221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
713774
Nước Mỹ và mong muốn "hợp tác cởi mở"
1
Article
null
Nước Mỹ và mong muốn 'hợp tác cởi mở'
,

(VietNamNet) - "Nước Mỹ không chỉ đơn thuần là một đối tác thương mại với Việt Nam, mà còn đang hợp tác với Việt Nam trong việc đạt được một mức độ cởi mở nhất định. Mức độ cởi mở ấy không chỉ có lợi cho Mỹ, mà còn phải phù hợp với mô hình phát triển mà Việt Nam đang theo đuổi". Ông Seth Winnick, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM nói.

Soạn: AM 569627 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Seth Winnick, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM.

WTO chậm, vì sao?

- Trong cuộc hội đàm trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa rồi của Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, Tổng Thống Bush đã cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ Việt nam gia nhập WTO. Nhưng theo chúng tôi hiểu thì VN vẫn chưa thể kết thúc đàm phán song phương với Mỹ. Vì sao mọi chuyện lại chậm như vậy?

- Cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam với Mỹ vẫn còn đang trong thời gian thương thuyết. Tôi sẽ không bàn luận đến thời gian Việt Nam gia nhập WTO. Các Bộ trưởng và Thứ trưởng đã nói về vấn đề đó trên báo chí và đó thực sự là câu hỏi cho Việt Nam.

Tôi muốn nói đến ý nghĩa của việc gia nhập WTO. Nước Mỹ rất muốn Việt Nam gia nhập WTO, nghĩa là Mỹ rất mong Việt Nam đạt mức tiêu chuẩn WTO trong quản lý kinh tế, trong mở cửa thương mại và tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Đó chính là ý của Tổng thống Mỹ khi ông nói rằng "chúng tôi nhiệt tình ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO". Chúng tôi muốn Việt nam phải đạt tới mức độ hòa nhập với nền kinh tế thế giới, bởi điều đó rất quan trọng với sự phát triển của Việt nam và của hệ thống thương mại thế giới.

Một nền kinh tế theo tiêu chuẩn của WTO phải là một nền kinh tế mở, không có những luật lệ vô lý, không có hàng rào thuế quan cao đối với tất cả các loại sản phẩm. Đó phải là một nền kinh tế không phân biệt giữa công ty trong nước và ngoài nước trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa , phân phối và sản xuất... Đó là những việc chính mà Việt Nam phải làm để có thể trở thành một nền kinh tế theo tiêu chuẩn của WTO. Một số trong đó thuộc về việc làm luật, số khác được thực hiện qua các nghị định và qua việc thực hiện các sắc lệnh.

Điều đã làm chậm lại tiến trình gia nhập của Việt Nam, tôi xin được nói thật lòng, là Việt Nam đã chú trọng quá nhiều đến bàn đàm phán - không nhượng bộ quá mức, nhượng bộ từng chút một và xem sẽ được những gì - chứ ít chú trọng đến việc tạo ra một nền kinh tế nội địa phát triển mạnh mẽ. 

Soạn: AM 108403 gửi đến 996 để nhận ảnh này
WTO - đích đến của Việt Nam

Không phải Mỹ chờ có được những đối xử hay thoả thuận đặc biệt với Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều chúng tôi trông đợi, thực sự hy vọng là việc mở cửa thị trường, sự cởi mở trong quản lý kinh tế, chính là những điều sẽ làm cho Việt Nam trở thành một nền kinh tế theo tiêu chuẩn WTO. Khi đó, kinh tế nội địa - nguồn lực cơ bản của một nền kinh tế thương mại - sẽ được kích thích tăng trưởng mạnh mẽ.

Mỹ chấp nhận kiểu "đàm phán ăn theo" và "Ngư ông đắc lợi"

- Việt Nam đã đàm phán xong với nhiều thành viên lớn của WTO như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng với Mỹ thì kéo dài rất lâu. Vậy có gì khác biệt giữa Mỹ và các thành viên khác? Ông có thể giải thích điều này?

- Tôi có thể giải thích, nhưng tôi có vẻ không giống một nhà ngoại giao khi làm điều này. Ở đây có hai yếu tố. Thứ nhất, mọi quốc gia đều biết Mỹ là một đối tác đàm phán rất nghiêm túc, và rất nhiều quốc gia khác đã sẵn sàng để chúng tôi đàm phán thay cho họ, bởi những gì đạt được trong mỗi cuộc đàm phán song phương sẽ có hiệu lực với tất cả các thành viên.

Chẳng hạn, những giới hạn và điều kiện mà công ty X nào đó đồng ý với Việt Nam về việc đánh thuế bánh trung thu sẽ được áp dụng cho tất cả các công ty sản xuất bánh trung thu trên thế giới. Vì thế, nhiều nước đã bước qua, để nước Mỹ đàm phán. Người ta gọi đó là sự "ăn theo" - là "Ngư ông đắc lợi". Nước Mỹ chấp nhận điều đó. Chúng tôi là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và một phần cái giá phải trả của chúng tôi là các nước khác có thể "ăn theo" các cuộc đàm phán như vậy.

Ngoài ra, cũng có những quốc gia dựa vào các cuộc đàm phán đa phương, hơn là đàm phán song phương, để đạt được mục đích chính. Vì vậy có rất nhiều quốc gia đã kết thúc thành công thỏa thuận song phương nhưng lại đang tiếp tục tập trung vào các cuộc đàm phán đa phương, như phiên họp vừa rồi ở Geneva . Đó cũng là một yếu tố nữa.

Cuối cùng, nước Mỹ không chỉ đơn thuần là một đối tác thương mại với Việt Nam, mà còn đang hợp tác với Việt Nam trong việc đạt được một mức độ cởi mở nhất định. Mức độ cởi mở ấy không hẳn chỉ có lợi cho Mỹ, mà còn phải phù hợp với mô hình phát triển mà Việt Nam đang theo đuổi. Tôi thực lòng nghĩ rằng, chúng tôi đàm phán với Việt Nam không phải chỉ để đạt được những ích lợi riêng về mặt này hay mặt khác, mà chúng tôi đang cố gắng để đạt được một hệ thống cởi mở và một sân chơi bình đẳng cho kinh doanh và phát triển ở đây.

Khi Luật Doanh nghiệp mới ra đời, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng hơn

- Hiện nay con số đầu tư của Mỹ vào Việt nam còn rất khiêm tốn. Phải chăng do môi trường và các chính sách đầu tư của Việt Nam chưa thực sự có sức thu hút?

Soạn: AM -82426 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việc mở đường bay thẳng sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ đầu tư, thương mại, du lịch và văn hoá Việt Nam - Hoa Kỳ.

- Mức độ đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thường bị đánh giá thấp hơn so với thực tế, bởi có một phần lớn các công ty Mỹ đặt trụ sở ở Singapore. Có rất nhiều công ty trong danh bạ Việt Nam mang danh Singapore nhưng thực chất là của Mỹ. Nếu tính cả con số đầu tư qua Singapore và đầu tư trực tiếp từ Mỹ, thì có lẽ chúng tôi là nước đầu tư lớn thứ 4 vào Việt nam.

Nhưng đúng là tiềm năng của các DN Mỹ lớn hơn nhiều. Các bạn sẽ thấy điều này một cách rõ ràng hơn khi mà Bộ Luật Doanh nghiệp mới - với sự xoá bỏ những phân biệt giữa các DN trong và ngoài nước, một bộ luật thống nhất, rõ ràng và minh bạch hơn - ra đời.

Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển rất cao trong 5 năm tới, như Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã tuyên bố, là sau 5 năm Việt Nam sẽ không còn là một “quốc gia kém phát triển”. Thử làm một phép tính, điều đó đồng nghĩa mức tăng GDP đầu người từ khoảng 500 đôla Mỹ một năm hiện nay lên đến khoảng 900 đôla vào năm 2010, tương đương mức tăng trưởng hàng năm phải đạt khoảng từ 10% đến 12%, đúng hơn là gần 12%. Điều này rất khó, nhưng không phải là không thể. Nó đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Nên có cải tổ trong ngành tài chính!

Cho rằng VN cần phải có sự cải tổ trong ngành tài chính, ông Seth Winnic lý giải: "Hiện thời, chỉ các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh mới có một mối quan hệ thuận tiện, vốn cho vay hầu như được qui định sẵn chứ không dựa trên cơ sở cơ hội kinh doanh tốt nhất. Điều này cần phải được thay đổi nếu muốn nguồn đầu tư - cả trong  lẫn ngoài nước tăng lên.

Việt Nam còn rất nhiều vốn đọng chưa được huy động để đầu tư hiệu quả. Những vốn đó dần biến thành bất động sản, thành vàng và tiền mặt (đô la) bởi vì người dân không có cơ hội đầu tư hiệu quả. Việt Nam cần có một cơ chế cho phép các công ty vừa và nhỏ được vay vốn để có thể phát triển, làm ăn một cách có hiệu quả. Hiện tại, việc yêu cầu thế chấp của ngân hàng với các DN là không thực tế và không khả thi. Ngân hàng nên cho vay dựa vào dòng tiền thu được (cashflow) của DN hơn là chú ý đến tài sản có thể thế chấp của công ty nếu muốn công ty đó phát triển".

- Như ngài đã nói, cơ sở hạ tầng tài chính là một vấn đề cần tháo gỡ của Việt Nam. Sẽ mất khoảng bao lâu để cơ sở hạ tầng tài chính của VN trở nên thực sự hiệu quả?

Soạn: AM 222290 gửi đến 996 để nhận ảnh này
HSBC - ngân hàng nước ngoài được khách hàng tin tưởng.

- Điều này tùy thuộc vào phía Việt nam chuẩn bị như thế nào. Mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh nếu mọi người biết chấp nhận rủi ro và thách thức do sự thay đổi đó mang lại. Có một áp lực giữa việc phát triển kinh tế nhanh và sự ổn định. Việt Nam muốn cả hai. Về mặt lý thuyết, một nền kinh tế tăng trưởng 12 % một năm là không ổn định, nhưng đó là sự không ổn định theo hướng tích cực.

Phát triển nhanh đồng nghĩa với việc thay đổi kinh tế nhanh, người dân có nhiều tiền hơn, tiềm năng đầu tư phong phú hơn. Nó rất khác với một nền kinh tế phát triển lặng lẽ với mức độ tăng trưởng chỉ ở mức 3-4%. Chính vì vậy mà có một áp lực giữa việc phát triển nhanh và sự ổn định. Hệ thống tài chính hiện đang là một trở ngại, trong khi nó đã có thể được mở rộng tự do nhanh chóng hơn nhiều. 

- Vậy một hệ thống tài chính như thế nào là hiệu quả, thưa ông?

- Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài - các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các tập đoàn tài chính - tất cả phải thực hiện được thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. Mức độ hoạt động càng cao, sức cạnh tranh họ tạo ra càng lớn. Và nếu sức cạnh tranh của họ mạnh hơn thì các công ty nhà nước cũng phải cạnh tranh theo. Anh không thể giữ mãi lối làm kinh tế cũ trong khi đối thủ của anh đang hoạt động tốt hơn anh nhiều.

Đã đến lúc các tổ chức tài chính trong nước phải nhận ra rằng họ buộc phải cạnh tranh, và họ cũng sẽ cung cấp những dịch vụ tương tự.

Các công ty trong nước có lợi thế là họ có sẵn một lượng khách hàng cơ bản, có mối quan hệ kinh tế và hiểu rõ thị trường trong nước. Các công ty nước ngoài thì lại có những sản phẩm rất tốt và có những dịch vụ rất hấp dẫn, tính cạnh tranh cao. Người nước ngoài luôn phấn đấu hết mình để thu hút khách hàng và các mối quan hệ. Đã đến lúc các cơ quan, tổ chức tài chính trong nước phải nỗ lực để phát triển sản phẩm cũng như những dịch vụ có tính cạnh tranh cao.

 ... Sẽ tạo ra những giấy phép để "in tiền"?

Soạn: AM 37497 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mỗi hoạt động kinh doanh đơn lẻ đều cần cấp phép

Việc cấp giấy phép và những điều lệ cũng nên thay đổi. Hiện nay mỗi hoạt động kinh doanh đơn lẻ đều cần phải được cấp phép riêng. Giả sử bạn có một công ty ở đây, và công ty của bạn sản xuất bí, và nếu bạn quyết định sản xuất bầu chứ không phải bí, bạn phải xin một giấy phép mới. Bạn phải qua hàng loạt các thủ tục lằng nhằng để có được giấy phép mới này, và những người có trách nhiệm ban hành giấy phép sẽ thu đủ mọi loại phí trong quá trình ban hành. Khi  mọi thứ đều cần phải có giấy phép, nếu một người có giấy phép đặc biệt, nhất là giấy phép độc quyền, cũng tương đương với chuyện họ có một giấy phép để in tiền.

Ví dụ, nếu tôi là người duy nhất có quyền xuất khẩu một sản phẩm X, thì tất cả những người sản xuất X đều phải trả cho tôi một khoản nếu muốn sản phẩm của họ được xuất khẩu. Đây không phải là cách điều hành kinh tế hiệu quả. Chuyện ban hành giấy phép như vậy sẽ gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh và môi trường đầu tư của cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Mới đây tôi có đọc được tin là Nhà nước quyết định bỏ việc độc quyền làm lịch, đó là một bước đi tích cực, nhưng nó cũng biểu lộ một vấn đề. Một đất nước mà Chính phủ lại biết rõ người tiêu dùng cần loại lịch gì hơn một công ty in ấn hay chính người tiêu dùng thì thật vô lý, đó là biểu hiện của một nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ chuyển hoá từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế mở. Hãy bỏ những điều lệ kiểu như vậy, để Việt Nam có thể có một nền kinh tế mở và thực sự hiệu quả.

Càng "mở" nhiều càng tốt...?

- Ông nhận xét gì về môi trường đầu tư của các tỉnh miền Trung với những khu kinh tế mở như Chu Lai, Nhơn Hội, Dung Quất? Theo ông, môi trường ở các vùng đó đã đủ mở để thu hút các nhà đầu tư lớn của Mỹ chưa? Hay cần những thay đổi gì nữa?

- Tôi đang có kế hoạch dành thêm một chút thời gian để đi thăm các tỉnh miền Trung trong vài tháng tới. Tôi muốn tới Quảng Nam và Đà Nẵng. Tôi dự định sẽ tới Bình Định, đó là một tỉnh khá phát triển, và dường như ở Qui Nhơn đang có những điều thú vị. Tôi muốn có cơ hội để hiểu rõ hơn về tiềm năng của những khu kinh tế mở.

Soạn: AM 222885 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cảng Kỳ Hà trong Khu kinh tế mở Chu Lai.

Một số quốc gia đã rất thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu thông qua những khu kinh tế mở. Tôi cũng chưa chắc chắn liệu đó có phải là cách tốt nhất với Việt Nam, hay cả đất nước bạn nên trở thành một khu kinh tế mở? Trong 10 năm qua, VN đã rất thành công trong xuất khẩu và phát triển. Và nếu các bạn muốn phát triển nhanh hơn nữa, nhiều hơn nữa thì các bạn cũng cần chú ý đến sự phát triển nội địa.

Phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng như nhu cầu về phương tiện sản xuất là những vấn đề bức thiết. Việt Nam còn quá lệ thuộc vào sức người, điều này thật vô lý với mức độ phát triển hiện nay. Cần phải đưa máy móc vào sản xuất để giải phóng con người, thay vì phải thồ vác nặng nhọc như trước, sẽ vào nhà máy và sản xuất ra các giá trị cao hơn, nhận đồng lương cao hơn.

Tôi  nghĩ rằng nên tạo những điều kiện cần thiết để kích thích nhu cầu trong nước, tạo ra một vòng xoáy đầu tư trong nước ở mức độ cao hơn, tạo ra thu nhập và mức tiêu dùng cao hơn, chính là những yếu tố dẫn tới mức tăng trưởng với tốc độ gấp đôi.

VN - một thị trường tuyệt vời cho tất cả loại hàng hoá

- Những khu kinh tế mở như Chu Lai và Nhơn Hội là thí điểm của Việt Nam. Nếu những thử nghiệm này thành công, chúng tôi sẽ mở thêm nhiều khu kinh tế nữa trên khắp đất nước, ông có cho rằng đó là một giải pháp tốt?

- Càng mở thì càng tốt. Nếu điều đó thành công với khu kinh tế Chu Lai, rất nhiều khả năng sẽ thành công với cả tỉnh, hoặc thậm chí cả nước. Tất nhiên điều này không có nghĩa là không có những vùng xuất khẩu. Có những vùng xuất khẩu rất tốt và một số nước đã rất thành công với cách làm này.

Nhưng Việt Nam không phải là Singapore, Việt Nam cũng không phải là Hồng Kông. Việt Nam không phải là đất nước kiểu một-thành-phố, mà là một quốc gia lớn với trên tám mươi triệu dân, mức dân số cao thứ mười bốn hoặc mười lăm của thế giới. Tôi thấy hơi lạ là Việt Nam luôn cho mình là một nước nhỏ đang phát triển. 80 triệu dân là một thị trường thực sự lớn, vì vậy các bạn không nên chỉ chú trọng xây dựng một nền kinh tế xuất khẩu mà còn phải chú trọng đến thị trường trong nước.

Đây là một thị trường tuyệt vời cho tất cả các loại hàng hoá. Tám mươi triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ tiêu dùng nhiều hơn trong năm sau so với năm ngoái. Bởi vậy nên có nhiều sản phẩm tập trung vào thị trường trong nước. Trung Quốc là một ví dụ rất sống động.

Dĩ nhiên, Trung Quốc rộng lớn hơn nhiều, và họ đã rất thành công khi chuyển sự chú trọng chỉ đến xuất khẩu sang chiếm lĩnh thị trường trong nước để phát triển hàng hoá và phát triển công nghiệp. Việt Nam nhỏ hơn nhưng các bạn cũng có đến 80 triệu người, lớn hơn phần lớn các quốc gia ở Châu Âu thôi, cũng đáng để chú ý lắm chứ.

Kỳ cuối: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà ngoại giao Mỹ...

  • Khánh Linh (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,