Dịch vụ mới chỉ được "chú ý" ở Hà Nội, TP.HCM
18:30' 22/07/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Hoạt động dịch vụ phân bố không đồng đều giữa các địa phương, chủ yếu mới tập trung ở Hà Nội và TP.HCM"... Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nhận xét như vậy tại cuộc họp bàn về tình hình dịch vụ và công tác quản lý dịch vụ trong thời gian qua và xem xét những công việc cần triển khai trong thời gian tới.

Chất lượng dịch vụ y tế đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Thương Mại, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ý kiến phát biểu của các Bộ, ngành, địa phương và một số đơn vị kinh doanh dịch vụ, Phó Thủ tướng kết luận: Thời gian qua, lĩnh vực dịch vụ đã có bước phát triển đáng kể, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng trưởng ở một số ngành như Bưu chính Viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, du lịch...nhanh, đồng thời, chất lượng dịch vụ đã được nâng lên đáng kể so với những năm trước...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả ban đầu nêu trên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, hoạt động dịch vụ còn một số tồn tại, điển hình là ở nhiều Bộ, ngành, sự nhận thức và mối quan tâm về vị trí và vai trò của dịch vụ còn chưa đủ mức, thiếu đồng đều; nhiều lĩnh vực dịch vụ còn bỏ trống, không được khai thác và quản lý; nhiều ngành dịch vụ có khả năng nhưng chưa được xã hội hoá, còn tồn tại tư tưởng bao cấp, đòi hỏi hỗ trợ từ ngân sách.

Từ thực trạng trên, Phó Thủ tướng chỉ đạo: Thời gian tới phải xem dịch vụ là một trong những trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế đất nước, phải có các chính sách, cơ chế và cơ cấu đầu tư phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ. Đồng thời, trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như chiến lược phát triển ngành giai đoạn 2006 - 2010, cần chú trọng các giải pháp phát triển dịch vụ vì khu vực này còn nhiều tiềm năng, có thể thu hút nhiều lao động, tạo nhiều công ăn việc làm và giải quyết được nhiều vấn đề xã hội.

Để chuẩn bị cho việc xây dựng các chính sách, cơ chế phát triển và tổ chức quản lý dịch vụ cho thời gian còn lại của kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) và giai đoạn 2006 - 2010, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương và đề nghị: "Ngay từ bây giờ, các Bộ, ngành, Tổng Công ty nhà nước cần soát xét lại hoạt động dịch vụ trong ngành để có kế hoạch mở rộng, chiếm giữ địa bàn và khách hàng dịch vụ trong nước trước khi các tổ chức dịch vụ nước ngoài xâm nhập vào ta".

Riêng với Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư cho khu vực dịch vụ theo hướng mở rộng cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia; chủ động mở cửa dần đối với thị trường dịch vụ...

  • Nguyệt Minh
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM có kịp cổ phần hóa 45 DN trong năm 2004? (21/07/2004)
Nhà nước phải quản lý chặt mặt hàng thuốc chữa bệnh (21/07/2004)
Hàng hoá nhập khẩu nào bị áp thuế chống trợ cấp? (20/07/2004)
Việt Nam: Thu nhập tăng, chỉ số giáo dục giảm (20/07/2004)
Phá thế độc quyền trong kinh doanh vận tải đường sắt (20/07/2004)
TP.HCM: GDP tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua (15/07/2004)
Vì sao đầu tư của Mỹ vào VN còn khiêm tốn? (14/07/2004)
"Tăng lương công chức để hạn chế tham nhũng" (11/07/2004)
"Một cửa" - bao giờ "thông"? (09/07/2004)
Chưa có NĐ đất đai: Chính phủ mong dân thông cảm! (03/07/2004)
TP.HCM quyết tâm đi “một cửa” để thu hút đầu tư (02/07/2004)
WTO: Điểm đến đã gần hơn? (23/06/2004)
Sẽ tập trung giải quyết 4 việc lớn trong nhiệm kỳ mới (17/06/2004)
"Cứ để DN nhảy xuống ao, họ sẽ tự biết bơi" (16/06/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang