Người lao động tại KCN sẽ bớt khó khăn về nhà ở
18:36' 06/08/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thông tin từ cuộc hội thảo “Nhà ở cho người lao động ngoài tỉnh và Khu công nghiệp” do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và tổng hội xây dựng Việt Nam" vừa tổ chức tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã mang lại niềm hy vọng tươi sáng cho công nhân về nhà ở.

Nhiều công nhân không thể làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP.HCM vì khó khăn về nhà ở.

Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, hiện tại trên cả nước có 96% tổng số cán bộ công chức chưa có điều kiện ổn định về nhà ở. Có 19% số cán bộ công chức thuê nhà của Nhà nước. Hầu hết các khu nhà chung cư cho thuê này được xây dựng lâu năm, chất lượng thấp do xuống cấp. Nhiều chung cư xuống cấp đã có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng, môi trường không bảo đảm.

Số cán bộ công chức ở nhà, ở tạm nhà quen đến 31%. Số thuê nhà của tư nhân, nhà cấp 4, nhà tạm chiếm 4%. Chỉ có 14,6% mua được nhà hóa giá, tuy nhiên cũng không hoàn toàn ổn định do tình hình thiết lập sở hữu vẫn còn nhiều thủ tục khó khăn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện có khoảng 800.000 người lao động, trong đó lao động ngoài tỉnh chiếm 50%. Cũng theo Bộ này dự báo, nếu theo chủ trương mở rộng 700.000ha cho vùng kinh tế trọng điểm, thì đến năm 2010 sẽ có khoảng 1,3 triệu lao động làm việc ở các khu vực này. “Lúc đó, áp lực về nhà ở cho người lao động sẽ rất lớn. Vì vậy rất cần một giải pháp ngay từ bây giờ” - lãnh đạo Bộ này nhận định.

Theo các ý kiến thảo luận và thống nhất tại hội thảo, để thực hiện hoàn thành mục tiêu nhà ở cho người lao động đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, cơ quan chính quyền, các khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải có cơ chế đặc biệt tiên cho việc xây nhà ở cho người lao động, cụ thể là cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích hoạt động này.

Quan điểm đi đến thống nhất chung cho rằng, Nhà nước cần coi việc tạo điều kiện xây dựng nhà ở là yêu cầu thu hút vốn đầu tư, để trên cơ sở đó tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp khi tham gia vào việc xây dựng nhà ở cho người lao động.

Một trong những cơ chế ưu tiên đó, là chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà bán trả góp, cho thuê. Trong đó, Nhà nước cần chú trọng chính sách ưu đãi về sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, miễn hoặc giảm một số loại thuế trong một thời gian thích hợp. Bên cạnh đó là chính sách ưu đãi với doanh nghiệp tự bỏ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân của mình. Theo nhu cầu cấp bách, các đơn vị có thể được phép xây dựng nhà ở tạm thời, sau đó căn cứ quy hoạch chung để xây dựng nhà ở. Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chi tiền nhà ở cho người lao động trong thi hạn nhất định được tính vào giá thành của phí lưu thông.

Điều được các đại biểu nhấn mạnh là, nhằm phát huy tối đa hiệu quả các chính sách khuyến khích mọi thành phần tham gia vào hoạt động này, quỹ đất xây dựng nhà ở được quy hoạch chung và được công bố công khai để doanh nghiệp, cá nhân biết và tham gia đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chủ trương nhằm chiếm đất, các ý kiến thống nhất đề nghị Nhà nước không giao đất cho các doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng nhà ở cục bộ khép kín phá vỡ quy hoạch chung.

Đồng thời với những kiến nghị về ưu đãi doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, các ý kiến đề nghị về những chủ trương chiến lược khi quy hoạch khu chế xuất, khu công nghiệp. Cụ thể, khi quy hoạch các khu này, nhất thiết phải gắn với việc quy hoạch nhà ở cho người lao động. Với các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất trước đây đã thiết kế, khi phê duyệt dự án nếu không có quy hoạch nhà ở cho người lao động, phải thiết kế bổ sung.

  • Đặng Vỹ

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Luật Cạnh tranh chưa được "Việt Nam hoá''? (06/08/2004)
Tạo điều kiện để báo chí điều tra tham nhũng độc lập (05/08/2004)
Khâu truyền tải điện sẽ không có cạnh tranh? (04/08/2004)
Không miễn giảm tiền sử dụng đất dự án tái định cư (03/08/2004)
Trong 8 năm, 4.529 DN phải xử lý vấn đề môi trường (30/07/2004)
Lãnh đạo Hà Nội thừa nhận chưa chỉ đạo sát sao (30/07/2004)
"Một cửa" - người dân giám sát tham nhũng tốt hơn (28/07/2004)
Miễn thuế thu nhập cá nhân nếu ảnh hưởng lợi ích QG (26/07/2004)
Chất lượng tăng, thứ hạng giảm (26/07/2004)
Hàng hoá nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (26/07/2004)
Dịch vụ mới chỉ được "chú ý" ở Hà Nội, TP.HCM (22/07/2004)
TP.HCM có kịp cổ phần hóa 45 DN trong năm 2004? (21/07/2004)
Nhà nước phải quản lý chặt mặt hàng thuốc chữa bệnh (21/07/2004)
Hàng hoá nhập khẩu nào bị áp thuế chống trợ cấp? (20/07/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang