221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1100450
Để giảm trục lợi, TƯ quản lý việc cho nhận con nuôi
1
Article
null
Để giảm trục lợi, TƯ quản lý việc cho nhận con nuôi
,

 - Trao đổi với báo chí bên lề buổi tổng kết 3 năm thực hiện hiệp định hợp tác về con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ, Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế Bộ Tư pháp Vũ Đức Long cho rằng sẽ phải điều chỉnh cơ chế quản lý việc cho và nhận con nuôi quốc tế theo hướng tập quyền về Trung ương.

Khó phát hiện giấy tờ gốc bị "đạo diễn"

Vụ làm giả hồ sơ trẻ sơ sinh cho người nước ngoài nhận làm con nuôi ở Nam Định vừa qua cho thấy có phải các cơ quan chức năng, trong đó có Cục Con nuôi quốc tế đã phản ứng quá chậm và bất lực không, thưa ông?

Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế Vũ Đức Long: Các huyện quản lý cơ sở nuôi dưỡng trẻ em rất kém.  Ảnh: XL
- Chúng tôi có khó khăn là không đầy đủ thông tin và không đầy đủ thẩm quyền. Thẩm quyền thì bé, trong khi thông tin lại ít. 

Cục Con nuôi quốc tế có hướng đi thế nào trong vụ này, thưa ông?

- Với trẻ đã cho làm con nuôi rồi chắc không có gì thay đổi. Chắc chỉ xử lý phía người vi phạm ở Việt Nam chứ không đến mức phải đưa trẻ về.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các hồ sơ cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài mà vẫn để lọt thì trách nhiệm như thế nào?

 - Điều này tùy thuộc mức độ sai phạm. Sai đến đâu xử lý đến đó nhưng để thẩm định hồ sơ là rất khó khăn vì hồ sơ được làm giả như thật thì khả năng phát hiện nó thật hay rởm là cực kỳ khó, vì người ta "đạo diễn" hết từ lúc trẻ vào.

Những giấy tờ mang tính nguồn gốc được "đạo diễn" thì phát hiện rất khó, kể cả Cục Con nuôi, công an tỉnh cũng vậy.

Vậy gia đình bị mất con kiện ai?

- Nếu kiện bắt cóc thì phải kiện kẻ tiếp tay hoặc thực hiện bắt cóc. Luật phòng chống buôn bán trẻ em đã có rồi. Trong vụ này sẽ rất khó vì trẻ đã đi nước ngoài. Để chứng minh đây có chuyện bắt cóc là rất khó khăn.

Ông đánh giá thế nào việc các địa phương cho phép thành lập các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn?

- Đây là cơ sở của huyện, mà quản lý của huyện rất kém. Việc này cũng là bài học. Một số địa phương đã kiểm tra và buộc đóng cửa một số cơ sở như Việt Lâm của tỉnh Phú Thọ.

Một số tỉnh phía Nam cũng đang được xem xét. Nếu các cơ sở ở huyện không có cơ sở vật chất tốt, không  kiểm soát tốt sẽ buộc phải xử lý theo hình thức đóng cửa hoạt động.

Báo cáo điều tra của Mỹ về việc cho và nhận con nuôi ở Việt Nam vừa qua đưa ra thông tin có tình trạng quan chức của Cục Con nuôi quốc tế nhận khoản "bôi trơn" hoặc đi tham quan nước ngoài. Phản ứng của ông?

Niềm vui của một gia đình Mỹ nhận con nuôi Việt Nam. Ảnh do nhân vật cung cấp
- Họ đã nói quá về việc đòi tham quan hoặc đòi mua sắm thả cửa. Thông tin này là không chính xác. Việc mời đi thăm các cháu để kiểm tra, trao đổi thông tin giữa hai bên là cần thiết và bình thường. Phía họ tự nguyện mời và Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh.

Nhận định của họ cho thấy hình ảnh ta quá nhiêu khê, gây sức ép để trục lợi. Cái đó không tốt. Chúng tôi có đề nghị phía Mỹ báo cáo các khoản tài chính của các đoàn đi ra nước ngoài tham quan. Nếu khoản chi quá đáng sẽ có xử lý.

Tập trung về Trung ương để giảm khả năng trục lợi

Với tư cách cơ quan chuyên môn, ông hy vọng giải pháp nào sẽ khắc phục những bất cập trong hoạt động cho và nhận con nuôi quốc tế thời gian qua?

- Giải pháp mạnh mẽ nhất là ban hành Luật Con nuôi. Luật này sẽ thay đổi căn bản cơ chế xử lý. Theo đó sẽ tách quan hệ trực tiếp giữa cơ sở nuôi dưỡng trẻ em và các văn phòng tổ chức con nuôi nước ngoài, tách việc tiếp cận nguồn trẻ trực tiếp ở địa phương để Trung ương quản lý việc cho và nhận trẻ với cha mẹ nuôi.

Ngoài ra, sẽ thiết lập quỹ hỗ trợ nuôi con nuôi thống nhất tại Trung ương để qua đó giảm sự không minh bạch về tài chính, khả năng trục lợi từ việc cho và nhận con nuôi ở địa phương. 

Hiện nay thẩm quyền quyết định nằm ở cơ sở nuôi dưỡng, địa phương. Cơ chế thẩm quyền và xử lý sẽ điều chỉnh theo hướng Trung ương hóa, giảm vai trò địa phương. 

Những nước làm công tác cho và nhận con nuôi thành công thường tập quyền ở Trung ương? Kinh nghiệm của các nước khác như thế nào?

- Một trong những nguyên tắc của Công ước La Haye yêu cầu các nước thành viên tham gia phải đảm bảo, đó là khả năng kiểm soát được việc cho và nhận con nuôi. Như vậy khả năng phải Trung ương hóa là tốt nhất.

Mô hình của Trung Quốc đáng để Việt Nam học tập. Họ Trung ương hóa hết, không có vai trò của địa phương. Trung ương quyết tất cả mọi việc từ việc cho trẻ đến gia đình nào, dữ liệu về trẻ cho và nhận làm con nuôi.

Cách tiếp cận "trường hợp cuối cùng mới cho trẻ làm con nuôi nước ngoài" như tinh thần của Công ước La Haye là như thế nào, thưa ông?

- Đó là tinh thần của Công ước La Haye và tiến tới Việt Nam phải làm như vậy. Nhưng để làm theo tinh thần này cũng cực kỳ khó, đặc biệt ở những nước tồn tại cơ chế quản lý hộ tịch như Việt Nam, Nga, Ukraine...

Ví dụ nhiều nước quy định muốn cho trẻ làm con nuôi nước ngoài thì phải chứng minh rằng đã 3 lần cho trẻ làm con nuôi trong nước không được. Hay cơ chế công khai danh sách trẻ có người nuôi dưỡng. Như thế là bắt buộc anh phải cho con nuôi trong nước trước khi cho con nuôi nước ngoài. Ta chưa làm được điều đó.

  • Xuân Linh ghi

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,