221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1244297
Người đồng tính có được nhận con nuôi?
0
Article
null
Người đồng tính có được nhận con nuôi?
,

 - Tại buổi thảo luận tổ chiều nay (3/11( về dự thảo Luật nuôi con nuôi, ĐBQH lưu tâm chi tiết nhỏ trong quy định hồ sơ người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam. Đó là yếu tố "đồng tính". Câu chuyện về Bộ trưởng Y tế Đức người gốc Việt cũng là chủ đề thảo luận sôi nổi của các đại biểu.

>> Lập hội đồng tư vấn cho con nuôi người nước ngoài

Băn khoăn tính khả thi

Điểm (h) của điều 32 dự thảo Luật có quy định người nước ngoài bắt buộc phải nộp "bản sao giấy chứng nhận kết hôn của hai người nhận con nuôi là vợ chồng hoặc bản cam kết không có quan hệ hôn nhân với người cùng giới tính, nếu người nhận con nuôi là người độc thân".

Quy định như vậy nhưng nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi của điểm này. Thực tế, không phải nước nào cũng công nhận quan hệ hôn nhân và giới đồng tính. Trao đổi bên lề, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng quy định như vậy thì bắt buộc nước ngoài phải chứng nhận. Tuy nhiên, “nước ngoài chỉ chứng nhận đến thời điểm họ chứng nhận thôi, còn sau này diễn biến thế nào lại là việc khác”, ông nói. 

Dự thảo luật chỉ quy định điều trên đối với mảng con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đại biểu Hứa Chu Khem (Sóc Trăng) thắc mắc: Thực tế này đã diễn ra tại Việt Nam, vậy luật sẽ phải cân nhắc quy định cụ thể ra sao?

Đại biểu Hứa Chu Khem lấy dẫn chứng sau xóm nhà ông có một khu người cùng giới tính sống chung với nhau, có cả trẻ con, sống như những gia đình khác. Ông cho rằng cần thừa nhận đó là một thực tế xã hội. Vấn đề đặt ra là ngay cả nếu những người này xin đăng ký nhận con nuôi thì giải quyết thế nào, trong khi Việt Nam vẫn chưa thừa nhận giới đồng tính cũng như hôn nhân đồng giới?

Mô tả ảnh.
Ảnh: Cao Nhật

Về con nuôi có yếu tố người nước ngoài nói chung, nhiều đại biểu đặt câu hỏi không nên quá lo lắng về hệ quả trẻ bị lợi dụng hoặc không được chăm sóc tốt. Một số đại biểu dẫn chứng ngay trường hợp Bộ trưởng Y tế Đức là người Việt, được nhận nuôi từ hồi mới 9 tháng tuổi. 

Cha mẹ nuôi hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?

Một trong những quy định được thảo luận nhiều là khoảng cách 20 tuổi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. ĐB Đặng Huyền Thái (Hà Nội) băn khoăn vì hầu hết người có nhu cầu nuôi con nuôi là những người hiếm muộn và vô sinh, thường rơi vào độ tuổi từ 35 trở lên.

"Nếu để khoảng cách 20 tuổi, tôi e chúng ta không lường hết được những bất cập, do quy định độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi là dưới 16 tuổi. Nếu khoảng cách là 20 tuổi, một người 36 tuổi có thể nhận con nuôi 16 tuổi. Nếu quy định như vậy, sẽ không loại trừ được khả năng trẻ em sẽ bị làm dụng tình dục hoặc ép buộc lao động sớm. Theo tôi, người nhận nuôi và con nuôi phải chênh nhau từ 25 - 30 tuổi mới hợp lý", bà Thái nói.

Trong khi đó, ông Ngô Quang Xuân (Đồng Tháp) cho rằng nếu quy định cách xa độ tuổi như vậy thì những trường hợp vợ chồng trẻ bị vô sinh sẽ không đủ điều kiện xin con nuôi. Theo ông, lo lắng về hậu quả như vậy không hợp lý vì nếu xảy ra trường hợp vi phạm thì sẽ còn nhiều văn bản luật pháp điều chỉnh, trong đó có thể áp dụng luật hình sự.

Một số đại biểu phản đối điều kiện đối với người nhận con nuôi là người trong nước phải có "đạo đức tốt". Quy định này, theo các đại biểu, có vẻ chặt chẽ nhưng lại không dễ làm và nên có những điều kiện, tiêu chí khác thực tế hơn.

ĐB Nguyễn Đăng Kính (Hà Nội) cũng cho rằng, cần quan tâm hơn đến những đối tượng vô sinh và hiếm muộn, nên đưa họ vào đối tượng ưu tiên.

Liên quan đến việc thành lập hội đồng tư vấn cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nhận định, khi "nới thì nới quá lỏng". Trao quyền cho địa phương nhưng phải đảm bảo có cơ chế hoạt động chung đối với tất cả hội đồng tư vấn, do Bộ Tư Pháp hoặc Chính phủ quy định. "Không thể mỗi nơi hoạt động một kiểu, không khéo sẽ dễ mắc những tiêu cực như trước đây". 

ĐB Trần Đình Long (Đắk Nông) đồng tình hoạt động của hội đồng tư vấn phải công khai, minh bạch để tạo điều kiện tốt nhất cho người có nhu cầu nhận con nuôi. Chẳng hạn phải có bộ phận thường trực, có trang web riêng để công khai danh sách địa chỉ, danh tính của trẻ. Như vậy, không chỉ người có nhu cầu nhận con nuôi biết mà mọi người dân cũng có thể giám sát.

  • Xuân Linh - Cao Nhật
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,