,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
738696
Miễn nhiệm, cách chức những thẩm phán xử oan, sai
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Miễn nhiệm, cách chức những thẩm phán xử oan, sai

Cập nhật lúc 16:57, Thứ Tư, 30/11/2005 (GMT+7)
,
Cử tri vẫn cho rằng: Một số vụ án còn kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần vẫn chưa dứt điểm, xác định đúng sai còn chưa rõ, việc sửa sai còn chậm, ảnh hưởng đến uy tín của ngành và lợi ích kinh tế, chính trị của người bị oan, sai, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan tiến hành tố tụng”. TAND tối cao đã có văn bản trả lời.

Soạn: AM 635617 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Quyết định xét xử oan sai của toà án không chỉ làm phương hại đến uy tín, quyền lợi của người bị oan sai mà còn làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với ngành toà án.

Cử tri các tỉnh  Phú Thọ, Lâm Đồng:“ Hoạt động của TAND các cấp vẫn còn oan sai, gây nhiều dư luận, làm mất lòng tin của nhân dân. Đề nghị TANDTC có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động xét xử để chấm dứt tình trạng xét xử oan, sai kéo dài; đồng thời có chế tài quy định trách nhiệm cá nhân của cán bộ các ngành có liên quan đến việc xét xử oan, sai; trong thời gian qua một số vụ án còn kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần vẫn chưa dứt điểm, xác định đúng sai còn chưa rõ, việc sửa sai còn chậm, ảnh hưởng đến uy tín của ngành và lợi ích kinhtế, chính trị của người bị oan, sai, làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan tiến hành tố tụng”

Trả lời: Trong những năm qua, số lượng các loại vụ án mà ngành Toà án nhân dân đã thụ lý, giải quyết năm sau thường cao hơn năm trước, trung bình mỗi năm ngành Toà án nhân dân đã giải quyết khoảng 200.000 vụ án các loại. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy chất lượng xét xử ngày càng được nâng lên, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa năm sau thường thấp hơn năm trước. Đặc biệt các trường hợp kết án oan người vô tội đã giảm rõ rệt (năm 2000 có 53 trường hợp; năm 2001 có 20 trường hợp; năm 2002 có 23 trường hợp; năm 2003 có 7 trường hợp, năm 2004 có 5 trường hợp và 6 tháng đầu năm 2005 chỉ có 1 trường hợp). Năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 1,16%, bị sửa là 4,21% trong tổng số các vụ án màtoàn ngành Toà án đã giải  quyết.

Việc Toà án cấp trên huỷ, sửa các bản án, quyết định của Toà án cấp dưới là căn cứ vào các quy định của pháp luật. Bên cạnh những trường hợp bị huỷ, sửa là do các nguyên nhân chủ quan như một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, còn hạn chế về năng lực, trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp; một số trường hợp điều tra chưa đầy đủ, nghiên cứu hồ sư vụ án chưa kỹ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, áp dụng pháp luật chưa chính xác… thì cũng có không ít những trường hợp việc huỷ, sửa là do các nguyên nhân khách quan mà pháp luật quy định như: khi xét xử các vụ án hình sự, tại cấp phúc thẩm người bị hại rút yêu cầu xử lý về hình sự đối với bị cáo (trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại); người bị hại rút đơn yêu cầu đòi bồi thường; bị cáo hoặc gia đình bị cáo khắc phục phần lớn hoặc toàn bộ thiệt hại; bị cáo thật thà khai báo, khai thêm đồng phạm, lập công chuộc tội…

Trong xét xử, giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính, Toà án phải đảm bảo quyền tự định đoạt, tự hoà giải của đương sự ở bất cứ giai đoạn  tố tụng nào, trong đó có giai đoạn xét xử phúc thẩm nên có những trường hợp tại các cấp phúc thẩm đương sự mới thay đổi yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự hoà giải, thoả thuận với nhau.

Mặt khác trong thực tiễn giải quyết các loại vụ án, do pháp luật không quy định thời hạn xuất trình chứng cứ nên nhiểu trường hợp tại Toà án cấp phúc thẩm, đương sự mới xuất trình các tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi nội dung vụ án. Khi có những tình tiết khách quan nêu trên, tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm phải xem xét và có thể sửa hoặc huỷ  bản án, quyết định sơ thẩm để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, ngành Toà án nhân dân nhận thức rõ là mặc dù tỷ lệ các bản án, quyết địnhcủa Toà bị huỷ, sửa như trên tuy không nhiều so với tổng số khoảng 200.000 vụ án đã thụ lý, giải quyết hàng năm, nhưng chất lượng xét xử vần chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là dù chỉ còn 1 trường hợp điều tra, truy tố, xét xử oan người vô tội thì cũng ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặt khác tuy đã có nhiều cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các loại vụ án nhưng vẫn còn một số  vụ án hình sự rất phức tạp trong việc đánh giá chứng cứ và một số vụ án dân sự tranh chấp về nhà ở, đất đai liên quan đến các quy định của pháp luật qua nhiều thời kỳ nên việc xét xử các vụ án này mặc dù qua nhiều cấp xét xử nhưng chưa giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng tới các quyền lợi của công dân. Chính vì vậy, lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao luôn quán triệt và chỉ đạo Toà án các cấp phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại vụ án, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng; áp dụng các biện pháp để khắc phục có hiệu quả việc để các vụ án quá luật định; đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; kiên quyết khắc phục việc kết án oan người vô tội, đồng thời không bỏ lọt tội phạm; hạn chế tới mức thấp nhất các sai sót nghiêm trọng; tập trung xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các loại vụ án, đặc biệt là các vụ án lớn, trọng điểm.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 01/2003/CT về “nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân”, tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Toà án nhân dân hàng năm, nội dung này luôn được nhấn mạnh và là yêu cầu quan trọng đối với Toà án các cấp. Để nâng cao chất lượng giải quyết các loại vụ án, đặc biệt là kết án oan người vô tội, bên cạnh việc yêu cầu cán bộ, công chức, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, Toà án nhân dân tối cao đã quan tâm và tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong toàn ngành; chú trọng hơn tới công tác thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử các loại vụ án. Tăng cường công tác giám đốc việc xét xử của Toà án cấp trên đối với các Toà án cấp dưới, kịp thời phát hiện để uốn nắn, rút kinh nghiệm trong toàn ngành về những sai sót trong hoạt động xét xử. Đặc biệt với việc triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này trong toàn ngành Toà án nhân dân đã tạo ra hiệu quả rõ rệt trong công tác xét xử các vụ án hình sự.

Về trách nhiệm của cán bộ, công chức liên quan đến việc xét xử oan, sai, theo quy định của ngành, những trường hợp Thẩm phán xét xử oan người vô tội thì phải kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệmcủa Thẩm phán, trường hợp do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do năng lực yếu kém thì phải bị miễn nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán. Những Thẩm phán có bản án, quyết định bị huỷ hoặc sửa do có sai lầm nghiêm trọng thì phải bị kiểm điểm, đánh giá về năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp. Riêng về trách nhiệmvật chất của cán bộ, công chức liên quan tới công tác xét xử thì hiện nay mới chỉ đặt ra đối với những trường hợp kết án oan người vô tội và được thực hiện theo quy định của Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh:“Các ngành Kiểm sát, Toà án, Công an ở cấp trung ương nên thành lập một bộ phận của ngành mình hoặc một tổ liên ngành có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và tham mưu cho người có thẩm quyền công nhận hoặc huỷ các quyết định về việc bồi thường oan sai của cấp dưới nhằm đảm bảo tính khách quan, hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết.”

Trả lời: Trong thời gian qua, việc thực hiện bồi thường cho người bị oan theo quy định tại Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thực hiện nghiêm túc trong toàn ngành Toà án nhân dân. Thực hiện hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, các Toà án các cấp đã rà soát và tiến hành các thủ tục bồi thường cho người bị oan theo đúng quy định của Nghị quyết 388 và Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT hướng dẫn thi hành Nghị quyết nói trên. Theo quy định, trình tự bồi thường cho người bị oan được thực hiện bằng 2 cách:

- Nếu người bị oan và cơ quan có trách nhiệm bồi thường thoả thuận được mức tiền bồi thường thì sẽ lập biên bản hoà giải thành và trên cơ sở đó sẽ hoàn tất các thủ tục bồi thường để chi trả tiền cho đương sự.

- Nếu trường hợp người bị oan và cơ quan có trách nhiệm bồi thường không thoả thuận được mức tiền bồi thường và người bị oan có đơn khởi kiện tới Toà án thì Toà án sẽ tiến hành thụ lý vụ án dân sự và giải  quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trên cơ sở bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án sẽ tiến hành các thủ tục bồi thường để chi trả tiền cho đương sự

Đối với ngành Toà án nhân dân, Toà án nhân dân cấp tỉnh và các Toà án nhân dân cấp huyện đều có phân công đồngchí lãnh đạo, Thẩm phán hoặc chuyên viên có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu để tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường cho người bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường của Toà án. Riêng tại Toà án nhân dân tối cao cũng đã bố trí cán bộ của Ban thư ký, Toà hình sự, Toà dân sự theo dõi và tham mưu cho lãnh đạo về công tác này. Sau khi các đơn vị hoàn tất thủ tục bồi thường theo quy định của pháp luật thì sẽ gửi hồ sơ về Toà án nhân dân tối cao để tổng hợp, kiểm tra và gửi Bộ Tài chính cấp tiền cho đương sự. Như vậy, việc tiến hành các thủ tục bồi thường cho người bị oan được ngành Toà án nhân dân tổ chức thực hiện nghiêm túc, có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, cá nhân phụ trách. Chính vì vậy, các trường hợp đã hoà giải thành và tiến hành bồi thườngcho người bị oan đều đảm bảo chính xác, đúng quy định.

Riêng đối với những trường hợp người bị oan và cơ quan có trách nhiệm bồi thường không thoả thuận được mức tiền bồi thường và người bị oan có đơn khởi kiện tới Toà án thì đây là vụ kiện dân sự nên phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng. Sau khi Toà án đã xét xử sơ thẩm, nếu đương sự không nhất trí với phán quyết của Toà án thì có quyền kháng cáo lên Toà án cấp phúc thẩm; nếu phát hiện có sai sót thì Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp trên có quyền kháng nghị để giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, ý kiến của cử tri cho rằng có nên thành lập một bộ phận của ngành hoặc liên ngành để tham mưu cho lãnh đạo trong việc xem xét các trường hợp bồi thường cho người bị oan theo quy định của Nghị quyết 388 hay không? Toà án nhân dân tối cao nhận thấy đây là một ý kiến cần được các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp nghiên cứu để có quy định cho hợp lý, đảm bảo việc bồi thường cho người bị oan được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.

Cử tri các tỉnh Hà Tây, Sóc Trăng: “Vụ án đua xe ô tô Matiz gây tai nạn giao thông trên đường Láng – Hoà Lạc đã được Hội đồng xét xử TANDTC huỷ toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm, điều tra lại từ đầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cử tri đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, đề nghị làm rõ và xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật.”

Trả lời: Vào khoảng 16 giờ 20 phút, trên đoạn đường 5km + 500 đường Láng – Hoà Lạc, hướng Hoà Lạc – Hà Nội, xe taxi của Công ty TNHH Sơn Dương do lái xe Phạm Hồng Quân điều khiển (trên xe chở anh Đặng Trung Kiên và chị Đoàn Cẩm Tú) đã đâm vào xe đạp đi cùng chiều phía trước do cháu Phạm Phương Linh (sinh năm 1987) điều khiển – phía sau chở cháu Phạm Thị Anh Thư (sinh năm 1987). Hậu quả là cả xe đạp và xe ô tô lao xuống ruộng bên phải đường, cháu Thư và cháu Linh bị thương nặng, sau khi đưa vào bệnh viện cấp cứu đã chết, chị Tú và anh Kiên bị thương, cả xe đạp và xe ô tô bị hư hỏng nặng.

Ngày 10 và 11/4/2002, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và tại bản án số 253/HSST ngày 11/4/2002 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phạm Hồng Quân 05 năm tù về tội “Vi phạm quy định về  điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Sau khi xét xử sư thẩm, bị cáo Quân và đại diện hợp pháp của người bị hại có đơn kháng cáo. Tại bản án phúc thẩm số 1115/HSPT ngày 29/7/2003, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định huỷ toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 253/HSST ngày 11/4/2002 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội để điều tra, xét xử lại vì có một số vấn đề cần phải làm rõ nhưng không thể bổ sung tại phiên toà như: một số vấn đề về hiện trường xảy ra vụ án, về tốc độ của xe taxi tại thời điểm gây tai nạn, về nồng độ chất kích thích (rượu, bia) của lái xe và cần bổ sung thêm một số lời khai của nhân chứng.

Sau khi có kết quả điều tra bổ sung, trong các ngày 21, 22, 25 và 29/10/2004, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần thứ 2 và tại bản án số 731/HSST ngày 29/10/2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phạm Hồng Quân 08 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”; cấm bị cáo hành nghề lái xe ô tô trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi xét xử, bị cáo Quân và đại diện hợp pháp của người bị hại có đơn kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm. Tại bản án phúc thẩm số 382/HSPT ngày 12/4/2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định huỷ toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 713/HSST ngày 29/10/2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội để điều tra xét xử lại vì qua tranh tụng tại phiên toà thấy cần làm rõ thêm một số vấn đề như: sự không thống nhất giữa lời khai của bị cáo với biên bản khám nghiệm hiện trường; việc trưng cầu giám định tốc độ của xe ô tô khi gây tai nạn chưa thoả đáng; một số kết luận giám định chưa thống nhất; cần làm rõ thêm một số chứng cứ quan trọngcủa vụ án.

Vụ án gây tai nạn giao thông trên đường Láng – Hoà Lạc là một vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã có một số khuyết điểm, thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án như: khi khám nghiệm hiện trường không có đại diện của Viện kiểm sát, biên bản khám nghiệm hiện trường không chi tiết; thu thập chứng cứ, dấu vết không đầy đủ; sơ đồ hiện trường phác hoạ sơ sài; việc chụp ảnh hiện trường không được đảm bảo, cắt xén, không đưa vào hồ sơ vụ án từ đầu; không xác định nồng độ chất kích thích (rượu, bia) của lái xe khi gây tai nạn; nhiều nhân chứng quan trọng của vụ án không được triệu tập để lấy lời khai; một số yêu cầu điều tra bổ sung trước đây của Toà án chưa được cơ quan điều tra thực hiện…Chính vì vậy, để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã 2 lần huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Đó chính là nguyên nhân làm cho vụ án kéo dài, phải xét xử nhiều lần nhưng chưa kết thúc vụ án. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Hội đồng xét xử cũng đã kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các cá nhân có hành vi vi phạm trong quá trình điều tra vụ án này.

Cử tri tỉnh Sơn La: “Đề nghị các bộ, ngành trung ương sớm nghiên cứu, ban hành hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong việc xét miễn, giảm hình phạt bổ sung là hình phạt tiền đối với những trường hợp người phạm tội bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền nhưng  chưa có hoặc không có điều kiện, khả năng thi hành án để đảm bảo quyền lợi cho họ khi xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc khi xét đặc xá, góp phần thực hiện tốt chính sách nhân đạo, khoan hồng trong pháp luật hình sự của Nhà nước ta.”

Trả lời: Ngày 17/6/2005 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC hướng dẫn về việc miễn, giảm thi hành đối với khoản tiền phạt, án phí. Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 193/2005/CT-CA ngày 29/8/2005 yêu cầu Toà án nhân dân các cấp, Toà án quân sự quân khu, khu vực tiến hành ngay việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này trong toàn ngành Toà án, đảm bảo cho việc xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí theo đúng quy định của pháp luật.

  • VietNamNet

Quý vị có hài lòng với nội dung trả lời trên?

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,