá phiếu đó để có những chính sách tốt hơn, giúp Việt Nam trong các vấn đề kinh tế, giáo dục, kể cả quân sự hay các liên hệ khác đối với Hoa Kỳ....Tôi nghĩ đó là việc có thể làm được và vấn đề là cần một thời gian. Tôi thường nói với bạn bè rằng cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ và người Việt Nam ở trong nước cần học bài học của người Do Thái ở Hoa Kỳ và ở nước Do Thái. Nuớc Do Thái là một nước nhỏ,  thế yếu nằm giữa một biển người Ảrập nhưng vì sao nước Do Thái lại nhận được sự hỗ trợ rất lớn ở Mỹ suốt bao nhiêu năm nay?

Thông thường những vấn đề liên quan tới Do Thái đưa ra Quốc hội bỏ phiếu thì trong 100 phiếu, có đến 99 phiếu thuận. Một phiếu còn lại có thể do vắng mặt chứ không có bỏ phiếu chống. Vì người Do Thái tập trung được sức mạnh từ những lá phiếu của họ, và dùng sức mạnh về tài chính của họ để giúp đỡ những dân biểu trong nước.

Tôi nghĩ chìa khoá nằm ở phía Chính phủ Việt Nam, làm sao thu phục nhân tâm của đồng bào Việt kiều ở Mỹ, làm sao phát huy được vai trò của họ như vai trò bảo vệ Tổ quốc từ xa. Đó là vai trò thiêng liêng và tôi nghĩ người Việt nào cũng cảm nhận được. Chỉ cần có những chính sách, hành động "bước ra ngoài" như anh Tuấn vừa rồi mới làm. Nếu anh Tuấn không buớc ra ngoài nói chuyện với người biểu tình thì làm sao có sự thông cảm? Việc "bước ra ngoài" là điều cực kỳ giản dị đối với anh Tuấn và chính phủ Việt Nam cần có những động thái tương tự như vậy. Vì người chống đối biểu tình đòi hỏi có một cơ hội để phát biểu ý kiến riêng, hay nói cách khác là đối thoại. Đó là những người không có được cơ hội lên tiếng khi ở trong nước và bây giờ họ có cơ hội để lên tiếng về sự dồn nén của họ. Và nước Mỹ cho phép họ phát biểu ý kiến.

Tôi khẳng định việc này có thể làm được vì mình đã học được ở nhiều nơi, nhiều cộng đồng khác trong nước Mỹ. Họ làm được thì mình cũng làm được. Đó là việc tốt. Vì mình có thể chuyển đổi chính sách của một quốc gia lớn như Hoa Kỳ thông qua cách tập trung số phiếu trong Quốc hội. Thật ra Quốc hội Mỹ ra những chính sách về hành pháp nào mà họ thấy họ có thể thuyết phục được thì họ cũng sẽ thay đổi.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Theo anh đấy là cái bước ra. Chính sách thì rõ rồi - nghị quyết 36. Thế nhưng những biện pháp cụ thể nào, những chi tiết nào, theo anh có thể phác ra một vài ví dụ nào đó chẳng?

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất mà tôi đã nghe nhiều Việt kiều bên Mỹ đề nghị với Chính phủ Việt Nam trong những cuộc gặp gỡ là chính sách mới để giúp đỡ cải thiện nghĩa trang ngày xưa của quân đội miền nam. Tôi đi các tỉnh thành, tôi thấy nơi nào nào cũng có những nghĩa trang liệt sĩ rất sạch sẽ, tươm tất. Ngược lại, nếu chúng ta đến khu nghĩa trang Biên Hoà, Thủ Đức của miền nam ngày xưa thì không được như vậy, rất tồi tàn.

Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất thiêng liêng ở Việt Nam. Việt Nam có truyền thống văn hoá tôn trọng người đã mất.

Đó là một việc rất giản dị, có thể tiến hành được và nó tạo nên tình cảm rất tốt, một sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau cho cộng đồng Việt Kiều ở bên kia. Nhiều người rõ ràng đã lâu rồi không được về thăm, không được phép vào. Có những người đã chia sẻ những câu chuyện và đề nghị như thế này với Chính phủ Việt Nam cả trong Quốc hội lẫn Bộ Ngoại giao. Tôi thấy đó là một điều có thể chia sẻ được.

Ông Dương Trung Quốc:

Tôi có một suy nghĩ cá nhân. với tư cách là một người làm sử,  tôi thấy chuyện đó thật là một sự đáng tiếc. Ông cha ta có một truyền thống cao thượng.đối với những người phía bên kia đã thiệt mạng. Tôi đã nhiều lần nhắc đến những chuyện sau khi đánh thắng quân Thanh, ông cha ta cũng đắp mồ mả xây đền cho những quân sĩ tử trận, điều đó ít nhất là để yên lòng những người có tín ngưỡng vì họ cho rằng như thế để bớt nhũng nhiễu. Huống chi, đây lại là đồng bào của mình. Chưa nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nghĩa đồng bào. Do những biến cố chính trị, cả hai phía đều có những cộng đồng mất mát quá lớn.Vì thế ở cả hai phía đều có những nhóm thiểu số vẫn còn nhiều thù hận, còn rất nặng nề với quá khứ.

Tôi nhớ lại câu chuyện của ông Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Hà Nội khi chia sẻ nói với hai ông Thượng nghị sĩ ủng hộ Việt Nam. Đó là chuyện 50 năm sau cuộc chiến giữa hai miền Nam, Bắc nước Mỹ. Câu chuyện rất cảm động. Họ kỷ niệm một trong những trận đánh ác liệt nhất thời chiến tranh. Những người cựu chiến binh năm xưa giờ đã 70, 80 tuổi, chia làm hai phe, phe tiến công, phe phòng ngự, nhưng thay vì súng và gươm, các cụ cầm ba toong xông vào và ...ôm chầm lấy nhau. Đó là một biểu trưng của sự hoà giải, của thời điểm thực sự kết thúc cuộc chiến.

Tôi nghĩ, cuộc chiến tranh Việt Nam không hoàn toàn như thế. Nhưng tôi nghĩ cuối cùng cũng phải để đi vào quá khứ. Đã 30 năm rồi và tôi nghĩ cũng đã đến thời điểm chín muồi để có một biểu trưng về sự hoà giải,

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Những người Việt kiều chống đối bên kia có những sự mất mát rất lớn lao trong quá khứ và có nhiều cái, theo tôi, chính phủ Việt Nam không thể nào thay đổi được. Tuy nhiên vẫn có những cái mình có thể thay đổi, hàn gắn được. Tôi thấy, một khi Chính phủ Việt Nam đã quyết định làm gì thì làm được. Mỗi lần người Mỹ tìm được hài cốt của một quân nhân Mỹ, Chính phủ Việt Nam hợp tác với chính phủ Mỹ làm một buổi lễ rất long trọng tại phi trường để đưa xác về.

Mỗi lần tôi nhìn thấy hình ảnh đó tôi có một nỗi buồn, vì Việt Nam làm được cho người Mỹ mà Việt Nam vẫn chưa làm được cho người Việt Nam.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Anh Quốc nói ví dụ rất hay về người Mỹ sau cuộc chiến tranh giữa miền Nam miền Bắc phải mất 50 năm để hòa giải. Hy vọng, nước ta mất 30 năm sẽ  ngắn hơn nước Mỹ. Anh Kiên nói Chính phủ Việt Nam muốn làm là làm được. Đúng là Chính phủ có vai trò quan trọng, nhưng cũng như Chính phủ Mỹ thôi, sự ủng hộ đằng sau của xã hội bao nhiêu thì chính phủ có thể làm được. Nếu nói Chính phủ Mỹ dựa vào dư luận để ra quyết định còn chính phủ Việt Nam thì không cũng không phải. Rõ ràng sự ủng hộ đằng sau của những người chịu mất mát từ phía bên này rất quan trọng, Vì chiến tranh hai bên đều mất mát cả, đạn bắn vào thịt da gây hậu quả như nhau. Và nói thật là Mỹ, đồng minh miền Nam, với bom napal, với hàng triệu tấn bom ném xuống cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam thì những mất mát ở bên này nhiều vô cùng vô tận, không kể xiết.

Có thể bên kia có điều kiện để nói lên mất mát của mình và phản ứng như vậy, bên này người ta không đứng ra ngoài đường để nói, nhưng mỗi quyết định của Chính phủ không thể thiếu sự cân nhắc, sự ủng hộ của những người bên này. Dù gì thì quyết định của Chính phủ cũng rất  khó khăn. Bóng ở trong chân ai thì đá cũng khó, đá theo luật chơi, không phải thích đá thế nào thì đá. Nhưng quyết định về chính sách, sự ủng hộ của công chúng hết sức quan trọng, chúng ta mong sự ủng hộ, sự hòa giải đến được từ cả hai phía, sự chấp nhận của dân chúng trong nước ngày càng nhiều hơn.

Chúng ta cũng phải thấy rằng bom đạn Mỹ là quá lớn, rồi lại thêm chất độc da cam, bom napal, B52... hơn chiến tranh thế giới thứ hai, rải xuống đầu dân là chủ yếu. Phải thấy có cả điều đó chứ không phải mọi sự đều dễ dàng.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: Vâng, hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể bước qua được tất cả, người của chúng ta cả hai phía đều vì  lợi ích chung của dân tộc, nghĩ đến cái lớn lao hơn, cả bà con ở bên đó, cả bà con trong nước cũng thế, vì bà con trong nước cũng có nhiều người có hy sinh mất mát trong cuộc chiến này.

Vậy các anh nhìn nhận thế nào về tương lai? Bây giờ chúng ta bắt đầu đi được một bước đi quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận một thực tế: Mỹ là nước mạnh nhất trên thế giới. Có nhiều người nói nước Mỹ là khổ, nước Mỹ muốn làm lãnh đạo thế giới mà làm lãnh đạo là khổ chứ chẳng sướng gì. Do đó là, cứ cho rằng Mỹ đang muốn làm lãnh đạo thế giới, nếu quan hệ được với một cường quốc trên thế giới để họ hiểu, thông cảm và tạo điều kiện cho phát triển nhiều hơn thì tôi nghĩ cũng là tốt cho đất nước chúng ta. Trong tương lai, từ bước đi khai thông này, chúng ta làm được gì và trước mắt chúng ta còn những trắc trở gì cần phải khai thông tiếp?

Ông Dương Trung Quốc:

Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta đã coi đó là một cái mốc lịch sử thì cái mốc lịch sử đó cần được kiểm định bằng cả một chặng đường lịch sử rất dài. Và chính vì thế, có lẽ một trong những điều làm chúng ta hết sức suy nghĩ là hậu chuyến đi này sẽ như thế nào? Tức là, nghĩ đến việc tiếp theo phải làm thế nào mới là điều hết sức quan trọng.

Tôi có một nhận xét đã đăng trên một bài báo là, trong suốt chuyến đi này tôi không thể thấy phía bên nào, kể cả những người đã từng đối mặt nhau không chỉ trong chiến tranh, mà còn đối mặt cả về ý thức hệ, cả hệ thống những quan điểm khác nhau, đã không nhắc lại những chuyện đó nữa và nếu như chúng ta tìm thấy một quan điểm chung giữa hai bên, thì theo tôi, đó là một sản phẩm của toàn nhân loại đã tồn tại từ rất lâu rồi - đó là kinh tế thị trường. Việt Nam đã tiến lên kinh tế thị trường rồi, chúng ta cũng quyết tâm hội nhập với nền kinh tế thế giới, với mục tiêu hết sức cụ thể là gia nhập WTO và phía Mỹ cũng ủng hộ chúng ta rồi. Trên thực tế khai thông chuyện đó đã tạo ra những hiệu quả hết sức to lớn,  từ việc chống cấm vận cho tới ký hiệp định song phương Việt Mỹ, nó thể hiện rất rõ.

Một điều nữa là  giữa Việt Nam và Mỹ có tiếng nói chung mà chúng tôi hồi nãy có nhắc đến là chung một mục tiêu, thể hiện ở hai bản tuyên ngôn độc lập, điều đó tạo ra sự chấp nhận các sự khác biệt với nhau và tạo ra chỗ đồng thuận để phát triển. Chắc chắn sự phát triển quan hệ giữa hai nước sẽ có sự tác động tích cực mà tôi nghĩ đây là chiến lược của các nhà lãnh đạo vì lợi ích chung. Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong khi đang hào hứng với các kết quả của chuyến thăm thì cũng hết sức lo lắng về các bước đi tiếp theo thế nào? Chính vì thế, đội ngũ doanh nhân cũng xác định đây là cơ hội lớn, nhưng nếu anh không nắm bắt cơ hội này, không lợi dụng cơ hội này thì đôi khi tác động chưa chắc đã là tích cực...

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Việc Tổng thống Mỹ hứa năm tới sẽ sang thăm Việt Nam là một sự kiện tiếp theo rất quan trọng. Đó cũng là một quyết định khó khăn,  nếu tạo được điều kiện để chuyến đi của ông Bush thuận lợi thì chúng ta nên tạo các điều kiện đó. Bước thứ hai rất cụ thể ta có thể làm liên quan đến các cam kết các DN Hoa Kỳ cũng rất lớn, đã cam kết rồi thì thực hiện nghiêm chỉnh. Cần thấy rằng,  hành vi của con người trong lĩnh vực kinh tế tuân thủ quy luật  lợi nhuận - dù nói gì đi nữa cũng vẫn là lợi nhuận. Đó là quy luật khách quan không thể khác được. Nếu chúng ta hợp tác không có lợi nhuận thì quan hệ rất khó.

Mô hình nước Mỹ có 3 hệ thống mà mình phải xử lý quan hệ trên cả 3 mặt: nhà nước, nhóm doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp) và xã hội công dân. Quan hệ nên tiến hành trên cả 3 tuyến.

Tuyến quan hệ Nhà nước khởi đầu là Thủ tướng mình thăm Mỹ, Tổng thống Mỹ hứa thăm mình, tất nhiên thực tế không phải mọi sự sẽ thuận cả.

Tiếp theo là tuyến doanh nghiệp, rõ ràng động lực ở đây rất lớn. Người Mỹ quan hệ là phải có lợi ích, phải hai bên. Các doanh nhân ở Mỹ rất mạnh, ngang ngửa với nhà nước, nó có thể làm rất nhiều điều mà nhà nước chưa chắc có thể làm được. 

Thứ ba là xã hội công dân thì Việt kiều mình là 1 mảng, trong Việt kiều có nhiều tổ chức như hội, học bổng, hỗ trợ người mù... Tôi nghĩ mở rộng ta có cơ hội đối thoại và hiểu nhau. Cuối cùng tôi nói hiểu biết là quan trọng, lợi ích là quan trọng.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

 Anh Kiên, anh thấy thế nào?

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Tôi thấy nhìn về phía trước chúng ta cần chuẩn bị đón những điều không ngờ. Năm vừa rồi, chúng ta đã nhìn thấy bài học đó rồi. Có ai ngờ đâu kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 6 tỉ USD.

Sắp tới, tôi nghĩ sẽ có những cái bất ngờ và cả hai bên cần chuẩn bị tư tưởng đối phó, về kinh tế hay nhiều mặt khác thì không thể biết rõ, nhưng tôi chỉ tiên đoán như vậy.

Anh Dũng nói đúng, hệ thống ở bên Mỹ cực kỳ phức tạp và to lớn, quyền lực phân chia theo cách xếp đặt từ những người lập quốc ở Mỹ đã thế rồi - không tập trung. Để thông hiểu và có thể lợi dụng được những trung tâm quyền lực ở bên đó là việc cực kỳ phức tạp. Có lẽ phía Việt Nam nên tìm những người bạn đã hoạt động trong các trung tâm quyền lực đó để giúp ý kiến, tư vấn và lèo lái con đường cho dễ hơn. Đó là bài học của nhiều quốc gia khác. Cần có sự tư vấn từ những người hết lòng vì quyền lợi của hai bên. Tôi nghĩ đó là việc rất quan trọng.


TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Về kinh tế?

Ông Phạm Đức Trung Kiên: Về kinh tế và nhiều mặt khác nữa tôi không biết được...

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Quay trở lại vấn đề từ sự hiểu biết nhau rồi tất cả sẽ xích lại gần nhau. Xét cho cùng, nhân tố thông tin, truyền thông là rất quan trọng. Chuyến đi vừa qua cho thấy một điều là, rõ ràng một vị nguyên thủ quốc gia của chúng ta đã bắt đầu chấp nhận và đương đầu được, sống được với một không khí bất đồng chính kiến. Có những thời điểm rất kịch tính, như trong Gala Dinner thì thái độ Thủ tướng rất là bình thản. Sau đó tôi thấy Thủ tướng thực sự bình thản, nói chuyện không có một chút gì vướng bận bởi hành động xúc phạm. Tôi nghĩ đấy là sự thể hiện là các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng quen dần và hiểu dần với văn hóa như vậy.

Vậy thì vai trò truyền thông như thế nào, truyền thông giữa hai quốc gia. Tôi cảm giác truyền thông của chúng ta vẫn còn dè dặt, vẫn còn chưa có sự mạnh bạo, đột phá ra bên ngoài, rồi chúng ta chưa thực sự đem lại những thông tin, những cái giá trị của nước Mỹ để cho người Việt Nam hiểu. Nên chăng chúng ta có ngành học American Study, Hoa Kỳ học để người ta hiểu hơn về xã hội Mỹ. Bởi vì phải hiểu thì mới thì mới chơi được, thậm chí đánh nhau cũng phải hiểu nhau mới thắng được. Có hiểu thì mới chơi được với nhau chứ không thì không chơi được. Thế thì trong chuyện này các anh có ý kiến gì, có hướng gì để truyền thông chúng ta mạnh hơn.

Thời gian gần đây tôi thấy, dịp 30-4, tôi thấy truyền thông nước ngoài đến nước ta rất nhiều và viết nhiều bài, đa phần có tác dụng rất tích cực. Về chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng có tới 1.500 bài viết, tạo ra một dấu nhấn, một hiện tượng báo chí rất đậm ở nước Mỹ và đánh giá tổng quan là rất tích cực. Vậy bây giờ chúng ta phát huy những cái này lên như thế nào? Những giải pháp nào để truyền thông mạnh mẽ hơn giữa hai quốc gia? Anh Kiên có ý kiến gì không?

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Trước hết tôi có lời khen VietNamNet. Hôm họp ở Boston, ông Thomas Vallely, một người bạn lớn của Việt Nam,  trong lúc chờ đợi Thủ tướng vào phòng họp đã chia sẻ một câu chuyện rất thú vị là: muốn theo dõi tin tức nóng hổi nhất về chuyến thăm của Thủ tướng thì cần vào VietNamNet (cười). Tôi cũng biết điều đó vì chính bản thân tôi, mặc dù dự rất nhiều cuộc họp, nhưng hễ có thời gian rảnh là tôi vào VietNamNet để tìm hiểu thêm bài vở viết về độc giả Việt Nam theo dõi như thế nào. Tôi cũng muốn biết thông tin đến Việt Nam qua anh Tuấn viết và chuyển về nước như thế nào.

Tôi nghĩ sự nhạy bén của báo chí Việt Nam đang đi lên nhưng có thể tốc độ chưa được như ý muốn, nhất là trong những chuyến đi phức tạp như vừa rồi. Tôi nghĩ nó phức tạp vì có biết bao nhiêu cuộc họp. Song anh Tuấn có một may mắn là từng đi học ở Mỹ rồi, biết nước Mỹ rồi và dễ làm việc hơn. Nếu không thì choáng. Những phương tiện cực kỳ giản dị mà anh Tuấn đã có sẵn, chuẩn bị sẵn để đối phó với sự thay đổi giờ giấc ở bên đây thôi.

Tôi thấy đó là những bài học mà Tuấn nên chia sẻ với các bạn trong nước để tạo sự cạnh tranh. Không có gì độc quyền mà tốt cả, kể cả VietNamNet (cười). Nếu tạo được sự cạnh tranh  lành mạnh để thúc đẩy truyền thông đi lên thì VietNamNet mới thực sự đóng góp vào sự đi lên của xã hội nói chung.

Ngoài ra, ở Hoa Kỳ cũng có những tổ chức sẵn sàng sang Việt Nam để giúp đỡ, huấn luyện chuyên môn về báo chí mà anh Tuấn cũng có nhiều quan hệ. Đó là hình thức như anh Dũng nói, "civil society".

Ông Dương Trung Quốc:

Tôi nghĩ là truyền thông hết sức quan trọng làm cho chúng ta hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau. Không có gì mạnh mẽ bằng hiện thực mà hiện thực muốn được thể hiện thì phải thông qua các phương tiện truyền thông.

Riêng tôi có một góc nhìn khác, đó là làm sáng tỏ lịch sử, kể cả lịch sử chiến tranh  sẽ giúp giải quyết quá khứ. Hiểu nghĩa khép lại không có nghĩa là cất đi, mà từ thực tiễn đó có thể tìm ra các bài học hợp tác.

Ngay trong chuyến đi vừa rồi, tôi có gặp một người Mỹ, từng là sỹ quan tình báo của Mỹ, người thẩm vấn các chiến sỹ Hải quân Việt nam đầu tiên sau sự kiện Vịnh Bắc bộ. Ông này là người viết khá nhiều bài về sự kiện Vịnh Bắc bộ  như là scandal để gây ra cuộc chiến tranh miền Bắc Việt nam. Chúng tôi đã trao đổi với nhau và sau đó tôi có nhận được mail của ông. Sách của ông cũng được in ở miền Bắc rồi. Ông ta cũng nói rằng có thể hợp tác với nhau về nghiên cứu về các sự kiện lịch sử cũ làm sáng tỏ quá khứ để chúng ta tránh được các sai sót và khai thác các cơ hội để tăng cường sự hợp tác và phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Mỗi lĩnh vực đều có thể phát huy được. Lấy ví dụ trong quốc hội, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường cùng với  anh Sỹ Dũng, người làm những công việc có tính chất kỹ thuật của quốc hội,  tạo cơ hội để hiểu biết hai cơ quan này. Đến nay,  mặc dù sự hiểu biết chưa  thực sự sâu sắc,  nhưng  phải thừa nhận việc lobby là một phương thức hết sức có hiệu quả ở Mỹ.

Ngay trong chuyến đi vừa rồi chúng tôi có dành thời gian để gặp gỡ các đại biểu quốc hội, họ đều rất có thiện chí ủng hộ chúng ta,  mặc dù có những người có quan điểm khác biệt chúng ta. Tôi nghĩ rằng  khi đặt sự hiểu biết ấy trên nền tảng hiểu biết chung của hai nhà nước đang trong xu thế phát triển chung, thì  mọi cách biệt đều tìm được tiếng nói chung.

TBT Nguyễn Anh Tuấn :

Xin mời anh Dũng?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Quan trọng ở tầm quốc gia phải có chiến lược truyền thông. Có rất nhiều vấn đề như tự do, dân chủ, nhân quyền, ở các địa phương lúc này lúc khác không phải không có hiện tượng "miscommunication" (truyền thông sai lệch), "miinformation" (thông tin sai lệch), rất nguy hiểm. Nếu  thông tin không đầy đủ  thì cũng gần như một lời nói dối. Ví dụ ở Việt Nam mình có chuyện xem voi,  ông thì bảo nó như cái quạt, ông thì bảo như cái cột nhà, chổi xể... Thông điệp ở đây rất rõ: nếu thông tin chỉ được chốt ở một góc cạnh, thì hình ảnh đưa ra sẽ hoàn toàn khác.

 Rõ ràng cần một chiến lược thông tin để thấy được rằng, với những cố gắng trong hoàn cảnh như vậy, điều kiện lịch sử như vậy, điều kiện kinh tế xã hội vậy thì những cái làm được như thế này ở ta thời  gian qua là một thành tựu rất lớn. Nếu mình không so sánh với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước thì không thấy được những thành tựu đó.

Muốn phản ánh được đúng thực tế,  mình phải có một chiến lược truyền thông, và truyền thông đó phải hiện đại. Nói tràng giang đại hải là không nói được gì. Vấn đề truyền thông không phải là của người nói mà 90% là của người nghe. Truyền thông hiện đại là nói có người nghe, người đọc. Không thể có chuyện báo chí viết tràng giang đại hải hàng trăm bài nhưng không có ai đọc. Truyền hình cũng vậy. Phát là phải có người xem. Không nên như trong câu chuyện cười: người ta so sánh TV cũng giống như bà vợ hay nói, chỉ có điều khác là tắt được mà thôi.

Toàn bộ các phương tiện truyền thông chỉ có ý nghĩa nếu anh phát huy công nghệ, kỹ thuật để người ta nghe, mà người ta nghe thì anh không chủ động được. Không phải là nhiều, qua báo chí, qua báo Internet kỹ thuật phải được cải tiến. Tất nhiên tôi ghi nhận VietNamNet rất khá, nhưng trên Internet cách thể hiện phải khác, làm thế nào để người ta đọc, như anh Kiên anh quan tâm đến chuyến đi của Thủ tướng thì không bắt mắt anh cũng đọc, nhưng nếu báo chí không bắt mắt người ta không đọc, theo tôi phải đào tạo lĩnh vực này.

Rõ ràng ở Quốc hội các nước, cũng như ở Chính phủ, các  Bộ trưởng các các nước đều có người phát ngôn vì truyền thông hết sức quan trọng. Mình có Bộ VHTT làm sao biết chính sách tất cả các bộ nếu bộ đó không có bộ phận làm truyền thông.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Tôi nghĩ rằng phải đổi mới tư duy truyền thông.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

 Theo tôi phải có người phát ngôn của Bộ trưởng, phải đối mặt với về báo chí thì mới truyền thông được. Chúng ta phải chủ động xây dựng hình ảnh một nước Việt Nam mới đang biến đổi và đã khác xa so với trước. Phải có chiến lược làm cái đó, ngoài ra còn cần công cụ kỹ thuật và cũng phải đào tạo.

Bây giờ mình in ấn nhiều sản phẩm, tôi biết truyền thông kiểu đó không có giá trị lắm,  không biết người ta có đọc hay không. Cũng có thể có người đọc để nghiên cứu, nhưng đó không phải là truyền thông để có hình ảnh Việt Nam mới. Mà hình ảnh đó thì rất quan trọng cả về đầu tư, cả đối với tấm lòng của Việt kiều và thứ ba là hỗ trợ cho những tờ báo thành đạt về mặt này, ví dụ như VietNamNet, Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong... là những báo đã có hỗ trợ cho những cái đó để vươn lên làm tốt.

Tôi nghĩ nên theo hướng như vậy- như anh Quốc nói tăng cường hoạt động lobby cũng là một hoạt động truyền thông, cách đó định hướng hơn, hướng đến  nhóm đối tượng có thể tác động lên chính sách. Tôi nghĩ chuỵện lobby Quốc hội Mỹ, ta có những người ủng hộ hết tấm lòng, không có những người như vậy thì sẽ có nhiều khó khăn. Sắp tới, họ đến tuổi về hưu, sẽ vắng những người như John McCain, John Kerry thì không biết mình chống được bao nhiêu. Rõ ràng mình nhân nhiều ông như ông John Mc Cain, vấn đề là làm sao xây dựng để có những người như vậy để giữ mối quan hệ, tiếp tục phát triển.

Soạn: AM 470206 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 


TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Hoặc là World Bank trên diễn đàn ở New York chẳng hạn, các anh nhớ là diễn đàn đầu tư đấy, Tổng giám đốc WB Việt Nam đứng lên phát biểu nói về môi trường đầu tư ở Việt Nam đang phát triển tốt, đang ngày càng được cải thiện. Điều đó sẽ hơn chúng ta tự nói ra rất  nhiều. Đấy cũng là cái cách, cái chuyện tư duy truyền thông phải không anh. Tôi nghĩ là cách tư duy, cách làm. Chúng ta phải đổi mới. Các anh có để ý, trong đoàn đi chúng tôi luôn  cố gắng phỏng vấn những nhân vật có uy tín ở nước Mỹ như ông McCain, ông R. Amitage, như ông Lary Summers, những người hiểu Việt Nam,  chứ  không phỏng vấn người của chúng ta, để người bên kia đánh giá sự việc thì sẽ khách quan hơn và có sức thuyết phục hơn. Thì đó cũng là một cách tư duy truyền thông. Như anh Sĩ Dũng nói là chúng ta phải có chiến lược truyền thông. Và chiến lược truyền thông đó cần có tư duy truyền thông mới, chủ động hơn, cách làm mới hơn.

Có lẽ thời gian cũng đã quá dài rồi, có nhiều vấn đề để nói. Chúng tôi nghĩ rằng đây là một sự kiện lịch sử và chúng ta có nhiều cái để nói về nó, còn nhiều điều phải làm tiếp. Như các anh vẫn nói là chuyến thăm mở ra một cơ hội, mở ra một bước tiến mới nhưng nếu chúng ta không tận dụng được vận hội mới này trong thời gian tới để mà nắm bắt lấy nó thì có khi  lại chưa chắc đã tốt.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng:

Như anh Kiên nói một ý rất hay, bây giờ mình đi thăm họ rồi, cũng tương tự như giờ hai người đã ra sàn nhảy, anh mà không nhảy thì ngộ quá, hoặc nếu chỉ có một người nhảy còn một người không thì cũng rất dở.

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Thì cùng phải nhảy với nhau thôi.

Ông Phạm Đức Trung Kiên:

Tôi xin góp một ý cuối cùng. Tôi nghĩ quan hệ hai bên cần có một tảng đá làm nền. Có lẽ tấm nền lớn nhất là ông cựu Thứ trưởng Ngoại giao Richard Armitage - một người nói tiếng Việt rất sõi và từng sống ở Việt Nam trong một thời gian dài, rất hiểu Việt Nam đã nói trong bài diễn văn buổi trưa ngày 21/6: "Không có gì qúy bằng độc lập tự do". Tôi nghĩ đó là hòn đá nền lớn nhất giữa hai nước. Và nếu chúng ta thực sự chia sẻ quan điểm ấy, thì nền tảng quan hệ giữa hai nước sẽ rất lâu bền.

Hôm nay nhân ngày Độc lập của nước Mỹ, chúng ta nhớ tới lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

TBT Nguyễn Anh Tuấn:

Vâng, như vậy chúng ta cùng chia sẻ lại câu nói của Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Và hôm nay cũng là một ngày rất trọng đại của nhân dân Mỹ, một lần nữa tôi xin chúc cho nước Mỹ thịnh vượng, ngày càng phát triển tốt và có lẽ thêm một chi tiết nữa mà mọi người Mỹ đang rất mong muốn, đang rất khát khao, đó là cuộc sống yên bình, an toàn. Và một lần nữa nhắc lại một câu mà Tổng thống Mỹ hay nói khi kết thúc diễn văn của ông, đó là God Bless America.

Xin chào các bạn.

Ý kiến của các bạn về những vấn đề nêu trong Bàn tròn:

VietNamNet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,