221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1258621
Khai thác tài nguyên phải trình Quốc hội?
1
Article
null
Khai thác tài nguyên phải trình Quốc hội?
,

- Những dự án, công trình có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước quy mô lớn, dự án khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản quý hiếm trữ lượng lớn hoặc dự án đầu ra nước ngoài quy mô lớn... sắp tới sẽ phải trình Quốc hội trước khi triển khai.

Mô tả ảnh.
Thường vụ QH cho rằng một số dự án khai thác khoáng sản vừa qua chưa được đưa ra QH. Ảnh: Thiện Tuấn

Đây là dự kiến của Chính phủ về việc xem xét sửa đổi Nghị quyết 66 Quốc hội về các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Đa số ý kiến tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (18/1) đều tán thành việc sửa đổi này.

Theo Nghị quyết 66 của Quốc hội ban hành năm 2006, những dự án trên hai mươi nghìn tỷ đồng, với một số tiêu chí khác về môi trường, quốc phòng an ninh... thì sẽ do Quốc hội quyết định.

Tuy nhiên, thực tế vừa qua có nhiều dự án khai thác tài nguyên khoáng sản, dùng nhiều đất nông nghiệp... tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường, sự ổn định và bền vững quốc gia nhưng lại không nhất thiết phải trình Quốc hội.

Tán thành quan điểm phải bổ sung thêm tiêu chí, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nói: "Thực tế có những dự án chiếm hàng trăm nghìn hecta rừng, lẽ ra phải trình ra Quốc hội nhưng chủ đầu tư lại xé lẻ".

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn chia sẻ, khi Hà Tĩnh khai trương mỏ sắt Thạch Khê quy mô lớn, thời gian chuẩn bị công phu tới 45 năm, thì nhiều đại biểu đã bày tỏ thái độ băn khoăn vì một dự án lớn như vậy vẫn không cần đưa ra trình Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho hay, ngày 15/1/2010 Chính phủ mới gửi tờ trình dự án Luật Thủ đô để Thường vụ QH lần này xem xét, cho ý kiến. Tuy nhiên, do thời gian gửi gấp gáp nên Ủy ban Pháp luật chưa kịp thẩm tra. Ông Thuận cho rằng đây là cách làm việc "chợt nghĩ, chợt làm" không bài bản.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cũng cho rằng phải làm rõ vai trò quyết định của Quốc hội đến đâu, ở mức nào, tránh tình trạng vừa qua "một số dự án vẫn cứ thế mà làm".

Đồng ý việc bổ sung thêm các tiêu chí, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Văn Thuận nói, cần tính toán kỹ các tiêu chí cần bổ sung, sao cho không bó tay nhà đầu tư nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.

Như vậy, ngoài các tiêu chí về kinh phí, môi trường, quốc phòng, dự kiến các công trình, dự án sử dụng ngân sách quốc gia đầu tư ra nước ngoài cũng sẽ được đưa ra Quốc hội.

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, dự kiến QH sẽ thông qua 10 dự án luật, cho ý kiến 10 dự án luật khác. Tuy nhiên, các cơ quan Chính phủ đang dự kiến sẽ bổ sung thêm các dự án luật: Luật đầu tư công, Luật tiếp cận thông tin, Luật biển Việt Nam, Luật Thủ đô và sửa đổi Nghị quyết 66.

Nghị quyết số 66 của Quốc hội đã xác định tiêu chí công trình, dự án trọng điểm quốc gia mà Quốc hội cần trình xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chỉ cần đạt một trong 5 tiêu chí. Đó là tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 30%; tiêu chí về môi trường; về di dân tái định cư; về quốc phòng an ninh và dự án có các cơ chế đặc biệt.

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,