221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1281814
Hàn Quốc lao vào cuộc chiến tài nguyên
1
Photo
null
Bài 2:
Hàn Quốc lao vào cuộc chiến tài nguyên
,

‘’Nó tương tự như sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, khi tài nguyên được bán với giá rẻ mạt và các nước phát triển đua nhau tranh giành”, Lee Yoon-ki - quan chức Hiệp hội Năng lượng và phát triển tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc - mô tả cuộc chạy đua tài nguyên hiện tại.

Bài 1: Dân Australia hãi hùng vì khoáng sản

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính gần đây bắt đầu, một cuộc chiến tranh âm thầm đã diễn ra trên khắp các mặt trận - cuộc chiến đảm bảo nguồn an ninh năng lượng.

Khi những quốc gia giàu có tài nguyên bắt đầu bán các khu mỏ để tăng vốn, thì những nước khác, trong đó có Hàn Quốc, lại lao vào tranh giành lợi thế giá rẻ, đảm bảo thị phần khai thác mỏ thế giới.

Nhân viên Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc trong một khu mỏ ở Springvale, Australia (Ảnh joongangdaily)
Nhân viên Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc trong một khu mỏ ở Springvale, Australia. Ảnh: joongangdaily

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, người từng làm giám đốc điều hành một tập đoàn kinh doanh lớn, kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tài nguyên tự nhiên và ông nhanh chóng nắm bắt mọi cơ hội.

Rất nhiều người nói rằng, đó là con đường tự nhiên của một quốc gia ít tài nguyên. Hàn Quốc đứng thứ bảy thế giới về tiêu dùng dầu mỏ nhưng lại chỉ chiếm 0,09 trữ lượng dầu toàn cầu.

Trong lĩnh vực sản xuất và đầu tư, các tập đoàn dầu mỏ Hàn Quốc xếp hạng 95 thế giới còn các tập đoàn khai thác khoáng sản xếp thứ 110.

Kim Eun-seok, phụ trách quan hệ đối ngoại và chính sách an ninh thuộc Văn phòng Thủ tướng cho biết: “Con đường của các tập đoàn Hàn Quốc là quá nhỏ nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên từ nước ngoài và khó có thể cạnh tranh được với các nước khác trong những điều kiện hiện tại”.

Để tăng tính cạnh tranh, theo ông, những công ty khoáng sản, tài nguyên tự nhiên cần gia tăng quy mô.

Xu thế toàn cầu hướng về việc theo đuổi những khu vực mỏ được biết tới là nơi sản xuất tài nguyên thay vì khám phá các vùng mới mà sự thành công không được đảm bảo. Đó là lý do vì sao Hàn Quốc đang chuyển từ quy trình thông thường “rủi ro cao, lợi nhuận lớn” sang chiến lược “rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” nhằm đảm bảo lời hứa cho một nguồn cung tài nguyên ổn định.

Cho tới hiện tại, một rào cản chính vẫn là chi phí mua đất sản xuất, thường cao hơn nhiều chi phí thăm dò các khu vực mới. Tuy nhiên, giá cả thị trường đã giảm nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nước như Kazakhstan đang bán đất để khắc phục gánh nặng tài chính, và những người mua như Trung Quốc thì đang lao vào cuộc mua sắm đòi hỏi lắm tiền nhiều của.

Theo giới phân tích, Trung Quốc được coi là người mua hăng hái nhất đất sản xuất. Chỉ tính riêng năm 2009, nước này đã chi 20-30 tỉ USD cho các khoản vay ưu đãi giúp nhiều công ty Trung Quốc nắm giữ lợi thế trong các cuộc mua bán đất.

Kể từ khi nhậm chức, ông Lee đã đưa ra một chính sách “ngoại giao tài nguyên”. Ông có hàng loạt chuyến công du tới các nước giàu tài nguyên để thắt chặt quan hệ, hợp tác song phương trong công nghiệp khai thác tài nguyên.

Những chính trị gia cao cấp và quan chức chính phủ đều lên tiếng ủng hộ ông. Cả Lee Sang-deuk, một nghị sĩ đảng Đại dân tộc và Park Geun-hye, cựu lãnh đạo đảng này đều đề cao chính sách mà ông Lee đưa ra. Còn cựu Thủ tướng Han Seung-soo thậm chí được đặt danh xưng “Thủ tướng tài nguyên” vì sự nhiệt tình theo đuổi chính sách ấy của ông.

Hiện có 78 cơ quan chính phủ Hàn Quốc đang làm việc tại các quốc gia giàu tài nguyên như Cameroon, Congo, Kyrgyzstan… 21 trong số này đã làm việc với các chuyên gia tài nguyên địa phương để đánh giá khả năng phát triển tài nguyên cũng như tiềm năng thiết lập quan hệ đối tác với các hãng tư nhân.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc ủng hộ các công ty liên quan tới tài nguyên theo đuổi nguồn cung nước ngoài thì những hãng tư nhân lại nỗ lực tăng cường hoạt động để đảm bảo và phát triển những nguồn cung tài nguyên mới.

Tháng 3/2008, 70 doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ đã thành lập Hiệp hội Năng lượng và phát triển tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc để thúc đẩy nỗ lực trên.

Cho Hyun, phụ trách tài nguyên của Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc cho rằng, giá cả tài nguyên lên xuống thất thường sẽ ảnh hưởng sống còn tới tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc. Và đây là lý do nước này đang mở rộng số lượng các nước hợp tác để có thể đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ phát triển.

Hàn Quốc đang hướng tới Trung Á và châu Phi như những nguồn cung cấp tài nguyên tự nhiên tiềm năng.

Theo giới phân tích, tình hình hiện tại đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn vào cả lĩnh vực theo đuổi các khu mỏ sản xuất, thúc đẩy quy mô tập đoàn với nỗ lực tập trung vào nguồn cung tài nguyên thay vì lợi nhuận trước mắt.

Chiến lược này dường như đã góp phần mở rộng tài sản tài nguyên tự nhiên của Hàn Quốc. Dự trữ dầu thô và khí đốt của Hàn Quốc tăng từ 2,8% năm 2002 lên 8,1% năm 2009. Trong khi đó, nguồn cung khoáng sản chiến lược của nước này gồm uranium và nickel, tăng 7,4% từ mức 18,5% năm 2007 lên 25,9% vào tháng 6/2009.

Tuy nhiên, chiến lược theo đuổi nguồn cung tài nguyên của Hàn Quốc cũng có tác dụng ngược khi có thể khiến các nước khác tăng giá tài nguyên. Trong khi đó, những doanh nghiệp nhỏ nước này lại đưa ra nhiều khó khăng trong việc tăng vốn cần thiết cho các dự án của họ.

Mặc dù đến muộn trong một cuộc chơi mới, nhưng chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những mục tiêu gia tăng khả năng phát triển nguồn cung tài nguyên cho nước này.

Lee Sang-deuk, nghị sĩ đảng Đại dân tộc khẳng định, ông dành mọi tập trung và chú ý vào chính sách ngoại giao tài nguyên ở nước ngoài. Nỗ lực của ông đã được đền đáp. Vào tháng 10/2009, Hàn Quốc và Bolivia đã ký kết bản ghi nhớ để thành lập đối tác cho phép Hàn Quốc khai thác và phát triển lithium.

21 nhà ngoại giao Hàn Quốc đã di chuyển khỏi các nước tiên tiến như Pháp và Đức để tới các khu vực như châu Phi và Trung Đông nhằm xây dựng cơ sở lâu dài tại các quốc gia giàu tài nguyên.

  • Thái An (Theo joongangdaily)

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,