221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
501602
Sẽ có luật về trưng cầu dân ý
1
Article
null
Sẽ có luật về trưng cầu dân ý
,

(VietNamNet) - Chúng ta thực hiện trưng cầu dân ý được mấy lần? Thực hiện đã nghiêm túc hay chưa? Đó là những nội dung được UBTVQH đưa ra thảo luận trong ngày 18/8, sau khi nghe báo cáo 5 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

''Nhớ thì làm, không nhớ thì thôi''?

Cử tri TP.HCM giơ tay biểu quyết.

 

 

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Tráng A Pao thẳng thắn nhận xét về báo cáo 5 năm thực hiện quy chế dân chủ của Chính phủ: ''Chính phủ báo cáo 5 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ít nói thẳng vào những vấn đề thiết sót''. 

Thực tế, theo ông Tráng A Pao, có những việc phải thông báo cho dân nhưng dân không được biết, không tham gia ý kiến, không được quyết. 

''Tổ chức thực hiện là khâu yếu nhất, còn khoảng cách lớn giữa nói và làm, giữa nghị quyết và hành động'', ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam lớn tiếng.

Một nghịch lý mà ông Duyệt phản ánh là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã, phường thị trấn làm tốt hơn ở nơi ''hiểu biết nhiều, lý lẽ nhiều'' - là cơ quan và DN nhà nước. Ông Duyệt lo ngại gần đây có nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra tại một số tổng công ty lớn có phần do việc lơi lỏng thực hiện quy chế dân chủ. 

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt đồng tình: ''Cơ quan, DN ít quan tâm quy chế dân chủ hoặc làm chiếu lệ, nhớ thì làm, không nhớ thì thôi!''

Bà Tòng Thị Phóng, Trưởng ban Dân vận TW đề nghị Chính phủ sớm có nghị định hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ ở một số loại hình mới như DN tư nhân, cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã. Ông Phạm Thế Duyệt tán thành việc mở rộng này nhưng cho rằng làm tốt như hiện nay (đối với 3 loại hình: cấp xã, cơ quan và DN nhà nước) là đã giải quyết được cơ bản yêu cầu đặt ra.

Ở nước bạn, QH thay thảm mới cũng phải trưng cầu dân ý...

Xoay quanh phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nhận xét: "Nói như thế là bị động, còn siêu hình mơ hồ! Dân làm chủ quan trọng là dân đề xuất, dân bàn, dân quyết! Vừa rôi tôi đi New Zealand thấy đại biểu Quốc hội ở đó bám dân ghê lắm! Chỉ mỗi việc thay tấm thảm của nhà Quốc hội đã dùng được... 40 năm cũng trưng cầu dân ý'', ông nói.

''Ở ta dân tham gia trực tiếp vào công việc của Nhà nước còn ít! Dân mới trực tiếp bầu ra trưởng thôn, đại biểu HĐND và đại biểu Quốc hội'', Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói tiếp.

Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Lê Quang Bình đồng tình và gợi ý nên nên học tập Trung Quốc cho người dân được trực tiếp bầu các chức danh quản lý ở cấp xã.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão mạnh dạn: ''Hiến pháp có quy định trưng cầu dân ý nhưng đến nay chúng ta đã thực hiện được mấy lần? Tôi đề nghị sớm có chủ trương triển khai quy định này''. 

''Trưng cầu dân ý đi vào thực hiện cụ thể phải có luật. Tôi đề nghị UBTVQH nghiên cứu chuẩn bị luật về trưng cầu dân ý'', Chủ tịch Nguyễn Văn An chỉ đạo.

Ngày 19/8, UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án Luật Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,