,
221
10706
Qua đường dây nóng
daynong
/bvkh/daynong/
1242754
Tài xế xe buýt đuổi người khuyết tật xuống đường
1
Article
10701
Bảo vệ Người tiêu dùng bằng Thông tin
bvkh
/bvkh/
,

Tài xế xe buýt đuổi người khuyết tật xuống đường

Cập nhật lúc 07:50, Thứ Tư, 28/10/2009 (GMT+7)
,

- Hai người tàn tật ngồi xe lăn được bạn bế lên xe buýt, tài xế đuổi xuống với lý do: "Đây không phải là xe tải".

Xe buýt không phải xe tải 

Xe buýt
Người lái xe buýt đã bỏ lại hai người tàn tật

9h30 sáng 18/10/2009, anh Nguyễn Công Hùng và chị Nguyễn Thảo Vân (hai hành khách đi xe lăn) cùng 7 người bạn ở Trung tâm Nghị lực sống (Hà Nội) bắt xe buýt tuyến 36 tại Bến xe Linh Đàm, gặp xe 30S-3286.

Anh Hùng kể: "Như mọi khi, một người bế tôi, một người gấp xe lăn cho lên xe, nhưng ông tài xế cáu kỉnh nói: “Chỉ cho người đi, xe lăn không được cho lên”. Chúng tôi trả lời: "Chúng tôi phải ngồi xe lăn, không có xe thì đến khi xuống xe chúng tôi làm sao đi lại được" thì ông này bỏ vào quán nước bên hè ngồi".

Được sự ủng hộ của nhiều hành khách trên xe buýt, anh Hùng mạnh dạn để các bạn bế mình lên xe và ngồi đợi tài xế. Tuy nhiên đến giờ xe chạy, tài xế lên xe, đuổi hai người khuyết tật xuống và nói: "Đây không phải là xe tải".

"Đây không phải xe tải - lẽ nào người khuyết tật chúng tôi chỉ như một món hàng thôi sao?" - anh Hùng chua xót nói.

Nhóm hành khách ngay lúc đó đã gọi cho tổng đài của Xe buýt Hà Nội để hỏi câu này và nhận được trả lời: “Chúng tôi sẽ giải quyết”. Thế là cả nhóm đành xuống xe, chờ chuyến khác. 

Xe lăn: Hành lý công kềnh?

Ngay khi nhận được câu hỏi từ VietNamNet, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội đã có ngay trả lời như sau:

"Sáng ngày 18/10/2009, xe buýt biển kiểm soát 30S-3286 tuyến 36 do lái xe Nguyễn Đức Hùng điều khiển. Trong khi thực hiện nhiệm vụ lượt 9h36 đã từ chối không chở 2 chiếc xe lăn của hành khách Nguyễn Công Hùng và Thảo Vân là người tàn tật do cồng kềnh, chiếm diện tích gây cản trở lối đi. Ngoài ra trên xe buýt hiện tại chưa có hệ thống giá đỡ, thiết bị chuyên dụng để vận chuyển xe lăn nên có thể gây nguy hiểm tới các hành khách khác khi xe vận hành trên tuyến.

Ban chỉ huy đội xe nhận được thông tin qua đường dây nóng đã yêu cầu xe 29S-3030 chạy sau tạo điều kiện, bố trí chỗ ngồi hợp lý giúp đỡ anh Hùng, chị Vân lên xe."

Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội cho biết, Hội đồng xử lý kỷ luật Xí nghiệp nghiêm khắc nhắc nhở đối với lái xe Nguyễn Đức Hùng, thông báo tới toàn thể lái xe của Xí nghiệp để rút kinh nghiệm.

Về việc phục vụ khách hàng là người tàn tật, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội cho hay: "Hiện tại các phương án phục vụ hành khách ngồi xe lăn đang được các cơ quan chức năng của thành phố triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng. Trong thời gian chờ đợi thiết kế chính thức, Xí nghiệp xe buýt Hà Nội chủ động nghiên cứu và đề xuất các biện pháp tạm thời nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ hành khách trên xe và đặc biệt đối với người tàn tật, giúp lái xe yên tâm thực hiện nhiệm vụ trên tuyến".

Ngày 22/10/2009, lái xe Nguyễn Đức Hùng và Tổ trưởng tổ xe tuyến 36 đã đến làm việc với khách hàng Công Hùng để giảng hoà. Anh Công  Hùng tỏ ra thông cảm và  mong rằng sẽ không có người khuyết tật nào gặp phải hoàn cảnh tương tự.

Ở nhiều nước trên thế giới, mọi nơi mọi chốn (đặc biệt là các điểm công cộng như toilet, công viên, quán ăn...) đều có lối đi riêng dành cho người khuyết tật. Ở Việt Nam, dù các dịch vụ công chưa đáp ứng nhu cầu hoà nhập xã hội của người khuyết tật, xe buýt vẫn có nội quy: "Nhường ghế cho người tàn tật".

Thái độ kỳ thị người tàn tật nếu không được cảnh báo và ngăn chặn, có thể lan thành bệnh dịch vô cảm trong không chỉ dịch vụ xe buýt.

  • Bình Dương - Thu Lý

Nếu bạn chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ được thụ hưởng
 hãy gửi bức xúc của bạn cho chúng tôi !

Đường dây nóng: (092)345-7799 hoặc (04)3772-2729.    

Email: bvkh@vietnamnet.vn

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,