Trong 8 năm, 4.529 DN phải xử lý vấn đề môi trường
08:09' 30/07/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cho biết như vậy tại buổi làm việc với UBND TP.HCM, về vấn đề xử lý chất thải của thành phố chiều 29/7.

Sau khi trực tiếp thị sát công trường chôn bãi rác Gò Cát quận Bình Tân, làm việc với công ty dệt Thành Công tại khu công nghiệp Tân Bình vào sáng 29/7, buổi chiều Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã làm việc với UBND và các ban, ngành của TP.HCM về vấn đề xử lý chất thải của thành phố.

Phó Chủ tịch Trương Mỹ Hoa kiểm tra tại công trường chôn lấp rác Gò Cát. Ảnh: Hoàng Hải

Hiện tại, TP.HCM có lượng rác thải sinh hoạt 6.000 m3/ngày, chưa kể lương rác thải công nghiệp đọc hại và rác thải y tế. Công nghệ chủ yếu là chôn lấp. Thành phố có 2 bãi rác chôn lấp đang hoạt động là bãi rác Gò Cát công suất 2.500m3/ngày và bãi rác Phước Hiệp huyện Củ Chi công suất 3.500m3/ngày.

Phó Chủ tịch nước cho biết, hiện nay trong nội dung đàm phán để gia nhập WTO, vấn đề tồn đọng chính là lĩnh vực môi trường. Vì vậy, hoạt động này không còn là công tác môi trường đơn thuần, mà là vấn đề kinh tế và hội nhập. Bà cho biết thêm, trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Chính phủ đưa ra lộ trình từ nay đến 2010 phải hạn chế tốc độ gia tăng và khắc phục suy thoái về môi trường, đến năm 2020 phải ngăn chặn được tình trạng này.

Phó Chủ tịch Trương Mỹ Hoa ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của TP.HCM trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là việc vận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào xử lý rác và chất thải, chăm lo tốt cho người lao động… nhờ đó đã giải quyết được căn cơ về vấn đề môi trường của thành phố.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch cũng cho rằng, mặc dù hình thức chôn lấp hiện đang là biện pháp chính của thành phố, song về lâu về dài sẽ không đáp ứng được tình hình rác thải mỗi ngày càng nhiều hơn. “Với TP.HCM, tấc đát tấc vàng, không thể chôn lấp mãi. Vì vậy, cần phải có giải pháp căn bản hơn, có chiến lược, có kế hoạch về lâu dài” - Phó Chủ tịch nói. Bà cho rằng, phải xem rác là tài nguyên, là nguyên liệu. Nếu rác đem phân loại và chế biến thành sản phẩm phục vụ nông nghiệp, khí, điện phục vụ cuộc sống và sản xuất, thì lợi lớn về kinh tế gấp nhiều lần.

Theo Phó Chủ tịch, để làm tốt công tác xử lý rác, TP.HCM cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Bà dẫn chứng, hiện tại rác sinh hoạt ở TP.HCM thải ra một lượng 6.000 tấn/ngày, chiếm từ 73 đến 78% tổng khối lượng rác thải. “Rác sinh hoạt chủ yếu từ trong nhân dân, vì vậy huy động sức dân tham gia vào công tác xử lý rác là hợp lý”. Bà đề nghị, thành phố cần tập trung thực hiện công việc cho nhân dân phân loại rác tại nguồn: “Ngày trước, phụ nữ có phong trào 4 giỏ, thiếu nhi có phong trào kế hoạch nhỏ, phong trào Trần Quốc Toản. Lúc đó chưa hề có ý thức về vấn đề môi trường, mà chỉ là tiết kiệm. Còn ngày nay, phân loại rác còn là vấn đề kinh tế hẳn hoi. Phải quay lại bài học từ dân để huy động vào công tác bảo vệ môi trường.” - Phó Chủ tịch nói. Bà cho rằng, lập lại thói quen này sẽ khó, nhưng cần thiết.

Một hình thức thứ hai cần xã hội hóa, theo Phó Chủ tịch, là tập trung nâng cao nhận thức cho toàn dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Bà đề nghị, phải lấy đoàn thể, trong đó Mặt trận làm nòng cốt để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân. “Dựa vào sức dân và dân làm. Hoạt động này không hề tốn tiền bạc, đô la, không tốn đầu tư dây chuyền công nghệ gì cả, rất có lợi khi thực hiện”. Phó Chủ tịch nói vậy và đưa ra gợi ý, công tác tuyên truyền cần thực hiện ngay từ tổ dân phố, từ trong các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, và cần thiết phải đưa vào trong nhà trường từ bậc tiểu học.

Phó Chủ tịch nước nhắc lại chỉ thị 56: “Sự nghiệp bảo vệ môi trường là công việc và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, và cho rằng, TP.HCM chưa phát huy hết chủ trương này.

Bên cạnh việc động viên nhắc nhở, Phó Chủ tịch cũng đề nghị xử lý triệt để những đơn vị vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

Làm việc với công ty dệt Thành Công vào buổi sáng, Phó Chủ tịch cho biết, Chính phủ có danh sách 4.529 doanh nghiệp từ nay đến năm 2012 phải xử lý về vấn đề môi trường, trong đó có dệt Thành Công. “Vì vậy, đơn vị phải làm thế nào nhanh chóng đầu tư dây chuyền xử lý chất thải, để thoát khỏi “bảng phong thần”. Là một danh nghiệp anh hùng, phải xứng đáng với danh hiệu ấy”. Bà nhắc nhở.

Trả lời Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc công ty dệt Thành Công cũng cho biết, hiện day chuyền thiết bị xử lý nước thải công ty đang nhập về. Ông cam kết sẽ thoát khỏi “bảng phong thần”.

  • Đặng Vỹ

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lãnh đạo Hà Nội thừa nhận chưa chỉ đạo sát sao (30/07/2004)
"Một cửa" - người dân giám sát tham nhũng tốt hơn (28/07/2004)
Miễn thuế thu nhập cá nhân nếu ảnh hưởng lợi ích QG (26/07/2004)
Chất lượng tăng, thứ hạng giảm (26/07/2004)
Hàng hoá nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (26/07/2004)
Dịch vụ mới chỉ được "chú ý" ở Hà Nội, TP.HCM (22/07/2004)
TP.HCM có kịp cổ phần hóa 45 DN trong năm 2004? (21/07/2004)
Nhà nước phải quản lý chặt mặt hàng thuốc chữa bệnh (21/07/2004)
Hàng hoá nhập khẩu nào bị áp thuế chống trợ cấp? (20/07/2004)
Việt Nam: Thu nhập tăng, chỉ số giáo dục giảm (20/07/2004)
Phá thế độc quyền trong kinh doanh vận tải đường sắt (20/07/2004)
TP.HCM: GDP tăng trưởng cao nhất trong 3 năm qua (15/07/2004)
Vì sao đầu tư của Mỹ vào VN còn khiêm tốn? (14/07/2004)
"Tăng lương công chức để hạn chế tham nhũng" (11/07/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang