221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1243066
Đại biểu Quốc hội “online” với dân
1
Article
null
Đại biểu Quốc hội “online” với dân
,

 - Lần đầu tiên, Văn phòng Quốc hội sẽ phối hợp với Anh thực hiện một dự án kéo dài 6 tháng... Đại biểu Quốc hội, thay vì hình thức tiếp xúc truyền thống, sẽ tiếp xúc với cử tri qua mạng.

Thực hiện đến tháng 3/2010, dự kiến dự án sẽ tổ chức 4 đợt tiếp xúc cử tri trực tuyến giữa đại biểu Quốc hội và cử tri. Mỗi đợt, sẽ có khoảng 10 đại biểu Quốc hội “online” để người dân có thể trao đổi, đưa ra những câu hỏi về những vấn đề mà người dân quan tâm. Sau khi thực hiện thí điểm, trang thông tin điện tử sẽ được bàn giao cho Văn phòng Quốc hội quản lý và sử dụng, phục vụ các hoạt động của Quốc hội Việt Nam.

Công ty Thumbsize Ltd, chủ quản của trang web trực tuyến Yoosk.com đang được sử dụng thí điểm tại Anh nhằm kết nối trực tuyến những người của công chúng với người dân Anh, sẽ giúp Quốc hội Việt Nam thực hiện thí điểm trang thông tin điện tử này.

Sử dụng email

Mô tả ảnh.
Ông Tim Hood. Ảnh: XL
Ông Tim Hood, Tổng giám đốc Công ty Thumbsize Ltd trao đổi với VietNamNet :

Cụ thể dự án sẽ thực hiện những nội dung gì, thưa ông?

Theo tôi được biết, đây sẽ là lần đầu tiên thực hiện thí điểm việc đối thoại, tiếp xúc cử tri trực tuyến giữa các đại biểu Quốc hội Việt Nam với cử tri nơi họ ứng cử hoạt động. Trang thông tin điện tử được thiết kế phầm mềm chuyên biệt dùng cho các hoạt động trao đổi, tiếp xúc trực tuyến.

Các đại biểu cũng từng trả lời thông qua báo chí, nêu vấn đề cử tri quan tâm hoặc tham gia trả lời trên các diễn đàn xã hội. Nhưng đây là lần đầu tiên họ lắng nghe ý kiến cử tri trực tiếp thông qua một mạng trực tuyến chuyên biệt.

Đây là dự án thực hiện thí điểm. Chúng tôi cung cấp tư vấn, hỗ trợ kinh nghiệm về mặt kỹ thuật khi xây dựng trang thông tin điện tử này. Quốc hội Việt Nam sẽ lựa chọn, mời các đại biểu Quốc hội tham gia dự án trực tuyến tiếp xúc cử tri Việt Nam.

Sẽ không chỉ dừng ở thực hiện thí điểm hình thức tiếp xúc cử tri, dự án sẽ giúp các đại biểu “hứng thú”, hiểu hơn giá trị tiện ích của công nghệ mạng ứng dụng trong giải quyết công việc, thưa ông?

Ở góc độ kỹ thuật, chúng tôi sẽ giúp họ làm cách nào có thể tận dụng được những giải pháp kỹ thuật mạng, sử dụng công nghệ mạng như một công cụ phát triển website, làm thế nào Quốc hội có thể tạo được một hệ thống kết nối trực tuyến và tối đa hóa tác động của quá trình tiếp xúc này, để mọi người có thể tham gia, giúp cử tri có thể trình bày câu hỏi một cách xây dựng.

Với nhiều đại biểu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng mạng, thói quen sử dụng mạng không phải điều thuận lợi. Ông có tin tính ứng dụng khả thi của dự án? Căn cứ, điều kiện của Việt Nam khiến ông lạc quan?

Trước dự án này, chúng tôi đã phối hợp với VietNamNet thực hiện chương trình giao lưu trực tuyến giữa độc giả Việt Nam với Ngoại trưởng Anh. Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với các đối tác của Việt Nam, hoặc với kênh báo chí như VietNamNet và các phương tiện truyền thông khác để phổ thông hóa sự tham gia của công chúng đối với hình thức đối thoại trực tuyến này.

Thông qua những kinh nghiệm thực hiện ở Anh, chúng tôi mong muốn tư vấn, chuyển giao kinh nghiệm cho phía Việt Nam. Khi thực hiện dự án, chúng tôi sẽ tư vấn thiết kế trang thông tin điện tử sử dụng thích hợp với Việt Nam. Còn về điều kiện? Đó chính là sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng viễn thông và tốc độ phát triển internet ở Việt Nam.

Ở Anh, các nghị sĩ có hình thức đối thoại giao lưu trực tiếp tương tự?

Theo tôi biết, các nghị sĩ ở Anh, chỉ có một số thiểu số nhỏ còn duy trì cách tiếp xúc cử tri trực tiếp thông thường là gặp mặt. Đó là cách tự nhiên, nhưng sẽ mất thời gian. Các nghị sĩ thông thường sử dụng thư email trao đổi, trả lời với cử tri các vấn đề quan tâm. Họ có những hiểu biết về công nghệ để làm việc. Có những người sử dụng các tiện ích của công nghệ khác để tiếp xúc người dân.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Mark Kent:

Tôi sử dụng blog để lắng nghe dân chúng 

Hình thức giao lưu trực tuyến giữa lãnh đạo với người dân không phải mới mẻ ở Việt Nam. Đã từng có cuộc đối thoại trực tuyến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với thanh niên, sinh viên, hay Thủ tướng đối thoại với người dân. Ở một nền ngoại giao kỹ thuật số như Anh, ông đã trải nghiệm tiện ích của công nghệ để gần với dân chúng như thế nào?

"Việt Nam có số lượng lớn các bạn trẻ sử dụng Internet, tham gia các hoạt động mạng sôi nổi, hiểu biết về công nghệ mới. Điều đó là “tiềm năng” và tôi nghĩ Chính phủ nên cân nhắc làm thế nào để sử dụng tiềm năng đó để gia tăng tính cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trên thế giới".

           Đại sứ Anh Mark Kent

Tôi nghĩ công việc căn bản của một nhà ngoại giao ở mọi nơi như nhau. Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp trong Bộ Ngoại giao Anh sử dụng blog, hay dịch vụ mạng như một công cụ mới để có thể “đối thoại” hay “lắng nghe” dân chúng.

Khi cơ hội lắng nghe phản hồi từ dân chúng càng nhiều thì sẽ càng thông hiểu và phù hợp với số đông.

Với tiện ích của blog, tôi và các đồng nghiệp có thể trò chuyện với nhiều dân chúng, độc giả khác nhau. Tôi có cơ hội giới thiệu, chia sẻ thông tin về đất nước Anh, chính sách của Chính phủ, hay đơn giản những việc tôi làm để mọi người có thể hình dung ra công việc của một ông Đại sứ tại quốc gia sở nhiệm như thế nào. Với ngoại giao kỹ thuật số, chúng tôi cảm thấy hiệu quả thực sự, blog hay trang web là nơi mà tôi có thể thay mặt Chính phủ Anh kết nối trực tiếp với mọi người ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Như vậy sẽ không chỉ dừng ở Chính phủ điện tử thông thường, thưa ông?

Ý bạn là “đối thoại điện tử”? Theo tôi, điều quan trọng đó là cách tiếp cận, coi sử dụng công nghệ mạng như một công cụ, một kênh tiện ích để Chính phủ, lãnh đạo có thể lắng nghe người dân, liệu có điều điều gì khiến họ lo lắng không?

Như các đồng nghiệp tôi giới thiệu kinh nghiệm ở Anh, ngay cấp địa phương cũng sử dụng tiện ích của công nghệ mạng để biết những điều người dân quan tâm, từ những việc như không có ai đến lượm rác khu họ sống hay công viên có sạch sẽ hay không? Tận dụng tiện ích của công nghệ mạng để giải thích về các vấn đề chính sách của chính quyền địa phương, của Chính phủ, tập trung vào một chủ đề như biến đổi khí hậu chẳng hạn, sẽ rất hữu ích, kinh tế.

Ông gợi ý các đồng nghiệp Việt Nam khi nhắc tới một thế hệ “công dân điện tử” Việt Nam sẽ trưởng thành với nhu cầu lớn được giao tiếp qua mạng. Do đó, tận dụng tiện ích của công nghệ mạng sẽ là điều cần thiết đối với lãnh đạo như thế nào?

Tôi nghĩ Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên toàn cầu vì dân số trẻ và đón nhận những thành tựu công nghệ. Hãy nhìn xem, ở Việt Nam có một số lượng lớn các bạn trẻ sử dụng internet, tham gia các hoạt động mạng sôi nổi, hiểu biết về công nghệ mới. Điều đó là “tiềm năng” và tôi nghĩ Chính phủ nên cân nhắc làm thế nào để sử dụng tiềm năng đó để gia tăng tính cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trên thế giới.

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,