221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1288990
Việt Nam lưu tâm G20 giải quyết các vấn đề phát triển
1
Photo
null
Việt Nam lưu tâm G20 giải quyết các vấn đề phát triển
,

Việt Nam, với tư cách đại diện các nước ASEAN, chia sẻ và ủng hộ các nỗ lực của G20 đối phó với những thách thức trước mắt (thâm hụt ngân sách, nợ công, lạm phát...) nhằm đảm bảo kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và tránh nguy cơ bất ổn tài chính tại một số nước lan rộng thành khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc cùng các trưởng đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi (G20) với chủ đề “Kinh tế thế giới: Triển vọng và thách thức.”

Trước đó, lễ đón chính thức dành cho các trưởng đoàn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 do Thủ tướng Canada Stephan Harper chủ trì đã diễn ra tại thành phố Toronto, Canada, tối 26/6 (giờ địa phương).

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Indonesia bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cho rằng cùng với việc đối phó với những thách thức trước mắt, các nước cần tiếp tục quan tâm đến các vấn đề mang tính dài hạn và cốt lõi như đảm bảo sự phát triển bền vững, cân bằng và đều khắp của kinh tế thế giới và các khu vực.

Các nước cần giải quyết các vấn đề phát triển, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển; đối phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và an ninh năng lượng...

Các nhà lãnh đạo tham dự phiên họp cho rằng từ đầu năm 2010, kinh tế thế giới đã có bước phục hồi rõ nét và nhanh hơn dự kiến nhờ những gói kích thích kinh tế và nỗ lực cải cách của nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng đều giữa các nước và khu vực khác nhau. Các nền kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực châu Âu, Anh và Nhật Bản phục hồi tương đối chậm, trong khi các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN phục hồi mạnh mẽ, là động lực quan trọng cho sự phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu.

Theo các nhà lãnh đạo, quá trình phục hồi kinh tế thế giới chưa bền vững và còn nhiều rủi ro là do nợ công của hầu hết các nền kinh tế lớn tiếp tục tăng cao so với tỷ lệ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, sự mất cân đối toàn cầu vẫn tiếp diễn dù mức độ hạn chế hơn trước, tình hình tăng trưởng nóng và lạm phát đang gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi. Những thách thức này có thể làm đảo ngược tiến trình phục hồi vẫn còn bấp bênh của nền kinh tế thế giới.

VN tham vấn đại diện ASEAN tại G20

Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc tiếp xúc với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.

Ba bên khẳng định việc ASEAN có 2 đại diện tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Toronto, trong đó Indonesia tham dự với tư cách thành viên chính thức và Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2010 và trong thành phần đoàn đại biểu ASEAN có Tổng Thư ký ASEAN, đã cho thấy vai trò đang lên của ASEAN trong việc góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu với cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Indonesia và Tổng Thư ký ASEAN ủng hộ Việt Nam dự kiến sẽ nêu sáng kiến tại Hội nghị G20, đó là cần thiết lập một cơ chế phối hợp chính sách chặt chẽ hơn giữa G20 và ASEAN, trở thành hình mẫu thử nghiệm, để các nhóm nước ngoài G20 xây dựng cơ chế tương tác phối hợp chính sách với G20; ASEAN cùng với các khối, các tổ chức thương mại tự do và hợp tác kinh tế khác như EU, NAFTA, AU... cùng G20 soạn thảo và ra một tuyên bố chung khẳng định liên kết, tự do hóa thương mại khu vực và song phương chỉ bổ trợ chứ không làm ảnh hưởng đến quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO.

Theo TTXVN, Cổng TTĐT Chính phủ

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,