(VietNamNet) - Riêng tại TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2004 lượng kiều hối gửi về 900 triệu USD, 114 công ty kiều bào được cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh... Con số này được đưa ra trong Hội nghị phổ biến Nghị quyết 36-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức vào sáng 23/7.
Trong số 18 ý kiến phát biểu tại buổi triển khai Nghị quyết 36 tại TP.HCM sáng 23/7, đa số bà con Việt kiều đều đề cập đến vấn đề nên thành lập một Ban hỗ trợ công tác Việt kiều.
Bên cạnh đó, h
ầu hết bà con Việt kiều đều bày tỏ nguyện vọng, mong muốn được có một cơ chế rộng mở, công bằng để được trở về làm ăn, được thăm lại quê hương, góp sức mình cho quê hương.
Đơn giản hoá thủ tục để thu hút kiều bào về nước Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã khẳng định như vậy trong Hội nghị quán triệt Nghị quyết 36 về công tác đối với
Khởi đầu từ ý kiến của ông Nguyễn Duy Hưng, Việt kiều ở Bỉ. Ông Hưng nói rằng, chỉ thị 36 của Bộ chính trị đã đáp ứng được nguyện vọng này của bà con Việt kiều xa quê. Tuy nhiên ông Hưng cũng cho rằng, hầu hết chủ trương của Đảng đều đúng, nhưng việc thực hiện ở cơ sở còn nhiêu khê, nên hoạt động của Việt kiều về nước vẫn còn gặp khó khăn.
Ông Hưng đề nghị: “Mong rằng lần này được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho phép có sự tham gia tư vấn của bà con Việt kiều về phương pháp, giải pháp thực hiện nghị quyết, để chính sách được thực hiện nhanh và suôn sẻ hơn”.
Ông Lâm Hữu Long, Việt kiều ở Nhật Bản, cũng đồng ý với ông Hưng khi cho rằng, chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam thì ở cấp vĩ mô, nhưng thực hiện thì ở cấp cơ sở, nên ở nơi này hoặc nơi khác, những việc cụ thể vẫn có ách tắc.
Ông Nguyễn Hải ở Canada cũng nói tương tự ông Long, khi cho rằng để nghị quyết được thực thi, thì chính quyền phải chú trọng việc thực hiện ở cơ sở, vì nơi đây là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương. Ông Hải kể một ví dụ: ông về Việt Nam, hợp đồng làm giảng viên ở một trường đại học. Nhà trường xếp ông làm giảng viên, còn người học trò cũ của ông đang dạy tại đây làm giảng viên chính. “Như vậy là chúng ta đã không xem xét một cách toàn diện về chất xám, lao động quá khứ, năng lực, kinh nghiệm để sử dụng và trả công hợp lý, thì sẽ khó mà thu hút chất xám về cho đất nước” - ông Hải nói.
Đa số ý kiến của bà con Việt kiều đều đề nghị giống như ý kiến ban đầu của ông Nguyễn Duy Hưng, là Nhà nước Việt Nam nên thành lập một bộ phận, một tổ hay ban phụ trách công tác Việt kiều, nhằm tư vấn, hỗ trợ Chính phủ trong lĩnh vực này.
Cơ quan này nên có sự tham gia tư vấn của bà con Việt kiều. “Vì chỉ có bà con Việt kiều mới biết rõ vướng mắc của mình rõ nhất để trao đổi với Chính phủ” - bà Kim Vy, Việt kiều Canada phát biểu tại hội trường. Theo đó, cơ quan này còn được xác định là một địa chỉ hỗ trợ thông tin cho bà con Việt kiều về thăm quê, hồi hương hoặc đầu tư về quê hương, và cũng là nơi để bà con góp ý, trình bày nguyện vọng lên Đảng, Chính phủ.
Hiện tại có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó hơn 80% đang ở tại các nước công nghiệp phát triển. Năm 2002, lượng kiều hối chuyển về trong nước là 2,1 tỷ USD; năm 2003 là 2,7 tỷ USD, năm 2004 dự kiến là 3,5 tỷ USD. Riêng tại TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2004 lượng kiều hối gửi về 900 triệu USD, 114 công ty kiều bào được cấp giấy xác nhận đăng ký kinh doanh, 203.000 lượt kiều bào về nước qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Cũng trong buổi gặp mặt sáng 23/7, nhiều ý kiến của bà con Việt kiều đặt lên bàn Ủy ban nhân dân TP.HCM những vấn đề bức xúc và đã được UBND TP.HCM, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài ở TP.HCM giải đáp.
Trả lời ông Đỗ Ngọc Quyết (Việt kiều Pháp), ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài của TP.HCM cho biết: Việt kiều lấy vợ là người nước ngoài, sau đó về định cư tại Việt Nam thì vợ và con của họ được hưởng chế độ của người trong nước. “Văn bản này đang nằm trên bàn chúng tôi” - ông Ẩn nói.
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói rằng, việc đối xử với bà con Việt kiều sẽ không có sự phân biệt, vì đó là người Việt Nam.
“Dù không còn quốc tịch Việt Nam, chúng ta vẫn giúp đỡ nhau, vì tất cả chúng ta đã mang trong mình dòng máu dân tộc Việt” - Câu nói này của ông Nhân được những người tại buổi gặp mặt hoan nghênh.
-
Đặng Vỹ