Tòa sẽ không còn "muốn xử thế nào cũng được"!
07:03' 28/05/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ông Phạm Hưng, nguyên Chánh án TANDTC, Chủ tịch Hội Luật gia VN, cho rằng, BLTTDS được QH thông qua sáng 27/5 sẽ giúp cơ quan tư pháp không còn "lúng túng" trong xét xử vụ án dân sự.

 

- Thưa ông, nếu Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa, thì làm thế nào để đảm bảo tính khách quan trong xét xử?

Ông Phạm Hưng.

- Như dự thảo trình bày hôm nay là rất đúng vì xuất phát từ nguyên tắc là tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự. Tòa án căn cứ vào lý lẽ, chứng cứ của hai bên để phán quyết. Luật các nước, gần nhất là TQ, thì người ta cũng không quy định Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên tòa, mà chỉ có quyền kháng nghị. Nếu thấy bản án phiên tòa có vấn đề không khách quan, viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Viện kiểm sát chỉ có mặt trong trường hợp cần thiết.

- Trường hợp nào được gọi là “cần thiết”?

- Chẳng hạn tuyên bố người mất tích, tuyên bố người đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, không có 1 trong 2 bên đương sự… thì cần có VKS. Những vụ án dân sự có cả 2 bên, hoặc có luật sư hai bên thì không nhất thiết phải có mặt Viện kiểm sát. Hoặc trong trường hợp án có điều tra, mà đương sự khiếu nại kết quả điều tra đó thì nên có mặt Viện kiểm sát.

- Bộ Luật không quy định quyền khởi tố của Viện kiểm sát nữa. Vậy những vụ án mà tính chất quan trọng cần phải khởi tố thì sẽ phải làm thế nào?
"Không nên để Viện KS tham gia khởi tố vụ án dân sự"

"Việc dân sự cốt ở đôi bên, nên phát huy quyền tự định đoạt của đương sự. Sự can thiệp của quyền lực Nhà nước vào quan hệ dân sự càng ít càng tốt...". Trừ một số đại biểu của Viện KS, đa phần các đại biểu tham gia Hội nghị đại biểu QH chuyên trách lần thứ ba đều có chung quan điểm này khi cho ý kiến về quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện KS.

- Dù quan trọng đến mấy đó vẫn là quyền của các bên đương sự. Còn Nếu vụ việc liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi ích pháp luật thì các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức đoàn thể có quyền khởi kiện, khởi tố chứ không cần Viện kiểm sát. Quy định như vậy là đúng và phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Bộ Luật tố tụng dân sự quy định, các bên đương sự có quyền và nhiệm vụ đưa ra chứng cứ. Nhưng khả năng, điều kiện tập hợp chứng cứ của 2 bên không phải lúc nào cũng như nhau. Làm sao để giải quyết tình huống này?

- Chứng cứ đưa ra, nhưng còn có tòa án làm trọng tài. Chứng cứ phải hợp với thực tế, bịa ra thì không chấp nhận. Thứ hai là luật sư của hai bên sẽ có các lý lẽ và làm chứng cứ cho thân chủ.

- Nhưng thuê LS cũng khó, chẳng hạn tranh chấp số tiền rất thấp, không đủ thuê luật sư?

- Luật có quy định tòa án sẽ giúp đương sự lấy chứng cứ. còn có cơ quan tư vấn pháp lý cho người nghèo. Theo tôi nên khuyến khích đẩy mạnh hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, chứng cứ dân sự có khó nhưng cũng không khó như hình sự. Ví dụ A kiện B, B có quyền yêu cầu A đưa ra chứng cứ. Nếu khó khăn lắm, liên quan đến cơ quan Nhà nước thì luật có quy định trong trường hợp cần thiết đương sự có yêu cầu thì các cơ quan, tổ chức giữ chứng cứ bắt buộc phải cung cấp cho tòa án.

- Việc xét xử căn cứ vào chứng cứ và lý lẽ của hai bên. Vậy liệu có diễn ra tình trạng “xử sao cũng được” như trước đây đã có lần một lãnh đạo cấp cao trong ngành tư pháp phát biểu, vì đương sự cung cấp chứng cứ thế nào thì tòa căn cứ thế mà xử?

- Nói “xử sao cũng được”, là phản ánh một thực tế về sự lúng túng của các cơ quan tư pháp trong các vụ việc dân sự, là một thực tế của các cơ quan tư pháp, chứ điều đó không có nghĩa là tùy tiện. Còn bộ Luật tố tụng dân sự lần này dựa trên nguyên tắc “Việc dân sự cốt ở hai bên”, xuất phát từ quyền định đoạt, thỏa thuận của đương sự, do đó có sự thay đổi trong kết quả xét xử là chắc chắn, và đó là điều hiển nhiên. Chẳng hạn, có thể tòa đã xử và chấp nhận kết quả, nhưng sau đó 2 bên thỏa thuận khác, thì quyền đó được chấp nhận. Có thể ở tòa, bên A kiện bên B có nợ, nhưng sau đó hai bên họ thông cảm, thương lượng, thì là quyền của hai bên. Còn một số thay đổi khác, chẳng hạn tòa sơ thẩm xử A được, nhưng phhúc thẩm bên B xuất trình được chứng cứ mới thì phải thay đổi kết quả xét xử là bình thường xưa nay. Hoặc bên nguyên rút đơn thì thay đổi… Nên khi có Bộ Luật tố tụng dân sự, việc xét xử sẽ linh hoạt, phù hợp, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng hơn tùy thuộc vào tình huống, thỏa thuận, bằng chứng… chứ không phải gọi là xử sao cũng được.

Từ trước đến nay, án dân sự vẫn là lĩnh vực có số vụ kháng cáo kháng nghị lớn, đến trên 50% số vụ. Ở đây có một nguyên nhân vì ta chậm ra bộ Luật tố tụng dân sự này. Đó là nguyên nhân quan trọng. Vì ở ta, việc xây dựng Luật làm rất muộn.

- Lâu nay vẫn có một thực trạng án xử đi xử lại. Vậy thẩm phán phải bị chế tài như thế nào thì không thấy Luật quy định. Như vậy sẽ không bắt buộc thẩm phán phải làm việc nghiêm cẩn hơn?

- Nghị định 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17/3/2003 đã có quy định, xét xử sai thì phải bồi thường, đó cũng là một chế tài nghiêm khắc.

- Xin cám ơn ông.

  • Đặng Vỹ
    thực hiện

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
BLTTDS không "ôm" hết vụ án dân sự?
Không nên để tố tụng lao động trong BLTTDS
"Án dân sự tồn đọng chắc chắn sẽ giảm..."
Lấy ý kiến dân về dự án BL tố tụng dân sự
"Không nên để Viện KS tham gia khởi tố vụ án dân sự"
CÁC TIN KHÁC:
QH thông qua Luật Phá sản DN, Luật Thanh tra (26/05/2004)
Cán bộ dùng ôtô vượt tiêu chuẩn thì tự bỏ tiền đền! (26/05/2004)
Thêm nhiều DN bị coi là lâm vào tình trạng phá sản? (19/05/2004)
"Luật phá sản ưu tiên cho chủ nợ và người lao động" (18/05/2004)
"Nhà nước không thể bù lỗ xăng dầu mãi được!" (17/05/2004)
Cổ phần hoá chậm, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm! (15/05/2004)
QH phân vân trước khi bấm nút thông qua quyết toán NS (14/05/2004)
Hội nhập WTO: Chúng ta chuẩn bị gì cho cuộc chơi? (13/05/2004)
Giá thuốc mới chỉ nằm im trên mặt bằng... đang lên cao (12/05/2004)
"Nên tránh tư tưởng cứ thấy độc quyền là phê phán" (11/05/2004)
Tăng trưởng kinh tế 8 tháng cuối năm phải đạt 7,8-8,3% (11/05/2004)
Luật Đất đai mới: Chuyên gia luật còn chưa "thông"... (09/05/2004)
"Tư nhân chưa nên tham gia xuất bản" (08/05/2004)
Sẽ có một thị trường điện lực? (06/05/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang