221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1294937
Dân phải được quyền phúc quyết sửa Hiến pháp
1
Article
null
Dân phải được quyền phúc quyết sửa Hiến pháp
,

- Một trong những vấn đề Chính phủ dự kiến sẽ trình Bộ Chính trị chỉ đạo, sửa đổi, đó là nhân dân phải được thực hiện quyền phúc quyết những sửa đổi của Hiến pháp, Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ và tập thể Chính phủ.

>> Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp
>> ’Tôi tuyên bố Hồ Chí Minh không tham quyền cố vị’

Vấn đề này được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng nêu trong cuộc họp hôm qua (22/7) góp ý cho báo cáo của Chính phủ sơ kết triển khai Nghị quyết số 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật VN đến 2010, định hướng 2020.

Sửa Hiến pháp

Mô tả ảnh.
Bộ Tư pháp thảo luận sơ kết Nghị quyết 48. Ảnh: XĐ
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho hay, thời gian tới phải kiến nghị Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 liên quan đến xây dựng nhà nước và pháp luật.

Theo dự thảo báo cáo Chính phủ, thực tiễn tổ chức Nghị quyết số 48 đã cho thấy nhiều định hướng, chủ trương giải pháp cải cách pháp luật, tư pháp, hành chính đúng đắn song không thể thực hiện được do giới hạn bởi các quy định của Hiến pháp 1992.

Do đó, đề nghị Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo về việc sửa đổi, bổ sung những nội dung cơ bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Cụ thể là phát triển đầy đủ nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1992 theo hướng "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp".

Xác định rõ trong Hiến pháp nguyên lý cơ bản: Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành pháp, Tòa án là cơ quan tư pháp. Tất cả các cơ quan này đều thực hiện quyền lực nhà nước do nhân dân giao phó/ủy quyền trực tiếp qua Hiến pháp.

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan lập pháp của nhà nước, thực hiện các chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trừ những việc do nhân dân trực tiếp biểu quyết.

Trong đó, nhân dân phải được thực hiện quyền phúc quyết những sửa đổi của Hiến pháp. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ và tập thể Chính phủ.

Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của nhà nước, thực hiện chức năng thống nhất quản lý phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm việc thực hiện Hiến pháp.

Chính phủ có trách nhiệm thực hành quyền công tố, thống nhất quản lý công tác thi hành án, hành chính - tư pháp, bao gồm cả việc đảm bảo các nguồn lực và điều kiện cần thiết cho tổ chức, hoạt động của các tòa án nhằm thực hiện nguyên tắc độc lập của cơ quan xét xử.

Bộ Tư pháp cũng kiến nghị làm rõ chức năng, nhiệm vụ các ngành tòa án, vai trò chính quyền địa phương. Bổ sung quy định về Tòa án Hiến pháp để đảm nhận chức năng phán quyết về các vi phạm Hiến pháp.

Ngồi điều hòa làm luật

Các chuyên gia pháp chế đến từ nhiều bộ, ngành cũng tranh thủ "than" về những bất cập trong làm luật.

Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Công thương tâm tư: "Luật có lợi cho quản lý nhà nước như thuế, hải quan, kiểm soát... thì làm nhanh, ra nhiều. Nhưng luật bảo vệ quyền lợi người dân, doanh nghiệp thì làm chậm, ít".

Vị chuyên gia của Bộ Công thương cũng phản đối cơ chế xin - cho trong làm luật với lý do luật soạn ra để đáp ứng đòi hỏi xã hội nhưng ở ta cứ phải thông qua Bộ Chính trị.

Thậm chí, nhiều dự án luật chào đời sau còn lạc hậu và kéo lùi sự phát triển.

Ông Đặng Anh (Vụ Pháp chế, Bộ Công an) bổ sung: "Như nhiều vị đã nói, chúng ta ngồi phòng điều hòa máy lạnh để soạn luật nên luật không đi vào cuộc sống được".

Như đánh giá của Chính phủ thì vẫn còn sự "mất cân đối" khi soạn luật: "Coi trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN là cần thiết nhưng không có nghĩa coi nhẹ các lĩnh vực khác như quản lý tài sản công, bảo vệ quyền tự do, dân chủ".

Liên quan đến những tranh cãi sôi nổi trong kỳ họp Quốc hội mới đây về tình trạng "đưa vào, rút ra" quá nhiều dự án luật, Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Phạm Tuấn Khải nhận định "chủ yếu do nể nhau nên cứ đưa vào".

Bảo vệ quyền tự do, dân chủ

Theo định hướng của Chính phủ, trong 10 năm tới, cần tập trung xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Dự thảo báo cáo nêu rõ, hoàn thiện pháp luật về quyền lập hội, biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm công dân. Xây dựng hệ thống pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia công việc nhà nước.

Cũng theo Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, cần hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước với các quyền, lợi ích công dân, chế độ trách nhiệm của nhà nước, nhất là tòa án. Xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền, lợi ích công dân, khắc phục tình trạng oan sai.

Thời gian tới, Chính phủ cũng cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia. Chẳng hạn các văn bản pháp luật bảo vệ biên giới quốc gia, vùng biển, vùng trời.

Chậm thực hiện vì dấu "Mật"

Dự thảo báo cáo của Chính phủ đánh giá: "Nhận thức về tầm quan trọng của Chiến lược đang còn hạn chế. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 48 năm 2005 nhưng cuối cùng không lập ban chỉ đạo. Sau gần 2 năm, Ủy ban Thường vụ QH mới ban hành kế hoạch thực hiện, còn các bộ, ngành địa phương đều không có chương trình hành động".

Tuy nhiên, lãnh đạo Vụ Pháp chế các bộ phản ánh, văn bản này được xem là văn bản mật. Đại diện Bộ Công thương phàn nàn, rất khó tìm Nghị quyết 48 và khi tìm được mới phát hiện đây là văn bản có chữ Mật.

Ông Lê Minh Tâm (Hội Luật gia) cho hay, lý do UBTVQH chậm ra kế hoạch thực hiện vì ban đầu Nghị quyết 48 đóng dấu Mật: "Lúc đó, trong giới luật chúng ta cũng đã hỏi nhau về việc Nghị quyết này có được phổ biến hay không".

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,