221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1067375
Xã hội hóa thi hành án- Sẽ khôi phục "thừa phát lại"?
1
Article
null
Xã hội hóa thi hành án- Sẽ khôi phục 'thừa phát lại'?
,

 - Thảo luận sáng 23/5 về dự án Luật Thi hành án dân sự, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần thận trọng trong việc xã hội hóa công tác thi hành án, bởi đây là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến lợi ích của công dân.

Cơ quan thi hành án cần độc lập 

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: "TP. Hồ Chí Minh đã "xung phong" làm thí điểm lập tổ chức thừa phát lại" . Ảnh: VA
Xã hội hóa hoạt động thi hành án là một trong 12 điểm mới trong dự thảo Luật Thi hành án dân sự, được Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày sáng 23/5 trước QH.

Nhận định về thi hành án, ĐB Trần Văn Tấn (Tiền Giang) cho rằng, đây là khâu quan trọng nhất nhưng lại yếu nhất trong hoạt động tư pháp, làm giảm hiệu lực, hiệu quả các bản án, quyết định của tòa án. 

Về việc xã hội hóa hoạt động thi hành án - một vấn đề rất mới đối với nước ta, ĐB Tấn nói cần phải làm rõ thế nào là xã hội hóa hoạt động thi hành án, mục đích là gì, "phải chăng xét đến cùng là góp phần làm giảm bớt một phần gánh nặng cho Nhà nước".

Quan điểm của ĐB Tấn là phải cân nhắc, thận trọng để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, dân trí, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Ông đề nghị, bước đầu có thể xã hội hóa việc tống đạt các văn bản giấy tờ thi hành án dân sự và xác minh tài sản của người phải thi hành án, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án tập trung vào những công việc thi hành án chủ yếu.

Ông Tấn cũng cho rằng: "Cần khẳng định tính độc lập của cơ quan thi hành án. UBND các cấp không nên tham gia vào hoạt động thi hành án với vai trò là cơ quan quản lý thi hành án, mà chỉ tham gia với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phạm vi địa phương mình quản lý". 

ĐB K`Ré (Đắk Nông) thì đề nghị: "Không nên mở rộng quá phạm vi xã hội hóa mà cần phải có lộ trình, tránh xã hội hóa tràn lan dẫn đến việc lạm dụng vi phạm pháp luật. Chính phủ cần phải có những quy định chặt chẽ về những điều kiện, thủ tục trong việc cấp giấy phép hành nghề thi hành án cũng như quyền hạn của những người tham gia". 

Nếu ĐB Trần Thị Hồng (Hà Nam) thận trọng nói cần thực hiện thí điểm việc xã hội hóa, ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội) nhấn mạnh, hoạt động thi hành án mang tính chất quyền lực nhà nước "có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, các quyền cơ bản của công dân. Do đó quá trình thi hành án đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các nguyên tắc, thủ tục, luật định mang tính chất tố tụng để tránh sự xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên".

Trả lời báo giới về tính khả thi của công tác xã hội hóa này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói: Trước đây, nước ta từng có thể chế những người được Nhà nước bổ nhiệm và hoạt động dưới hình thức công ty và được gọi là thừa phát lại. "Chúng ta không xa lạ với hình thức này, nhưng để khôi phục lại sau một thời gian dài bị gián đoạn thì cần phải thí điểm" - ông Cường khẳng định. 

"Đề án thành lập tổ chức thừa phát lại và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ về cơ bản đã chuẩn bị xong. Nếu đến tháng 10 QH thông qua thì đầu năm 2009, tổ chức này sẽ đi vào hoạt động. TP.HCM đã “xung phong” làm thí điểm hoạt động này", ông Cường nói..

  • Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;