221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
719070
Thủ tướng chỉ đạo hành động khẩn cấp chống cúm A- H5N1!
1
Article
null
Thủ tướng chỉ đạo hành động khẩn cấp chống cúm A- H5N1!
,

(VietNamNet) - Trước cảnh báo về nguy cơ tái phát của đại dịch, ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ra chỉ thị số 34/2005/CT/TTg về triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người.

Khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch hành động khẩn cấp

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế,  Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và cúm ở người hoàn chỉnh kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người trình Chính phủ phê duyệt.

Kế hoạch hành đồng này phải được triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, chủ động ở mức cao nhất.

Soạn: AM 586760 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các chốt kiểm dịch thú y sẽ phải hoạt động tối đa để chống gia cầm bị bệnh, nhập lậu... được bán ra thị trường

Thủ tướng yêu cầu: Sau khi có kế hoạch hành động khẩn cấp, các Bộ- ngành, UBND tỉnh, thành phố... phải căn cứ kế hoạch hành động khẩn cấp đã được Chính phủ phê duyệt, khẩn trương xây dựng ngay kế hoạch hành động khẩn cấp của từng nơi, chủ động đối phó dịch bệnh với tinh thần nỗ lực cao nhất, để không xẩy ra và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có đại dịch.

Thủ tướng chỉ đạo, việc quán triệt và triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của mỗi người dân.

Bên cạnh đó, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt kế hoạch hành động khẩn cấp này.

Tuyên truyền để dân nhận thức đúng nguy cơ của dịch

Thủ tướng còn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xây dựng đề cương tuyên truyền cụ thể về kế koạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch. Việc tuyên truyền, đưa tin phải hết sức thận trọng, tránh đưa tin vội vàng, thiếu chính xác.

Đặc biệt, việc tuyên truyền phải giúp cho người người dân nhận thức đúng về nguy cơ của dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, tự giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

Đối phó với nguy cơ tái phát của đại dịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh, thầnh phố và các đơn vị liên quan phải sớm có biện pháp tạm thời hạn chế phát triển nuôi gia cầm ở vùng có nguy cơ cao về dịch bệnh, có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi gia cầm chuyển sang sản xuất ngành nghề khác.
 
Ngoài ra, phải thực hiện  đồng bộ các biện pháp về sinh học, vệ sinh môi trường (tiêu độc, khử trùng) trong phòng, chống dịch cúm gia cầm, hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm đúng tiến độ kế hoạch đã được phê duyệt, giám sát chặt chẽ về dịch tễ đối với đàn gia cầm đã tiêm phòng. Các cơ sở chăn nuôi tập trung, giết mổ gia cầm, kiểm soát thú ý... phải được quy hoạch, tổ chức lại một cách chặt chẽ.

Đối với những trường hợp nhập khẩu gia súc từ các nước có dịch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu thì phải xử lý thật nghiêm, theo đúng quy định của pháp luật về thú ý.

Song song với các biện pháp chống dịch, phải liên tục cập nhật, giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm gia cầm và dịch cúm trên người trong khu vực và các nước trên thế giới, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm trong nước để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp và tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế trong triển khai thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xẩy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.

Soạn: AM 586762 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia cầm phải tổ chức và quy hoạch chặt chẽ

Khẩn trương mua thuốc dự phòng và 1.000 máy thở

Về đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở y tế sẽ sẵn sàng điều trị bệnh nhân khi có đại dịch xuất hiện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách đã được phê duyệt để khẩn trương mua đủ cơ số thuốc dự phòng và 1.000 máy thở.

Đầu tư ngay các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 (BSL-3) để phục vụ công tác phòng, chống dịch khẩn cấp. Mặt khác, Bộ Tài chính bố trí Ngân sách để mua đủ sơ số thuốc dự phòng, máy thở, hóa chất, thiết bị bảo hộ an toàn phòng chống dịch.

Theo thống kê, từ tháng 8/2005 đến nay, dịch cúm gia cầm tại VN không phát hiện thêm một ổ dịch mới phát sinh cũng như không có bệnh nhân mới bị nhiễm virus cúm A-H5N1. Tuy nhiên, mầm bệnh vẫn còn và đang tiềm ẩn nguy cơ tái phát.

Nghiêm trọng là thời điểm này, dịch cúm gia cầm và dịch cúm A-H5N1 ở người đang xuất hiện và diễn biến phức tạp ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo cảnh báo của các tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Thú y thế giới (OIE), tổ chức Nông lương thế giới (FAO), thế giới đang đứng trước nguy cơ xẩy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.

Trong vòng 100 năm qua, thế giời đã xảy ra 4 vụ đại dịch cúm có nguồn gốc từ cúm gia cầm đã làm chết hàng trăm triệu người. Riêng VN, từ cuối năm 2003 đến nay, đã có tổng cộng 3 đợt dịch cúm gia cầm và cúm A-H5N1 trên người, buộc tiêu hủy hàng chục triệu gia cầm và gần một trăm người mắc bệnh, hàng chục người tử vong.

  • Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,