221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1317031
Nước ngoài thuê đất rừng: Chưa đến 10 USD/ha
1
Article
null
Nước ngoài thuê đất rừng: Chưa đến 10 USD/ha
,

- Khảo sát tình hình thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội cho rằng, "có một số giấy chứng nhận đầu tư được cấp ở những địa bàn trọng điểm về quốc phòng an ninh. Một số địa phương có tình trạng giao đất trên giấy, nghĩa là diện tích đất rừng đã giao hộ gia đình quản lý cũng lại được giao cho nhà đầu tư nước ngoài thuê".

>> Nước ngoài thuê đất rừng: Cắt bớt diện tích sát biên giới
>> Cho nước ngoài thuê đất rừng:Chính phủ nói 10, QH bảo 18
>> Bộ NN&PTNT: Cho thuê đất rừng đã được thẩm định quốc phòng
>> Bộ trưởng NN&PTNT: Không báo sai số liệu đất rừng cho thuê
>> ’Kiên quyết dừng cho nước ngoài thuê đất rừng’

Mô tả ảnh.
Ngoài đất ruộng, người dân thôn Song Sài, xã Đông Quan chỉ biết trông chờ vào diện tích đất trồng rừng để mưu sinh. Ảnh: Duy Tuấn

Báo cáo được gửi tới các ĐBQH cùng với báo cáo về các công trình trọng điểm quốc gia như thủy điện Sơn La, Lai Châu, đường Hồ Chí Minh.

Không đủ đất rừng cho dân

Theo Ủy ban KHCN&MT, tính đến tháng 8/2010, có 14 tỉnh (báo cáo của Chính phủ mới đây cho rằng có 8 tỉnh) cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng và 5 tỉnh khác cấp giấy chứng nhận đầu tư chế biến lâm sản kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ và các dự án có liên quan.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng theo hình thức 100% vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 288.974 ha.

Trong đó, diện tích đã cho thuê là 18.571 ha, diện tích đã đưa vào sử dụng 15.268 ha, diện tích đã triển khai trồng thực tế 13.871 ha, diện tích đã cho xây dựng nhà xưởng, công trình 1.397 ha.

Diện tích đất nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết với nhà đầu tư trong nước để trồng rừng là 21.657,51 ha, trong đó đã triển khai hợp tác trồng rừng 6.058,21 ha.

Có công ty đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư quy mô lớn như Công ty InnovGreen (Hồng Kông) với diện tích là 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất của các doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép đầu tư trồng rừng.

Về giá cho thuê, trong trường hợp InnovGreen với 8.123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77.946 USD, trung bình 9,58 USD/ha (khoảng 180 ngàn đồng/ha).

Mức giá này, theo Ủy ban KHCN&MT là quá thấp.

Trong khi hiện nay, nhu cầu được giao đất, giao rừng của hộ nông dân là rất lớn.

Do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây rừng, kỹ thuật canh tác cho năng suất trồng rừng cao, rồi giá gỗ rừng tăng khoảng 4 lần so với trước đây cho nên thực tế không đủ đất rừng giao cho nhu cầu hộ gia đình.

"Vì vậy, cần xem xét việc giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài để việc giao đất, giao rừng đảm bảo quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân tại địa phương và việc giao đất, giao rừng tuân thủ đúng pháp luật, bảo đảm an ninh quốc phòng", Ủy ban khuyến cáo.

Dân quản lý, rừng ít cháy hơn

Cũng theo khảo sát của Ủy ban, năm nay, tình trạng cháy rừng gia tăng.

Tính đến tháng 7/2010, diện tích rừng bị cháy của cả nước 5.327,79 ha, trong đó rừng tự nhiên là 1.948,68 ha (rừng đặc dụng 930,06 ha, rừng phòng hộ 287,93 ha, rừng sản xuất 730,69 ha), gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù, các địa phương đã có phương án chủ động ứng phó, đầu tư trang thiết bị, một số nơi xây dựng đường ranh cản lửa, đầu tư nhân lực cho phòng cháy, chữa cháy rừng… nhưng do diễn biến bất thường của thời tiết, tình trạng hạn hán kéo dài nên công tác phòng, chống cháy rừng còn gặp nhiều khó khăn.

"Một số tỉnh như Cao Bằng, Sơn La cho thấy nơi nào rừng được giao cho hộ gia đình quản lý, nơi đó diện tích cháy rừng thấp hơn", Ủy ban KHCN&MT đánh giá.

Ngoài ra, tình trạng chặt phá rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp... trái phép tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2009 nhưng ở nhiều nơi vẫn diễn ra gay gắt, đặc biệt ở các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên.

Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được giao quá lớn so với năng lực quản lý, bảo vệ của Ban quản lý, lâm trường, lực lượng kiểm lâm mỏng, việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng thường kéo dài, chế tài xử lý còn nhẹ.

2010 là năm cuối cùng thực thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong thời gian chuẩn bị tổng kết dự án, đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ được tiếp tục bố trí vốn để trồng và bảo vệ rừng trong năm 2011 theo mức đầu tư hằng năm của dự án (tương đương 1.425 tỷ đồng).

  • Lê Nhung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,