221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1315644
Phó Thủ tướng: Đầu tháng 11 sẽ có "Vinashin mới"
1
Article
null
Phó Thủ tướng: Đầu tháng 11 sẽ có 'Vinashin mới'
,

- Trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp tổ Quốc hội sáng nay (22/10), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, cho hay, chậm nhất cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ có một Vinashin mang diện mạo mới.

Thưa ông, việc tái cơ cấu Vinashin đến thời điểm này có gì mới so với báo cáo của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội?

Việc thứ nhất là đàm phán nợ để nợ chậm lại, có thể giảm đi và xử lý cơ cấu xác suất thì đẩy ra những làm ăn không hiệu quả, thu lại tiền, từng bước đẩy mạnh sản xuất. Bây giờ kết quả là lao động yên tâm, tư tưởng yên tâm, thay được lãnh đạo, và từ lãnh đạo cấp cao sẽ thay lãnh đạo dưới nữa, tạo ra cách làm ăn, cách quản trị mới. Bây giờ các đơn hàng không bị hủy, trở lại hoạt động, những cái đắp chiếu bây giờ trở lại, ví dụ tiếp tục đóng tàu.

Thời gian vừa rồi, đã giao được mấy con tàu, đóng được một số thiết bị phụ trợ… Bước một đã cơ cấu chuyển giao tàu cho Vinalines, bắt đầu hoàn thiện, đưa vào sản xuất, vận tải, bắt đầu hoạt động được. Có nghĩa những ngành chính bắt đầu hoạt động, công nhân có việc làm.

Sẽ làm bước hai, nhanh thôi, trong tháng này, chậm lắm là đầu tháng 11, mình sẽ ra một Vinashin mới.

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời báo chí: "Vinashin mới" làm vai trò chủ lực. Ảnh: TTD

Vinashin mới với ngành nghề chính, ngành nghề phụ trợ, đi theo đó là hệ thống đào tạo đội ngũ, để rồi mục tiêu cuối cùng là tạo ra một ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam. Vinashin này làm vai trò chủ lực, không phải làm tất cả. Nước ngoài vẫn có thể làm, tư nhân có thể làm nhưng anh Vinashin này phải tạo ra chủ lực để đóng những con tàu lớn, sửa chữa con tàu lớn, có thể tham gia vào công nghiệp tàu thủy của quốc phòng.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ quyết định một Vinashin mới. Ngoài ra, những khoản nợ của Tập đoàn sẽ dãn ra, lùi lại và thậm chí đàm phán có thể giảm xuống, nhưng rồi cũng phải trả, nhưng lấy đâu mà trả?

Trả bằng cách này: một là tập đoàn phải làm ăn để trả, đóng được tàu thì bán được tàu, có tiền trả nợ. Hai là phải cơ cấu lại, bán bớt đi, nhượng bớt đi, cổ phần bớt đi lấy tiền mà trả. Ba là sau khi thực hiện cơ cấu lại nợ, có thể thực hiện những biện pháp tài chính chuyển nợ cũ thành nợ mới, nợ mới có thể dài hơn, dài hơn thì sẽ đủ sức trả.

Làm được như vậy thì có thể sẽ có những thiệt hại nhưng hạn chế tối đa. Phương châm cái gì có hiệu quả, làm lợi cho được thì làm cho lợi ra, cái gì bị thua lỗ thì có cái mình phải chịu, có những doanh nghiệp con mình có thể cho phá sản, rồi bán.

Trước đây như Epco, Minh Phụng, Huy Hoàng, cũng hai cách giải quyết, một cách giải quyết mình làm nó tốt hơn như chỗ Huy Hoàng, thì cơ cấu lại nợ để tiếp tục tái tạo tài sản, phát triển tài sản đó, rồi sau này phát triển được.

Chúng ta không thể bỏ công nghiệp đóng tàu được vì Việt Nam là nước biển, tương lai lại càng quan trọng, mà biển đi đầu là hàng hải, chứ đâu phải khai thác tài nguyên là chính, dầu khí là khai thác tài nguyên, khai thác thì cũng hết, mà Biển Đông thì rộng, mình phải có mặt trên đại dương.

Hiện nay nhu cầu vận tải thế giới sau khủng hoảng sẽ hồi phục trở lại, trước khủng hoảng và bắt đầu khủng hoảng, thì nó thụt giảm nghiêm trọng.

Vậy tái cơ cấu có đáp ứng nguyện vọng mong muốn không, thưa Phó Thủ tướng?

Đang từng bước, như tôi vừa nói, nó đang đi theo kế hoạch.

Liệu có khó khăn gì không?

Khó khăn, tức tính mất cân đối của nó rất nghiêm trọng nên mình giải quyết cùng môt lúc 3 việc. Thứ nhất, phải ổn định sản xuất; thứ hai, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý; thứ ba là nợ nần có cái đến hạn phải tính, phải đàm phán với chủ nợ không đơn giản.

3 yếu tố này phải giải quyết một cách đồng thời, chỉnh đốn lại đội ngũ, sửa đổi lại quản trị, thay đổi mô hình hoạt động của nó. Rồi cũng phải rút kinh nghiệm những vấn đề quản lý nhà nước, thanh tra thế nào, kiểm tra thế nào, giám sát thế nào, quản lý chủ sở hữu thế nào, phân cấp quá rộng cho nó, khi phân cấp quá rộng cho nó thì nó làm, mình đưa tay mình với xuống không chặt. Những cái đó phải sửa lại.

Cho nên ra một quyết định mới về lập Vinashin, cơ cấu lại, đi theo đó là một bản điều lệ mới của bản quy chế tài chính mới, cái khó chính là phải làm một cách đồng bộ, cùng một lúc, làm khẩn trương.

Đến nay đã nắm toàn bộ "bệnh" của Vinashin chưa, vì trước đây họ báo cáo không thành thật?

Bây giờ ban chỉ đạo có từng tổ, tổ cơ cấu tài chính, tổ cơ cấu sản xuất đầu tư, tổ chuyên giám sát, đặt cả người ở dưới, mình thay đổi lại người cho nên mình nắm chắc hơn. Nắm chắc sổ sách và tình hình hiện có của nó, nhưng nếu áp vào thị trường xem có phải vậy không thì còn phải tiếp tục kiểm toán, đánh giá.

  • Linh Thư ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,