,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
740730
Bộ KH-ĐT được hỏi về “kế hoạch đầu tư” ở các tỉnh
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Bộ KH-ĐT được hỏi về “kế hoạch đầu tư” ở các tỉnh

Cập nhật lúc 17:47, Thứ Hai, 05/12/2005 (GMT+7)
,

Tăng nguồn vốn đầu tư, mở rộng đầu tư và triển khai nhanh chóng các dự án đầu tư là những nội dung kiến nghị chính của cử tri các địa phương gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Soạn: AM 609205 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc.
Cử tri tỉnh Bình Phước: Để tạo điều kiện cho 4.368 họ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được định canh, định cư bền vững thì bên cạnh các chính sách về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt quy định tại quyết định 134/QĐ-TTg còn phải đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì Bình Phước là một tỉnh nghèo, ngân sách chưa đảm bảo được các khoản chi so với nhu cầu nhiệm vụ cấp bách, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét tăng nguồn vốn chương trình mục tiêu cho tỉnh Bình Phước (nhất là nguồn vốn định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ đặc biệt khó khăn) để Bình Phước có điều kiện tiến hành xây dựng 10 dự án định canh, định cư với nguồn vốn thực hiện mỗi dự án từ 05-07 tỷ đồng và thời gian thực hiện là 02 năm“.

Trả lời:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quan điểm để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được định canh, định cư bền vững thì bên cạnh thực hiện các chính sách ưu đãi về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt quy định tại Quyết định 134/QĐ-TTg, phải đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhất trí với ý tưởng tích cực của Bình Phước muốn tập trung đầu tư dứt điểm cho 10 dự án định canh định cư với tổng số vốn khoảng 50-70 tỷ đồng và thực hiện trong khoảng 02 năm.

Trên thực tế, từ nhiều năm nay Chính phủ đã trình Quốc hội dành nguồn vốn đáng kể để đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm (trong đó có đầu tư các dự án định canh định cư), Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và đầu tư hỗ trợ có mục tiêu khác... Trong những năm tới Chính phủ chủ trương báo cáo Quốc hội tăng thêm nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo trong đó có nội dung đầu tư hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Tuy nhiên, trong phạm vi cả nước, số đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn cần phải định canh định cư còn rất lớn (theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, còn khoảng hơn 250 nghìn hộ sống trên địa bàn rộng tại hơn 2000 xã). Mặt khác, khả năng cân đối của ngân sách Trung ương hiện nay còn hạn hẹp, không đủ nguồn lực tập trung để đầu tư dứt điểm nhiều công trình hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trong thời gian ngắn như các địa phương kiến nghị.

Do vậy, đề nghị tỉnh Bình Phước chủ động huy động tổng hợp các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn để đầu tư cho các dự án định canh định cư theo thứ tự ưu tiên hợp lý sớm hoàn thành công tác định canh định cư của tỉnh.

Cử tri tỉnh Bình Phước: Được sự quan tâm của Chính phủ, huyện Bù Đăng và huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước đã được hỗ trợ đầu tư theo cơ chế của Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001, Quyết định 186/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 và Quyết định 174/2004/QĐ-TTg ngày 01/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ với tổng vốn đầu tư năm 2005 là 10 tỷ đồng; nhờ đó đã tạo điều kiện đáng kể cho tỉnh Bình Phước trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tại tỉnh Bình Phước còn huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp có điều kiện tương tự như huyện Bù Đăng và huyện Phước Long, đề nghị Chính phủ xem xét công nhận cho 02 huyện trên được hưởng đầu tư theo Quyết định 168/2001/QĐ-TTg và Quyết định 186/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ“.

Trả lời:

Ngày 01 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 174/2004/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đầu tư trong kế hoạch năm 2005 cho một số huyện miền núi thuộc các tỉnh giáp Tây Nguyên, phía Tây Khu IV cũ và miền núi phía Bắc theo cơ chế đầu tư qui định tại Quyết định168/2001/QĐ-TTg và Quyết định 186/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Quyết định số 174/2004/QĐ-TTg quy định chỉ hỗ trợ vốn đầu tư trong năm kế hoạch 2005, từ năm 2006 không thực hiện cơ chế hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu này. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Bình Phước căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và điều kiện thực tế của hai huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp để cân đối vốn đầu tư cho hai huyện trên. 

Cử tri tỉnh Cà Mau:Đề nghị Chính phủ xem xét đầu tư cho Dự án khôi phục xây dựng và bảo vệ rừng sản xuất U Minh Hạ (đã được Chính phủ phê duyệt)“.

Trả lời:

Khu vực rừng sản xuất U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có ý nghĩa rất lớn không chỉ vì tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp của vùng mà còn là di tích, căn cứ địa cách mạng. Mùa khô năm 2002, sau thảm họa cháy rừng tại khu vực này, Chính phủ đã có chủ trương khôi phục và phát triển khu vực rừng này và giao tỉnh cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức triển khai thực hiện.

Dự án khôi phục, xây dựng và bảo vệ rừng sản xuất U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đã được tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 857/QĐ-CTUB ngày 17/11/2003 với tổng mức đầu tư 834 tỷ đồng trong đó:

- Vốn ngân sách 60 tỷ đồng;

- Vốn vay ưu đãi 146 tỷ;

- Vốn tự có 602 tỷ;

- Thời gian đầu tư: giai đoạn 2003-2010

Trên thực tế, tỉnh đã đầu tư cho dự án này 5 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn, triển khai trên địa bàn rộng và được chia làm nhiều tiểu dự án nhỏ nhưng tổng nguồn vốn ngân sách dự kiến trong dự án này rất nhỏ, chỉ có 60 tỷ đồng (bằng 7% tổng vốn). Do vậy, đề nghị tỉnh chủ động tìm kiếm các nguồn vốn, trước hết là lồng ghép các nguồn vốn có sẵn trên địa bàn như nguồn vốn 5 triệu ha rừng, vốn 135, vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho tỉnh hàng năm và vốn của địa phương để thực hiện theo đúng tiến độ Quyết định phê duyệt. Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010,  căn cứ vào tình hình thực hiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan tìm các nguồn vốn báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định bố trí hỗ trợ tỉnh thực hiện dự án này.

Cử tri tỉnh Cần Thơ: “Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành nên mạnh dạn đầu tư nhiều hơn các nhà máy chế biến nông sản hàng hoá, các khu công nghiệp vừa và nhỏ... trên địa bàn các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hạn chế tình trạng "chảy máu nguồn nhân lực" hiện đang diễn ra khá gay gắt. Với tốc độ đô thị hoá hiện nay, lực lượng lao động trong nông thôn trở nên dư thừa, tranh nhau đổ xô về các trung tâm công nghiệp lớn, tạo sức ép về nhiều mặt cho xã hội, trong khi nhu cầu được lao động tại chỗ lại không có“.

Trả lời:

Trong cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn như các tuyến đường quốc lộ, sân bay, bến cảng, đường sắt…, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản hàng hoá và đầu tư vào các khu công nghiệp vừa và nhỏ... trên địa bàn chung của các tỉnh, thành phố trong từng vùng và cả nước.

Về mặt quản lý nhà nước, các tỉnh, thành phố trong vùng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Do vậy, đề nghị các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ động chỉ đạo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến nông sản hàng hoá, các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, nhất là hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp về đất đai, về tiếp cận các nguồn vốn..., trong đó đặc biệt chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm để hạn chế tình trạng "chảy máu nguồn nhân lực" đang diễn ra khá gay gắt hiện nay tại các địa phương trong vùng.

Cử tri tỉnh Điện Biên:Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 186 đến năm 2010, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đến khi các địa bàn này được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Hoặc cho cơ chế xử lý giải quyết các công trình, dự án trong danh mục Quyết định 186 khi hết thời gian thực hiện“.

Trả lời:

Để thực hiện Nghị Quyết 37 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ từ 2006 đến năm 2010 và thực hiện Quyết định 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án cho giai đoạn tiếp theo. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định mới để thực hiện thay thế Quyết định 186.

Cử tri tỉnh Đồng Nai: Cử tri phản ánh tình trạng các công trình, dự án của cấp trên đầu tư tại địa phương xã, phường chất lượng không đảm bảo, nhanh xuống cấp. Đề nghị Quốc hội xem xét quy định cho cấp xã được tham gia giám sát đối với những công trình đầu tư nhằm phục vụ lợi ích của người dân địa phương (không nên quy định cấp xã chỉ tham gia giám sát các dự án số vốn đầu tư thấp hơn 200 triệu đồng)“.

Trả lời:

 

1) Để đảm bảo cấp xã được quyền tham gia giám sát đối với những công trình đầu tư nhằm phục vụ lợi ích của người dân địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng đã quy định cụ thể về hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng, gồm mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung giám sát cộng đồng, quyền hạn, trách nhiệm và phương thức hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng...

 

Tại điều 3, khoản 2, Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng quy định phạm vi giám sát gồm: "Các chương trình, dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã bằng tất cả các nguồn vốn: vốn Ngân sách nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo quy luật của pháp luật, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đóng góp của cộng đồng, nguồn tài trợ trực tiếp cho cộng đồng và các nguồn vốn khác".

 

Tại điều 5 về quyền giám sát của cộng đồng, Quy chế quy định: “Công dân sinh sống trên địa bàn xã giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn xã thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng”.

 

Tại điều 8 quy định: "Hội nghị của cộng đồng hoặc Hội nghị đại biểu của cộng đồng bầu Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã cử đại diện tham gia Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và quyết định thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo yêu cầu của cộng đồng".

 

Như vậy, với các quy định nêu trong Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, công dân sinh sống trên địa bàn xã đều có quyền giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn xã đối với tất cả các chương trình, dự án đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã bằng tất cả các nguồn vốn và không giới hạn tổng số vốn.

2) Thực hiện Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, Quy chế quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản pháp quy hiện hành, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2005 về việc tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng. Tại mục 7 của Chỉ thị này, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương trong tỉnh “Tăng cường công tác báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư và công tác giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ”.

Như vậy, với Quyết định số 80/2005/TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh Đồng Nai, cấp xã đã có đầy đủ quyền hợp pháp và được khuyến khích tham gia giám sát đối với những công trình đầu tư nhằm phục vụ lợi ích của người dân địa phương tỉnh Đồng Nai.

Cử tri tỉnh Gia Lai:Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư vào các tỉnh Tây Nguyên, bổ sung thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai vào danh mục B nhằm tạo sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Gia Lai, tạo điều kiện giúp tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội bền vững“.

Trả lời:

Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt để đầu tư cho các tỉnh Tây Nguyên. Có thể nói hầu hết các chính sách áp dụng cho vùng đặc biệt khó khăn của cả nước đều đã được áp dụng cho các tỉnh Tây Nguyên, điển hình là các chính sách trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn; trợ cấp một số mặt hàng thiết yếu như dầu thắp, giấy viết, vở học sinh...; trợ cấp về thông tin thông qua cung cấp không thu tiền các loại báo chí, tạp chí; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; ưu đãi về khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, đất ở, nước sinh hoạt; ưu đãi trong cử tuyển, trợ cấp cho các cháu vào học các trường chuyên nghiệp, khám chữa bệnh không mất tiền... Những ưu đãi đặc biệt này còn được thể hiện thông qua thực hiện các chương trình, quyết định, dự án như Chương trình 135, Quyết định 134, Chương trình định canh định cư, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm, Quyết định 168…

Về việc bổ sung thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai vào danh mục B: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 190/2005/QĐ-TTg ngày 28/7/2005 về việc sửa đổi, điều chỉnh danh mục B và C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị dịnh số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ. Tuy nhiên, Quyết định này chỉ đề cập đến các huyện, thị xã và thành phố thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn mới chia tách, chưa đề cập tới các địa bàn khác có điều kiện khó khăn tương tự.

Do vậy, đối với các huyện, thị xã và thành phố có điều kiện khó khăn như thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai, Chính phủ dự kiến chờ Quốc hội thông qua Luật Đầu tư chung sẽ tổng hợp, xem xét và xử lý chung.

Cử tri tỉnh Hà Giang:Đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn 134 sớm và đủ theo dự án 134 của UBND tỉnh Hà Giang đã được phê duyệt (kế hoạch của tỉnh về vốn 134 năm 2005 là 142,88 tỷ đồng nhưng hiện mới được cấp 12 tỷ)“.

Trả lời:

Trong kế hoạch năm 2006, sẽ tiếp tục thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn. Tuy nhiên, nguồn vốn cân đối kế hoạch năm 2006 cụ thể cho các địa phương còn phụ thuộc vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2006 đang chờ Quốc hội phê chuẩn.\

Cử tri Hà Giang:Trong những năm vừa qua, nhu cầu đầu tư và giá trị khối lượng hoàn thành của các hạng mục công trình trong tỉnh Hà Giang rất lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và trung tâm cụm xã còn hạn hẹp. Vì vậy, tỉnh Hà Giang kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành TW xem xét, bổ sung thêm nguồn vốn cho tỉnh hoặc có nguồn vốn nào cho tỉnh vay dài hạn để trả nợ xây dựng cơ bản“.

Trả lời:

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang (Công văn số 132/BC-UB ngày 16/8/2005), nợ giá trị khối lượng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý là 878,12 tỷ đồng (chưa kể nợ chương trình mục tiêu 135 là 75,2 tỷ đồng). Nguyên nhân nợ do chủ trương của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cho phép triển khai đầu tư cùng lúc nhiều dự án, công trình với số vốn dự toán được duyệt lên đến hàng nghìn tỷ đồng, không căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và khả năng hỗ trợ của Nhà nước bằng nguồn vốn ngân sách Trung ưong, dẫn đến tình trạng ngân sách tỉnh nợ xây dựng cơ bản 878,12 tỷ đồng.

Để giải quyết tình trạng nợ xây dựng cơ bản của tỉnh, đề nghị tỉnh chủ động bố trí vốn trả nợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý được phân bổ hàng năm theo Luật Ngân sách nhà nước. Về phần mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang tổng hợp tình hình nợ xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Giang để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định phương hướng xử lý.

Cử tri tỉnh Hà Tĩnh:Đề nghị ưu tiên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho Hà Tĩnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch... Đặc biệt là đầu tư hạ tầng cho khai thác mỏ sắt Thạch Khê và xây dựng Khu liên  hợp luyện kim như: Đường sắt nối Vũng Áng với đường sắt quốc gia (tuyến Vũng Áng - Tân Ấp đã có trong quy hoạch được duyệt); đường bộ nối thị xã Hà Tĩnh với mỏ sắt Thạch Khê, đường bộ ven biển nối mỏ sắt Thạch Khê với Vũng Áng; các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi lớn như: Ngàn Trươi - Vũ Quang, Sông Trí - Kỳ Anh, Đồng Cuốc - Nghi Xuân... Các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho khai thác mỏ và xây dựng khu liên hợp luyện kim được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, đề nghị Chính phủ có chủ trương cho chuyển giai đoạn lập dự án khả thi và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đồng thời đưa dự án vào chương trình trọng điểm 2005-2010 và những năm tiếp theo của quốc gia. Quy hoạch khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Nam Hà Tĩnh gắn với khu công nghiệp cảng Vũng Áng, khu liên hợp luyện kim. Quy hoạch đô thị phía Bắc gắn với khu kinh tế đường 8 - Cửa khẩu Cầu Treo. Đề nghị bổ sung các khu công nghiệp: Gia Lách 300 ha, Hạ Vàng 200 ha, Hồng Lĩnh 700 ha vào quy hoạch hệ thống các khu công nghiệp của quốc gia và được hưởng cơ chế hỗ trợ thích hợp theo Quyết định số 183 QĐ/TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ“.

Trả lời:

1)Về ưu tiên vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho Hà Tĩnh:

Trong bố trí kế hoạch đầu tư cho các địa phương, Chính phủ rất quan tâm, cố gắng ưu tiên tối đa vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho các tỉnh nghèo nhằm tạo điều kiện cho các tỉnh này phát huy được các tiềm năng, lợi thế của mình, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các tỉnh nghèo và góp phần giúp các tỉnh này sớm thoát nghèo.

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo của cả nước; do vậy trong thời gian qua Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn cân đối ngân sách Trung ương cho Hà Tĩnh thông qua nhiều chương trình với mức ưu tiên khá cao như:

+ Đầu tư theo Quyết định số 174/2004 /QĐ-TTg ngày 1/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ cho các huyện miền núi;

+ Đầu tư theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 03/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

+ Đầu tư theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo;

+ Đầu tư theo chương trình biển đông, hải đảo;

+ Đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo;\

+ Đầu tư hạ tầng du lịch;

+ Đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản;

+ Đầu tư hạ tầng làng nghề;

+ Đầu tư hạ tầng chợ;

+ Hỗ trợ huyện mới tách (huyện Vũ Quang);

+ Hỗ trợ y tế tỉnh, huyện;

+ Hỗ trợ đầu tư trụ sở xã;

+ Hỗ trợ đường tuần tra biên giới;

+ Hỗ trợ đầu tư công trình thể dục, thể thao;

+ Hỗ trợ phủ sóng phát thanh- truyền hình;

+ Hỗ trợ phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Vũng Áng I;

+ Hỗ trợ vốn đối ứng ODA;

+ Đề án tin học quản lý hành chính nhà nước và một số chương trình khác.

Đặc biệt, Chính phủ đã ưu tiên bố trí nguồn vốn ODA khá cao để phát triển toàn diện hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh như dự án phát triển hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (CBRIP), dự án phát triển nông thôn Hà Tĩnh, dự án cấp nước thị xã Hà Tĩnh bằng nguồn vốn Australia, dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự án IFAD...

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quyết định sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ để hỗ trợ Hà Tĩnh đầu tư một số công trình quan trọng như cảng Vũng Áng giai đoạn 2, hồ thuỷ lợi Đồng Cuốc, đường ô tô đến trung tâm xã (đối với xã chưa có đường ô tô)...

Mặc dù những ưu tiên trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương nhưng trong khi nguồn lực quốc gia còn hạn hẹp thì những ưu tiên như vậy đã thể hiện cố gắng rất lớn của Chính phủ. Hiện nay Chính phủ đang nghiên cứu nhiều giải pháp nhằm huy động tối đa các vốn ngoài nguồn ngân sách để tăng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhằm cải thiện nhanh môi trường đầu tư cho các tỉnh nghèo, trong đó có Hà Tĩnh.

2) Về các công trình kết cấu hạ tầng cụ thể của Hà Tĩnh:

Hạ tầng để chuẩn bị khai thác mỏ sắt Thạch Khê và xây dựng khu liên hợp luyện kim, đường sắt nối Vũng Áng với đường sắt quốc gia, đường bộ nối thị xã Hà Tĩnh với mỏ sắt Thạch Khê, đường bộ ven biển nối mỏ sắt Thạch Khê với Vũng Áng:

- Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Bộ Công nghiệp đã chuẩn bị xong dự án tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến trong năm 2006 sẽ lập dự án khả thi để sớm triển khai thực hiện dự án này.

- Dự án Nhà máy thép liên hợp: Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công nghiệp về việc có thể tách thành 2 dự án (dự án nhà máy luyện phôi và dự án nhà máy cán thép nóng), đồng thời nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp (có thể liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài) và giao Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Tổng Công ty thép Việt Nam, Tổng Công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh xây dựng các phương án và hình thức đầu tư cụ thể khả thi đối với từng dự án, các phương án huy động vốn, đồng thời xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các doanh nghiệp trong và ngoài nước có năng lực về vốn, kỹ thuật..., trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Hạ tầng các đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê (công trình ngoài hàng rào): Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu đề xuất phương án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Về phương án tổ chức thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giao Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư dự án; nguồn vốn được cân đối bằng ngân sách Trung ương qua Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công nghiệp, UBND Hà Tĩnh và các cơ quan liên quan lập và triển khai dự án phù hợp với quy hoạch, tiến độ xây dựng mỏ sắt Thạch Khê. Trước mắt trong kế hoạch 2006, Bộ Giao thông vận tải ưu tiên vốn chuẩn bị đầu tư để tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư dự án.

- Đường bộ ven biển nối mỏ sắt Thạch Khê với Vũng Áng: Đây là đường có ý nghĩa quan trọng về kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng, Chính phủ sẽ xem xét và đầu tư khi điều kiện cho phép.

Về các công trình thủy lợi đa mục tiêu (Ngàn Trươi, Sông Trí, Đồng Cuốc)

+ Hồ Ngàn Trươi: Việc thực hiện dự án xây dựng hồ Ngàn Trươi là cần thiết và đây là dự án lớn (khoảng 1500 tỷ đồng). Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các Bộ, các cơ quan liên quan lập đề án và đề xuất nguồn vốn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Hồ sông Trí (Kỳ Anh): Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý giao UBND tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, chuẩn bị dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh theo mục tiêu từ nguồn vốn ngân sách trung ương để đầu tư dự án này.

+ Công trình thuỷ lợi hồ Đồng Cuốc (Nghi Xuân): Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ.

(3) Về dự án quy hoạch Khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị nam Hà Tĩnh: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo văn bản trình Thủ tướng Chính phủ theo hướng nhất trí với chủ trương phát triển khu vực nam Hà Tĩnh thành Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

(4) Về đề nghị Quy hoạch Đô thị phía Bắc gắn với Khu kinh tế đường 8 - Cửa khẩu cầu Treo: Hiện nay tỉnh chưa có đề án quy hoạch khu đô thị phía Bắc tỉnh. Nếu tỉnh xét thấy cần thiết, đề nghị báo cáo Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo.

(5) Về đề nghị bổ sung một số khu công nghiệp mới vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư  đồng ý với đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh bổ sung các khu công nghiệp Gia Lách, Hạ Vàng vào quy hoạch các Khu công nghiệp đến năm 2010.

Cử tri tỉnh Hà Tĩnh: Đề nghị cho Hà Tĩnh được hưởng các chính sách đối với thực hiện khai thác mỏ sắt Thạch Khê, khu liên hợp luyện kim Vũng Áng gắn với khu đô thị phía nam như khu kinh tế mở Chu Lai; cho thực hiện cơ chế chính sách ở khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo như khu cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn)“.

Trả lời:

Về các đề nghị này của Hà Tĩnh: Hiện nay nhiều tỉnh cũng đang có các đề nghị tương tự như Hà Tĩnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 

Cử tri tỉnh Hoà Bình: ”Đề nghị nhà nước tiếp tục quan tâm và tăng cường chính sách đầu tư hạ tầng cho nhân dân vùng hồ thuỷ điện sông Đà và các xã đặc biệt khó khăn, vùng ATK ở tỉnh Hoà Bình, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi, công trình nước sạch nhằm bảo đảm nước sinh hoạt, sản xuất của bà con những vùng khó khăn này“.

Trả lời:

Trong những năm qua Đảng và Chính phủ luôn quan tâm hỗ trợ tỉnh Hoà Bình trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho đồng bào vùng lòng hồ thuỷ điện sông Đà nói riêng cũng như nhân dân toàn tỉnh Hoà Bình nói chung. Riêng trong 5 năm 2001-2005, tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho Hoà Bình ước khoảng 2.752 tỷ đồng (chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh), trong đó riêng vốn để phát triển kết cấu hạ tầng khoảng 1.720 tỷ đồng (chiếm 62,5% tổng vốn ngân sách nhà nước).

Một số chính sách tập trung đầu tư của Nhà nước hỗ trợ đồng bào vùng lòng hồ thủy điện sông Đà, vùng dân tộc đặc biệt khó khăn, vùng ATK của Hoà Bình là:

- Quyết định số 472/QĐ-TTg ngày 18/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án ổn định và phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển lòng hồ sông Đà với tổng mức đầu tư 540,7 tỷ đồng, đến hết năm 2004 đã thực hiện được 459,9 tỷ đồng.

- Từ năm 2003, Ngân sách Nhà nước Trung ương đã bố trí vốn hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng an toàn khu tỉnh Hoà Bình. Đến nay, sau 3 năm thực hiện (2003-2005), tổng vốn hỗ trợ đã đạt 30 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2006, Ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ Hoà Bình xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ATK.

- Chính phủ cũng đã có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135; trong 5 năm 2001-2005, Hoà Bình đã được đầu tư gần 300 tỷ đồng từ nguồn vốn này.

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thực hiện bắt đầu từ năm 2005. Trong năm 2005, Chính phủ đã đầu tư cho tỉnh Hoà Bình 18 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu này.Để tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hoà Bình nâng cao đời sống nhân dân vùng ATK, vùng đặc biệt khó khăn, vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách đang thực hiện trên địa bàn như Quyết định 134, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn 135, dự án 472, dự án xóa đói giảm nghèo miền núi phía Bắc do Ngân hàng thế giới tài trợ, các chương trình kiên cố hoá trường học, đường giao thông... Đặc biệt Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 37 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng miền núi và trung du phía Bắc; đây sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tới.

Cử tri tỉnh Lai Châu: "Hiện tại tỉnh Lai Châu chưa có cơ sở đào tạo nghề cho con em các dân tộc trong tỉnh, do vậy đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí để xây dựng các trường: trường trung cấp y, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp kinh tế tổng hợp, trường chính trị tỉnh, trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, tổng mức đầu tư mỗi dự án trên 15 tỷ đồng“.

Trả lời:

Theo Luật Ngân sách nhà nước, việc đầu tư xây dựng trường trung cấp y, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp kinh tế tổng hợp, trường chính trị tỉnh, trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc địa phương quản lý và do ngân sách địa phương tự cân đối. Đối với những tỉnh có nhiều khó khăn, Trung ương đã thực hiện hỗ trợ theo mục tiêu xây dựng các trường sư phạm, trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề từ nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và tăng cường năng lực dạy nghề.

Năm 2005, tỉnh Lai Châu đã được ngân sách trung ương hỗ trợ 24,3 tỷ đồng để bổ sung vào nguồn ngân sách địa phương nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường. Trong kế hoạch năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cân đối trình Chính phủ và Quốc hội quyết định kinh phí hỗ trợ cụ thể cho các địa phương, trong đó có tỉnh Lai Châu.

Cử tri tỉnh Lai Châu:Đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho bổ sung danh mục và ghi vốn đầu tư mở rộng tuyến đường Pa Tần - Mường Tè (khoảng 81 km) có thể thi công ngay từ năm 2005-2007 để kịp thời cho triển khai dự án xây dựng đường điện 110kv, đường cáp quang từ tỉnh đến thị trấn huyện Mường Tè và để huyện Mường Tè không bị biệt lập khi khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Lai Châu (theo thông báo của Bộ Công nghiệp dự kiến khởi công năm 2007)“.

Trả lời:

Lai Châu là tỉnh mới chia tách nên có nhiều khó khăn, trong đó có nhiều dự án đầu tư cần được triển khai gấp; vì vậy, trong 2 năm qua, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ tỉnh thực hiện nhiều dự án. Tuy nhiên, do nguồn vốn Trung ương hạn hẹp nên Chính phủ chủ trương phải hỗ trợ dần, đồng thời đề nghị tỉnh sắp xếp các công trình, dự án theo thứ tự ưu tiên và bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên.

Do vậy, mặc dù dự án đầu tư mở rộng tuyến đường Pa Tần - Mường Tè là dự án rất cần thiết của tỉnh, song đây là dự án nhóm B, thuộc thẩm quyền phê duyệt và quyết định đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh, nên tỉnh cần chủ động cân đối, bố trí vốn thực hiện trong khuôn khổ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý. Khi điều kiện cho phép, Chính phủ sẽ có giải pháp hỗ trợ thêm.

Cử tri tỉnh Lai Châu:Đề nghị Chính phủ đầu tư vốn xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 300 giường bệnh với tổng mức đầu tư 190 tỷ đồng; bệnh viện đa khoa huyện Phong Thổ, bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường (hai huyện mới chia tách, di chuyển địa điểm), quy mô mỗi bệnh viện 50 giường bệnh, tổng mức đầu tư mỗi bệnh viện là 60 tỷ đồng“.

Trả lời:

Hiện nay, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của các địa phương đã được phân cấp cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định đầu tư và bố trí vốn theo Luật Ngân sách nhà nước. Do vậy, việc quyết định đầu tư các bệnh viện nói trên thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu.

Từ năm 2005, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ có mục tiêu một số công trình giáo dục-văn hóa-y tế-xã hội đặc biệt quan trọng đối với một số tỉnh đặc biệt khó khăn (theo các chương trình, dự án thuộc các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, như Quyết định 168, 186, 173,…) hoặc hỗ trợ có mục tiêu, trong đó có hỗ trợ đầu tư nâng cấp (hoặc xây dựng mới đối với tỉnh mới chia tách) hệ thống các bệnh viện đa khoa tỉnh và hệ thống bệnh viện tuyến huyện. Vì Lai Châu là tỉnh mới chia tách nên cũng thuộc diện được hưởng các hỗ trợ nói trên.

Theo Báo cáo quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Y tế, Lai Châu sẽ được đầu tư xây dựng mới một bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 350 giường. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc xây dựng ngay bệnh viện lớn chưa thể thực hiện được; do vậy, Bộ Y tế và tỉnh Lai Châu dự kiến sẽ tập trung củng cố, nâng cấp bệnh viện huyện Tam Đường lên quy mô 120 giường và đầu tư trang thiết bị y tế cho bệnh viện Tam Đường để làm nhiệm vụ của bệnh viên đa khoa tuyến tỉnh. Ngoài ra, Trung ương sẽ hỗ trợ tỉnh xây dựng mới 2 bệnh viện huyện mới tách. Hiện nay, Bộ Y tế đang hoàn chỉnh Đề án đầu tư nâng cấp hệ thống y tế tuyến tỉnh và huyện (bao gồm cả kiến nghị các cơ chế huy động nguồn lực) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Mức vốn hỗ trợ đầu tư hàng năm cho các dự án sẽ tuỳ theo khả năng cân đối của Ngân sách.

Cử tri tỉnh Lai Châu:Do điều kiện tỉnh mới chia tách thành lập; từ năm 2005-2010 tỉnh phải xây dựng đồng thời 3 đô thị: thị xã tỉnh lỵ, thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường), thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ). Vì vậy, ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung bố trí theo định mức, đề nghị Quốc hội, Chính phủ bố trí thêm kinh phí mỗi năm 300 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và hệ thống công sở của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh và huyện mới chia tách“.

Trả lời:

Trong 2 năm 2004-2005, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho tỉnh Lai Châu 140 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu này, trong đó năm 2004 là 40 tỷ đồng, năm 2005 là 100 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2006 và những năm tiếp theo, Nhà nước sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ tỉnh Lai Châu xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của tỉnh, nhưng mức hỗ trợ phụ thuộc vào dự toán chi ngân sách hàng năm được Quốc hội thông qua.

Cử tri tỉnh Nam Định:Do nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Nam Định còn rất khó khăn, vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí cho tỉnh quá ít và thấp nhất so với cả nước; vì vậy nhiều công trình lớn, trọng điểm đang thi công chưa có vốn; đề nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, cân đối giải quyết bổ sung nguồn vốn xây dựng cho tỉnh từ nguồn vượt thu của Trung ương năm 2004 và nguồn trái phiếu xây dựng năm 2005 và các năm tiếp theo cho một số công trình lớn, trọng điểm: chống sạt lở tuyến đê biển Giao Thuỷ, Hải Hậu, nâng cấp đường 498, 55, 51B, 12; dự án du lịch quần thể Phủ Dầy; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch nghỉ mát biển Quất Lâm và Thịnh Long; các dự án xây dựng trường chuẩn quốc gia; dự án xây dựng Trung tâm truyền hình VTV2 tại Nam Định; dự án trung tâm công nghệ thông tin, dự án cai nghiện ma tuý, xây dựng các trung tâm lao động sau cai nghiện ma tuý; dự án xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ tại thành phố Nam Định; xây dựng một số dự án lớn: trạm bơm Giá, trạm bơm Hoàng Nam và một số cống lớn dưới đê“.

Trả lời:

Về nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2004: Nguồn vốn này đã được phân bổ hết và đã trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, trong đó tỉnh Nam Định đã được phân bổ 20 tỷ đồng cho dự án cảng cá Ninh Cơ và chi quần thể khu lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh.

Về nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ năm 2005: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành nguồn vốn này đầu tư một số dự án về thuỷ lợi giai đoạn từ 2003-2010, trong đó tỉnh Nam Định cũng thuộc diện được bố trí nguồn vốn này (dự kiến hỗ trợ cho dự án đê, kè biển Hải Hậu, Giao Thuỷ trong giai đoạn 2005-2008 với tổng mức là 70 tỷ đồng).

Đối với các dự án nâng cấp đường 489, đường 55, đường 51B, đường 12 và dự án du lịch quần thể Phủ Dầy, nghỉ mát Quất Lâm và Thịnh Long: Trước tình hình nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương của Nam Định theo Luật ngân sách nhà nước thấp, nhiều dự án quan trọng của tỉnh gặp khó khăn, trong kế hoạch năm 2005, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn hỗ trợ tỉnh thực hiện một số mục tiêu quan trọng như đường 51, kè hồ An Trạch, vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các dự án hạ tầng du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, y tế, các di tích văn hóa, hạ tầng khu công nghiệp, bổ sung vốn đối ứng ODA và một số chương trình khác. Trong kế hoạch năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục trình Chính phủ bố trí vốn hỗ trợ một số dự án mục tiêu của Nam Định. Tuy nhiên các đường 489, 55, 12 thuộc hệ thống đường của tỉnh, đề nghị tỉnh cân đối vốn ngân sách địa phương để đầu tư.

Về dự án xây dựng hạ tầng cơ sở khu du lịch, nghỉ mát biển tại Quất Lâm và Thịnh Long: Dự án này thuộc danh mục hỗ trợ hạ tầng du lịch hàng năm cho tỉnh Nam Định; nguồn hỗ trợ tuỳ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách Trung ương hàng năm. Do đó đề nghị tỉnh chủ động huy động các nguồn tại địa phương để để đầu tư là chủ yếu.

Về đầu tư Trung tâm truyền hình VTV2: Dự án này đã được phê duyệt trong quy hoạch mạng truyền hình quốc gia đến năm 2010; dự kiến sẽ được triển khai bằng nguồn vốn ODA hoặc bằng nguồn thu phí quảng cáo truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam.

Về đề nghị xây dựng trạm bơm Giá, trạm bơm Hoàng Nam và một số cống lớn dưới đê: Đây là những dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương; theo Luật Ngân sách nhà nước, các dự án  này được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Về đề nghị xây dựng trung tâm công nghệ thông tin, xây dựng trường chuẩn quốc gia, dự án cai nghiện ma tuý, trung tâm lao động sau cai nghiện ma tuý, xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ tại thành phố Nam Định: Đây là các dự án do địa phương quyết định đầu tư. Theo Luật Ngân sách nhà nước, các dự án này được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc ngân sách địa phương.

Cử tri tỉnh Tây Ninh: “Đề nghị có chỉ đạo rà soát trên phạm vi cả nước về việc quản lý sau giấy phép đối với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đề nghị quy định giao thẩm quyền Ban quản lý Khu công nghiệp được xử phạt các hành vi vi phạm của nhà đầu tư trong công tác quản lý Nhà nước của Ban quản lý Khu công nghiệp vì hiện nay Ban quản lý Khu công nghiệp được quyền cấp phép cho nhà đầu tư có vốn đến 40 triệu USD, nhưng không được phép sử dụng biện pháp chế tài nào khi các nhà đầu tư vi phạm pháp luật“.

Trả lời:

Điều 27 của Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp. Tại các khoản 6 và 10 của điều 27, Quy chế đã quy định rõ nhiệm vụ của Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh như sau:

"6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế của đương sự;

10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền; cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền".

Thẩm quyền quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài đã được quy định cụ thể tại các điều 116, 117, 118 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cụ thể Nghị định  đã quy định rõ chức năng và thẩm quyền quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chế tài xử lý các vấn đề nảy sinh trong hoạt động đầu tư nước ngoài đã được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản Luật liên quan đến từng lĩnh vực (thuế, đất đai, lao động, an toàn trật tự xã hội, tranh chấp kinh tế...).

Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, các cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo đúng chức năng và thẩm quyền.

Do vậy, trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp có các vi phạm quy định về đầu tư nước ngoài ngoài chức năng và thẩm quyền xử lý của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trình các cơ quan có thẩm quyền cấp trên xem xét giải quyết.

Cử tri tỉnh Thái Nguyên:Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sớm tập trung triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị như: dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, dự án đầu tư Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án khai khoáng mỏ đa kim Núi Pháo (FDI), dự án nhà máy Xi măng Thái Nguyên“.

Trả lời:

1) Về dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên:

a) Trên cơ sở nội dung Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 02/03/2005 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải về dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 683/QĐ-BGTVT ngày 16/03/2005 phê duyệt đầu tư Dự án quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (giai đoạn 1) với các nội dung chủ yếu sau:

- Quy mô dài 62 km, gồm các đoạn: Hà Nội - Sóc Sơn 26 km và Sóc Sơn - Thái Nguyên 36 km. Điểm đầu tại Ninh Hiệp (phía Bắc cầu Phù Đổng), điểm cuối nối điểm đầu tuyến tránh thành phố Thái Nguyên.

- Tiêu chuẩn: Theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc với 6 làn xe, nền rộng 34,5m;

- Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 3.522,4 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA Nhật Bản 2.820,6 tỷ đồng, vốn đối ứng trong nước 701,8 tỷ đồng;

- Tiến độ thực hiện:

+ Thiết kế chi tiết, giải phóng mặt bằng và đấu thầu: 2005 - 2007;

+ Tổ chức thi công xây dựng: 2007 – 2010

b) Tình hình thực hiện dự án: Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo thực hiện phần thiết kế chi tiết và phối hợp với các địa phương lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Trong kế hoạch 2006 dự kiến thực hiện xong phần thiết kế chi tiết và một phần đền bù giải phóng mặt bằng. Dự kiến trong năm 2007 sẽ tiếp tục công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời trình duyệt các thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu.

Như vậy, đến nay Bộ Giao thông vận tải đang triển khai thực hiện các công việc thuộc dự án quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (giai đoạn 1) đúng tiến độ như trong Quyết định đầu tư và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

2) Về dự án đầu tư công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II: Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại quyết định số 604/TTg-CN ngày 16/5/2005. Hiện nay Tổng công ty thép Việt Nam đang tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn nêu trên. Tổng mức đầu tư của dự án là 236,8 triệu USD, trong đó dự kiến vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc 150 triệu USD (vay vốn ODA). Để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong nửa cuối tháng 7/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 4721/BKH-KTCN ngày 14/7/2005 trình Chính phủ đưa dự án này vào danh mục xin vay vốn ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên đến nay phía Trung Quốc vẫn chưa trả lời cụ thể về hỗ trợ vốn cho dự án này.

Do vậy, để có thể có vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án này trong khi chờ đợi nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc, Tổng công ty thép Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm và huy động các nguồn vốn khác như: vay tín dụng xuất khẩu của phía Trung Quốc, vay các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước...

3) Dự án khai khoáng mỏ đa kim Núi Pháo (FDI): Chủ đầu tư dự án (Công ty liên doanh giữa công ty Tiberon của Canađa và 2 công ty của Việt Nam) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác mỏ tại khu vực Núi Pháo. Hiện nay, chủ đầu tư đang tiến hành các công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư. Nhìn chung, hoạt động đầu tư đang diễn ra thuận lợi. Đối với một số khó khăn công ty liên doanh đang gặp phải (tương tự như các dự án đầu tư khác), đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tích cực giúp đỡ để công ty liên doanh có thể giải quyết trong thời gian sớm nhất.

4) Dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên: Dự án bị chậm tiến độ do quá trình thu xếp vốn và việc di dân giải phóng mặt bằng bị kéo dài. Tuy nhiên, đến nay, các công tác nêu trên đã được thực hiện (đã thu xếp được nguồn vốn vay và đã di dân giải phóng mặt bằng), nên dự án đang được thực hiện theo tiến độ. Dự kiến dự án hoàn thành vào năm 2006.

Cử tri tỉnh Thanh Hóa:Thanh Hoá có khu vực Nghi Sơn nằm trong quy hoạch vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ. Tỉnh đang có chủ trương xây dựng Đề án phát triển khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn để thu hút đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cả tỉnh. Đề nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng cơ bản và cho áp dụng một số cơ chế chính sách như đối với khu kinh tế Dung Quất. Đề nghị Chính phủ, Quốc hội sớm thông qua dự án Khu liên hợp lọc hoá dầu tại Nghi Sơn để đẩy nhanh quá trình hình thành Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn“.

Trả lời:

Theo thông báo số 153/TB-VPCP ngày 25/8/2005 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa ngày 9/8/2005, Thủ tướng coi Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn là một lợi thế của tỉnh Thanh Hóa, do đó giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng tuyến đường từ cảng Nghi Sơn lên đường Hồ Chí Minh, giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa xây dựng Đề án Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã giải quyết một số yêu cầu khác về đầu tư phát triển hạ tầng tại Nghi Sơn như sau:

- Ngân sách trung ương hỗ trợ 60% cho dự án Bến cảng số 2 từ nguồn vượt thu ngân sách trung ương năm 2005;

- Giao UBND tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương tiến hành thăm dò, khảo sát đánh giá địa chất và lập dự toán; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xử lý nguồn vốn, trình Thủ tướng quyết định.

- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn. Giao Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét lựa chọn nhà đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Riêng đối với dự án Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn: Hiện tại đang trong giai đoạn lập Dự án khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định hiện hành.

Như vậy, Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn rất được Trung ương quan tâm hỗ trợ cả về vốn lẫn cơ chế chính sách. Vấn đề quan trọng hiện nay là tỉnh Thanh Hóa sớm trình Đề án Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn để Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt, trên cơ sở đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và tỉnh tổ chức thực hiện.

Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế: “Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án của Trung ương trên địa bàn: dự án đường 74 từ huyện Nam Đông đi huyện A Lưới, đường 71 nối A Lưới đi Phong Điền bằng vốn đầu tư các tuyến nhánh đường Hồ Chí Minh và nâng cấp tuyến quốc lộ 49B từ xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) đến xã Hải Dương (huyện Hương Trà)“.

Trả lời:

1) Đường tỉnh lộ 74 (từ huyện Nam Đông đi huyện A Lưới) và đường tỉnh lộ 71 (từ huyện A Lưới đi huyện Phong Điền) đã được Bộ Giao thông vận tải xác định nằm trong hệ thống các tuyến đường ngang của đường Hồ Chí Minh (tại văn bản số 1473/CP-CN ngày 06/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án tổng thể đường Hồ Chí Minh). Đồng thời tại Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh cũng xác định 2 tuyến tỉnh lộ trên nằm trong hệ thống đường ngang đường Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, đến nay nhu cầu vốn để đầu tư hệ thống các đường ngang vẫn chưa được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án đường Hồ Chí Minh. Mặt khác, Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa trình Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn để đầu tư các đường ngang trong hệ thống đường Hồ Chí Minh. Do vậy, sau khi có ý kiến đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cân đối nguồn vốn để thực hiện.

2) Về nâng cấp quốc lộ 49B: việc đầu tư nâng cấp quốc lộ 49B là cần thiết để tăng cường lưu thông và nối các huyện phía Tây  tỉnh Thừa Thiên - Huế với quốc lộ 1A. Được biết Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có cam kết như sau: Trong khi Bộ Giao thông vận tải chưa bố trí được nguồn vốn để đầu tư nâng cấp tuyến đường, tỉnh Thừa Thiên - Huế ứng trước kinh phí để đầu tư dự án, Bộ Giao thông vận tải sẽ cân đối trả vào các năm tiếp theo. Đến nay dự án đang được triển khai thi công đoạn từ Km14 đến Km44, việc bố trí vốn để trả nợ tạm ứng của tỉnh Thừa Thiên Huế do Bộ Giao thông vận tải cân đối trong tổng mức kế hoạch vốn xây dựng cơ bản hàng năm được Chính phủ giao.

Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế: “Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm bố trí tăng nguồn vốn hàng năm cho công tác trùng tu, tôn tạo quần thể di tích cố đô Huế. Vốn đầu tư để trùng tu, tôn tạo quần thể di tích cố đô Huế theo Quyết định số 105/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 1996-2010 là 720 tỷ đồng, nhưng đến cuối năm 2004 mới chỉ được phân bổ chưa đến 30% so với tổng nguồn vốn được Thủ thướng Chính phủ quyết định“.

Trả lời:

Tại Quyết định 105/QĐ-TTg ngày 12/2/1996, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Dự án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế 1996-2015” với tổng mức đầu tư khoảng 720 tỷ đồng, bao gồm nhiều nguồn: vốn ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ, vốn huy động từ các nguồn khác.

Trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 4 năm 2001-2004, Nhà nước đã bố trí 259,1 tỷ đồng để chống xuống cấp và tu bổ một số di tích thuộc diện quy hoạch bảo tồn di tích cố đô Huế với số vốn trong kế hoạch 5 năm sau cao hơn trong kế hoạch 5 năm trước, cụ thể:

Giai đoạn 1996-2000: đã bố trí 99,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 47 tỷ đồng, ngân sách địa phương 41,6 tỷ đồng và vốn viện trợ 10,4 tỷ đồng;

Giai đoạn 2001-2004: đã bố trí 160 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 110 tỷ đồng, ngân sách địa phương 50 tỷ đồng;

Như vậy, riêng đối với di tích cố đô Huế, Nhà nước đã bố trí bình quân khoảng 10-15 tỷ đồng/năm cho việc tu bổ, tôn tạo trong khi mức vốn đầu tư hàng năm cho mục tiêu chống xuống cấp di tích chỉ được bố trí khoảng 100 tỷ đồng cho hơn 32 di tích đặc biệt quan trọng của cả nước (bình quân 1 di tích chỉ được cấp khoảng 3 tỷ đồng).

Trong kế hoạch năm 2005, ngân sách nhà nước đã bố trí cho di tích cố đô Huế 15 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế còn lấy từ nguồn thu bán vé và dịch vụ tham quan du lịch (mỗi năm khoảng 30-35 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay) để bố trí cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích này. Nếu cộng cả hai nguồn trên, đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn đã bố trí để bảo tồn, tôn tạo di tích cố đô Huế đã đạt khoảng 484 tỷ đồng, bằng 67,2% tổng  nguồn vốn được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế: “Hiện nay thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt với Chính phủ và nhân dân nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, theo đề nghị của lãnh đạo tỉnh Saravan, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các doanh nghiệp trong tỉnh ứng vốn hơn 30 tỷ đồng giúp bạn xây dựng lại tuyến đường Cu Tai - Tù Mồi nối với cửa khẩu S3 và đã đăng ký với Chính phủ Lào xin kinh phí hoàn trả. Tuy vậy, đã hơn 2 năm Bạn vẫn chưa thanh toán, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Kính đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ quan tâm bổ sung dự án này trong chương trình viện trợ của Việt Nam dành cho Lào tài khoá 2005, để bạn có điều kiện thanh toán kịp thời cho các đối tác Việt Nam“.

Trả lời:

Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng là mối quan hệ đặc biệt. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ nước bạn Lào trên cơ sở nội dung Hiệp định và nguồn vốn viện trợ hàng năm và 5 năm được ký kết giữa hai Chính phủ.

Hai Bên cũng đã ký bản Thỏa thuận về “Quy chế tài chính và quản lý các dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào” ngày 15 tháng 01 năm 2002 để quản lý thống nhất nguồn vốn này.

Việc tỉnh Thừa Thiên-Huế thoả thuận giúp tỉnh Salavan của Bạn ứng vốn trước đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Cu Tai – Tù Mồi nối với cửa khẩu S3 của tỉnh Thừa Thiên – Huế không nằm trong nội dung Hiệp định hợp tác 5 năm và hàng năm đã ký kết giữa hai nước. 

Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 299/CP-KTTH ngày 22 tháng 3 năm 2002 đã nêu rõ: "Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... giữa nước ta và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là mối quan hệ đặc biệt. Việc tạo điều kiện giúp bạn là cần thiết nhưng phải dựa trên nguyên tắc, nội dung của Hiệp định ký kết giữa hai Chính phủ và đã được bố trí trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm và 5 năm.

Đối với những trường hợp các Bộ, ngành và địa phương ký kết các thoả thuận riêng với các cơ quan, địa phương của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo quan hệ song phương ngoài nội dung quy định trong Hiệp định giữa Chính phủ hai nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tự thu xếp trong phạm vi dự toán được Nhà nước giao để thực hiện theo quy định hiện hành”.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có ý kiến trả lời tỉnh Thừa Thiên - Huế tại Công văn số 4874/BKH-KTĐN ngày 20 tháng 7 năm 2005.

Theo Thoả thuận về “Quy chế tài chính và quản lý các dự án sử dụng vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào”, việc bổ sung dự án này vào chương trình viện trợ của Việt Nam dành cho Lào cần có sự thoả thuận của hai Bên trên cơ sở đề nghị chính thức của Chính phủ Lào và được trao đổi, xen xét trong các Kỳ họp Uỷ ban liên Chính phủ hàng năm trong khuôn khổ nguồn vốn viện trợ đã được ký kết giữa hai nứơc.

2) Trong thời gian qua, một số Bộ, ngành và địa phương khi tiếp xúc, làm việc với bạn đã chủ động ký kết một số nội dung hợp tác không nằm trong nội dung Hiệp định ký kết giữa hai Chính phủ. Ngoài dự án xây dựng tuyến đường Cu Tai nối cửa khẩu S3 (Saravan) của tỉnh Thừa Thiên – Huế, còn một số dự án khác với hình thức tương tự như dự án xây dựng cầu Hỉn Bun (Khăm Muộn) của tỉnh Quảng Bình, dự án xây dựng đường Nậm Tạc (Bòly Kham Xay) của Bộ Quốc phòng… Hiện nay việc thanh toán vẫn chưa được giải quyết.

Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào đã trao đổi vấn đề này tại Cuộc họp giữa kỳ hai Phân ban năm 2005 và đã thống nhất sẽ có giải pháp giữa hai Bên để giải quyết chung về những tồn đọng này tại cuộc họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào sắp tới nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam.

Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế: “Dự án hồ chứa nước Tả Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn 5 năm và đã được đưa vào danh mục chương trình trọng điểm quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa được thông báo chính thức về vốn để khởi công. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành việc tái định cư hơn 800 ha. Đề nghị Chính phủ cho tỉnh được sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để sớm khởi động công trình nhằm hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra đối với sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ lưu sông Hương, góp phần bảo vệ quần thể di tích Huế“.

Trả lời:

Công trình hồ chứa nước Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án khả thi tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 28/6/2001 với nhiệm vụ chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng 2 m3/s, tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782 ha đất canh tác thuộc vùng đông bằng sông Hương, bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường đầm phá, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, phát điện với công suất 18 MW. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.081 tỷ đồng (chưa bao gồm dự án đền bù di dân tái định cư khoảng 139 tỷ đồng do tỉnh làm chủ đầu tư).

Đây là là công trình thuỷ lợi quan trọng của tỉnh Thừa Thiên - Huế và đã được Chính phủ cho phép đưa vào danh sách các dự án đề nghị Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Từ năm 1999 đến năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã 8 lần gửi công hàm chính thức đề nghị Chính phủ Nhật Bản xem xét cấp vốn cho dự án; tuy nhiên đến nay phía Nhật Bản vẫn chưa có cam kết chính thức tài trợ cho dự án này.

Trước nhu cầu cấp bách phải triển khai thực hiện dự án trong khi khả năng tài trợ của phía Nhật Bản chưa được khẳng định, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công văn số 805/UB-TH ngày 30/3/2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 90 BNN/CV/HTQT ngày 12/01/2005 đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Ngày 11/4/2005 Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản và thông báo Chính phủ Việt Nam quyết định dùng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện dự án.

Tại công văn số 5140 BKH/TH ngày 01/8/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ về sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn đến năm 2010, dự án hồ chứa nước Tả Trạch đã được ghi vào danh mục đầu tư; hiện đang chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện.

Để chuẩn bị đầu tư dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi 1 lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Công ty tư vấn cho biết khoảng cuối tháng 10 sẽ hoàn thành; do đó trong tháng 11/2005 có thể khởi công thực hiện dự án này.

Cử tri tỉnh Yên Bái:Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ phê duyệt khu công nghiệp phía nam Yên Bái thành khu công nghiệp quốc gia và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 60 tỷ đồng“.

Trả lời:

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1751/BKH-KCN&KCX ngày 22/3/2005 gửi UBND tỉnh Yên Bái hướng dẫn triển khai thực hiện thủ tục xin thành lập khu công nghiệp theo quy định hiện hành. Cụ thể như sau:

- Khu công nghiệp phía Nam, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép đưa vào khu công nghiệp quốc gia và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (Thông báo số 206/TB-VPCP ngày 01 tháng 11 năm 2004 - Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái).

- Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo lập dự án nghiên cứu khả thi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu công nghiệp và cho phép đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy định tại các Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 , Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và Thông tư số 04/2003/TT-BKH ngày 17/6/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án, báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tư.

- Việc hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phía Nam, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được thực hiện theo Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cân đối hàng năm theo kế hoạch của chương trình hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu phát triển khu công nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn.

Cử tri tỉnh Bắc Ninh: “Về một số bất cập trong việc tổ chức triển khai phát triển các khu công nghiệp: Hiện nay các tỉnh đều ban hành chính sách ưu đãi riêng, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các tỉnh làm thiệt hại chung cho đất nước. Tỉnh nào cũng đòi thành lập nhiều khu công nghiệp mà không tính đến việc khai thác lợi thế và tiềm năng của địa phương mình.

Để khắc phục tình trạng trên, kiến nghị Chính phủ thống nhất phê duyệt quy hoạch phân bố các khu công nghiệp; thống nhất chính sách ưu đãi cho từng vùng, miền. Nghiêm cấm ban hành chính sách ưu đãi tuỳ tiện”.

Trả lời:

Để triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành kèm theo Quyết định số 51/2004/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án "Đánh giá việc ban hành chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương đối với khu công nghiệp, khu chế xuất", trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 395/BLKH-KCN&KCX ngày 19 tháng 01 năm 2005. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh việc ban hành các chính sách ưu đãi riêng của các địa phương áp dụng đối với khu công nghiệp, khu chế xuất để Thủ tướng Chính phủ xem xét và ban hành.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, trên cơ sở Chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức xây dựng đề án "Điều chỉnh qui hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam thời kỳ 2005 - 2020" và trình Thủ tướng Chính phủ tại các Tờ trình số 6476/TTr-BKH ngày 13 tháng 10 năm 2004 và số 3678/TTr-BKH ngày 02 tháng 6 năm 2005. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam thời kỳ 2005 - 2020 để Thủ tướng Chính phủ xem xét và ban hành.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin rằng các Chỉ thị và Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ khi được ban hành sẽ là những căn cứ pháp lý quan trọng để khắc phục tình trạng tùy tiện ban hành chính sách ưu đãi riêng của các địa phương và thống nhất chỉ đạo sự phát triển các khu công nghiệp trên phạm vi cả nước trên cơ sở phát huy và khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng của từng vùng trong sự phối kết hợp chung giữa các tỉnh trong vùng và cả nước.

Cử tri tỉnh Cần Thơ: “Đề nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 35/CP và Nghị định 164/CP về địa bàn ưu đãi đầu tư theo hướng đưa 3 huyện Vĩnh Thanh, Cờ Đỏ, Phong Điền của Cần Thơ vào danh mục B”.

Trả lời:

Ngày 29/03/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B và C ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Theo Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (Danh mục B) và Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Danh mục C) ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002, tổng số huyện nằm trong địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước là 357 huyện, trong đó 204 huyện thuộc Danh mục B và 153 huyện thuộc Danh mục C.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 35/2002/NĐ-CP được ban hành cho đến nay đã có không ít thay đổi về địa giới hành chính của các tỉnh và huyện. Cụ thể do chia tách nên có thêm 3 tỉnh mới là tỉnh Hậu Giang (tách ra từ tỉnh Cần Thơ), tỉnh Điện Biên (tách ra từ tỉnh Lai Châu) và tỉnh Đăk Nông (tách ra từ tỉnh Đăk Lăk). Như vậy đến nay cả nước có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Về huyện, đã có một loạt huyện mới được thành lập trên cơ sở chia tách các huyện cũ, trong số đó không ít huyện đã nằm trong Danh mục B hoặc Danh mục C.

Trước tình hình đó,  ngày 28/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 190/2005/QĐ-TTg về việc sửa đổi, điều chỉnh Danh mục B và C ban hành ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ.  Quyết định này chỉ giới hạn trong việc sửa đổi, điều chỉnh Danh mục B và C cho phù hợp với sự thay đổi địa giới hành chính của các huyện đã nằm trong địa bàn ưu đãi đầu tư để tránh gây xáo trộn lớn trong việc thực hiện ưu đãi đầu tư theo địa bàn.

Về việc một số địa phương trong đó có tỉnh Long An kiến nghị bổ sung huyện vào các Danh mục B hoặc C của Nghị định số 35/2002/NĐ-CP: Hiện nay dự án Luật đầu tư (chung) đang được cơ quan chủ trì là Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn tất để Chính phủ đưa ra trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp lần thứ tám sắp tới, trong đó  sẽ có những điều khoản mới về địa bàn ưu đãi đầu tư. Do vậy, vấn  đề xem xét bổ sung huyện vào địa bàn ưu đãi đầu tư như kiến nghị của các địa phương cần đợi Chính phủ ban hành nghị định mới  về địa bàn ưu đãi đầu tư sau khi Luật đầu tư được Quốc hội thông qua.

Cử tri tỉnh Cần Thơ:Nhiều văn bản, nghị quyết của Trung ương đã khẳng định thành phố Cần Thơ phải có sân bay, cảng biển quốc tế, là đầu mối giao lưu quan trọng với thế giới và khu vực xung quanh. Tuy nhiên vấn đề này nên phân định mốc thời gian đầu tư cụ thể: Bao giờ triển khai ? Bao giờ kết thúc ?”.

Trả lời:

Thành phố Cần Thơ đã được Đảng và Nhà nước khẳng định là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long; do vậy việc xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó có sân bay, cảng biển quốc tế,... là hoàn toàn cần thiết.

Để thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đều dự kiến nâng cấp Cảng hàng không Cần Thơ thành Cảng hàng không quốc tế để có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A321, B767... Dự án nâng cấp Cảng hàng không Cần Thơ đã được phê duyệt Quyết định đầu tư. Các Bộ, ngành Trung ương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự kiến bố trí 370 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện dự án này.

Về cảng biển Cần Thơ: Dự án nâng cấp tổng hợp cảng biển này đã được Bộ Giao thông vận tải quan tâm; nhiều Bộ, ngành liên quan cũng đã chấp thuận đưa dự án vào thực hiện trong kế hoạch 5 năm tới. Dự kiến dự án sẽ sử dụng nguồn vốn ODA nên đã được đưa vào danh sách kêu gọi các nhà tài trợ.

Ngoài hai dự án lớn trên, còn có nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng khác của thành phố Cần Thơ cũng được quan tâm để từng bước thực hiện đầu tư, nhất là hệ thống giao thông đường bộ. Ví dụ đường quốc lộ Vị Thanh - Cần Thơ với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng đã được đưa vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2010; đường Bốn Tổng Một Ngàn với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng cũng đã được đưa vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2005-2010 để trình Chính phủ phê duyệt.

Cử tri tỉnh Điện Biên: “Đề nghị nghiên cứu và ban hành các quy định cụ thể trong hoạt động tư vấn theo Luật Doanh nghiệp trong đó cần quy định rõ chế tài xử phạt cụ thể đối với các đơn vị vẫn không thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng”.

Trả lời:

Kiến nghị này của cử tri tỉnh Điện Biên là hoàn toàn xác đáng. Trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao chủ trì soạn thảo Luật Doanh nghiệp (chung) và Luật Đầu tư (chung), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu soạn thảo những quy định cụ thể để bảo đảm hiệu lực cao của công tác quản lý nhà nước, trong đó có các quy định cụ thể để quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về chế tài xử phạt cụ thể đối với các đơn vị không thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.

Ví dụ trong Dự thảo Luật Doanh nghiệp có một chương về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, bao gồm các nội dung cụ thể như: nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh; kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý vi phạm.

Trong Dự thảo Luật đầu tư cũng có một chương quản lý nhà nước về đầu tư, bao gồm: nội dung quản lý nhà nước về đầu tư; trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư; quản lý đầu tư theo quy hoạch; theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư; thanh tra về hoạt động đầu tư; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm.

Cử tri tỉnh Điện Biên: “Đề nghị sớm đầu tư nâng cấp cửa khẩu Tây Trang thành cửa khẩu quốc tế; nâng cấp, đầu tư xây dựng các cửa khẩu quốc gia: Huổi Puốc - Na Son, A Pa Chải (Điện Biên) - Long Phú (Giang Thành - Vân Nam). Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực kinh tế cửa khẩu theo Quyết định 187 của Thủ tướng Chính phủ”.

Trả lời:

Việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ đã được Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị đề ra, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế của nước ta hiện nay.

Đối với trường hợp cửa khẩu Tây Trang: hàng năm cửa khẩu Tây Trang đều được Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng khu kinh tế theo Quyết định 187/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, để nâng cấp lên cửa khẩu Tây Trang thành cửa khẩu quốc tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên cần có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc này. Tương tự, để các cửa khẩu Huổi Puốc - Na Son, A Pa Chải (Điện Biên) - Long Phú (Giang Thành – Vân Nam) được hưởng chính sách đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, tỉnh cũng cần có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu tại các cửa khẩu này. Sau khi đã có các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh cần làm đầy đủ các thủ tục đầu tư và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở đó Chính phủ sẽ hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu theo tinh thần Quyết định 187 của Thủ tướng Chính phủ.

Cử tri tỉnh Hà Giang: “Đề nghị Chính phủ quan tâm đẩy nhanh tiến độ cấp vốn cho dự án xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang”.

Trả lời:

Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ, tỉnh Hà Giang đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 184/2001/QĐ-TTg ngày 21/11/2001. Từ khi thành lập đến nay, Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ đã được đầu tư 42 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2005 được đầu tư 15 tỷ đồng. Theo báo cáo của tỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ khoảng 130 tỷ đồng.

Trong kế hoạch năm 2006, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ. Tuy nhiên, số vốn cân đối cụ thể trong kế hoạch năm 2006 còn phụ thuộc vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2006 sẽ được Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10-11/2005.

Cử tri tỉnh Hà Tây:Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật để các địa phương đẩy mạnh và phát triển cánh đồng đạt 50.000.000 đồng/ha canh tác/năm; đề án phát triển giao thông nông thôn, miền núi”

Trả lời:

Chủ trương cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động nhằm đẩy nhanh tiến độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó làm tăng giá trị sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Từ khi phát động đến nay, phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng đã phát triển khá. Đã xuất hiện nhiều mô hình đạt 50 triệu đồng/ha/năm; đã có những huyện đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm trên diện tích nông nghiệp toàn huyện như Chợ Mới (An Giang), Gia Bình (Bắc Ninh), Từ Liêm (Hà Nội). Tính chung toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đạt 38 triệu đồng/ha/năm; vùng đồng bằng sông Hồng đạt 37 triệu đồng/ha/năm. Trên phạm vi cả nước, giá trị sản lượng trên 1 héc ta đất nông nghiệp đã tăng đáng kể: năm 2003 đạt 19,4 triệu đồng; năm 2004 đạt 22 triệu đồng.

Để hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm một cách bền vững, đồng thời vẫn phát huy được tính sáng tạo, quyền tự chủ của nông dân, phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam và các sản phẩm làm ra tiêu thụ được, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đang tích cực nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết. Trên cơ sở các tính toán có căn cứ khoa học và chủ trương điều chỉnh cơ cấu sản xuất nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2010, giá trị sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp đạt bình quân 30 triệu đồng/ha, đến năm 2020 đạt 50 triệu đồng/ha. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp hỗ trợ chủ yếu gồm:

1) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư cho các khâu giống cây trồng, vật nuôi và công nghệ sinh học nông nghiệp để ra tạo bước tiến đột phá về năng suất, chất lượng. Các nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ này khi ứng dụng vào sản xuất sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn, làm tăng sức cạnh tranh và khả năng tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp để trình Chính phủ phê duyệt.

2) Tăng cường công tác khuyến nông cả về kinh phí và cán bộ khuyến nông cơ sở, thực hiện xã hội hóa công tác này để đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện nay, kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác khuyến nông tăng bình quân trên 12%/năm (chưa kể kinh phí cho công tác này từ các tổ chức quốc tế khác thông qua các dự án xoá đói giảm nghèo). Mặt khác, tăng cường xây dựng các mô hình nông nghiệp tiên tiến, mô hình nông nghiệp công nghệ cao để các tổ chức, hộ nông dân tham quan, học tập. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xây dựng một số trung tâm huấn luyện, đào tạo cán bộ khuyến nông.

3) Tiếp tục đầu tư cho chương trình giống cây trồng, vật nuôi; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thị trường để hỗ trợ nông dân nắm bắt thông tin về thị trường và giá cả sản phẩm.

4) Tăng cường hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã ở nông thôn.

Trên cơ sở chủ trương và chính sách chung của Nhà nước, việc xác định nhu cầu và triển khai các hoạt động cụ thể ở từng địa phương do Chính quyền địa phương tự tổ chức thực hiện. 

Cử tri tỉnh Hải Dương:Cử tri cho rằng việc đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng (mới chỉ chiếm khoảng 8% tổng số vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước), trong khi đó nước ta có 3/4 dân số làm nông nghiệp”.

Trả lời:

Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định nông nghiệp là khu vực có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; do đó, trong xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đầu tư cho khu vực nông nghiệp. Đầu tư cho khu vực nông nghiệp bao gồm đầu tư cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công tác thuỷ lợi.

Trong những năm qua, tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản cho khu vực nông nghiệp trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước đều liên tục tăng lên và chiếm khoảng 18-19% tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa bao giờ giảm xuống 8%. Riêng năm 2005, tổng mức đầu tư cho khu vực nông nghiệp đạt trên 12,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Trong kế hoạch năm 2006, dự kiến sẽ chi 15,5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho khu vực này, cũng chiếm tỷ trọng 19% tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ngoài nguồn vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản nói trên, hàng năm khu vực nông nghiệp còn được hưởng đầu tư gián tiếp cũng rất lớn từ các cơ chế, chính sách khác của Nhà nước nên trong thực tế, tổng mức đầu tư và tỷ trọng đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp còn cao hơn nhiều.

Như vậy, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm còn hạn hẹp, việc tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản cho khu vực nông nghiệp liên tục tăng lên trong thời gian qua tuy chưa đáp ứng được nhu cầu, nhưng đã thể hiện sự quan tâm, cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của khu vực này.

Cử tri thành phố Hồ Chí Minh: Việc thành lập các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hiện nay khá dễ dàng, song việc phối hợp quản lý các doanh nghiệp giữa các ngành hữu quan còn lỏng lẻo nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng để trốn thuế hoặc chây ỳ trong nghĩa vụ nộp thuế. Đề nghị Nhà nước xác lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành hữu quan (kế hoạch và đầu tư, thuế, tài chính, ngân hàng, hải quan, quản lý thị trường...), có cơ quan giữ vai trò "nhạc trưởng" làm đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp để quản lý các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Hướng tới xây dựng một Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế để tránh gây ngộ nhận rằng chính sách của Nhà nước có sự phân biệt và tiện lợi trong việc quản lý”.

Trả lời:

Đề nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh về phối hợp quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành hữu quan nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, chây ỳ nộp thuế... là rất xác đáng. Đề nghị này sẽ được Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp (thống nhất) và Luật Đầu tư (chung) nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình tiếp thu ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội. Các dự thảo của hai luật này cũng đã đưa vào các sửa đổi, bổ sung theo hướng xác lập các cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan. Cụ thể:

Hai dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi thành lập. Ví dụ: quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ của doanh nghiệp và chế tài khi không thực hiện theo đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp đăng ký dự án để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước; khi đăng ký ngành nghề kinh doanh phải nộp phí... Để tăng cường công tác hậu kiểm, đã bổ sung các quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn đối với việc xây dựng, quản lý và cung cấp thông tin về doanh nghiệp, công tác kiểm tra doanh nghiệp sau thành lập…

Đặc biệt, dự thảo các Luật mới đã quy định doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp cụ thể như:

- Giả mạo trong kê khai hồ sơ đăng ký kinh doanh,

- Không đăng ký mã số thuế,

- Không hoạt động tại trụ sở doanh nghiệp đã đăng ký trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận thay đổi trụ sở chính,

- Không có bất kỳ báo cáo nào về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 2 năm liên tiếp,

- Ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh,

- Không gửi báo cáo đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 tháng,

- Kinh doanh các ngành, nghề bị cấm

....

Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là kết quả của việc phối hợp quản lý đồng bộ giữa các cơ quan khác nhau, trong đó cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện vai trò của "nhạc trưởng".

Nội dung quản lý nhà nước bao gồm rất nhiều vấn đề khác nhau và liên đến nhiều cơ quan khác nhau; do đó khó có thể giao cho một cơ quan thực hiện tất cả các chức năng quản lý nhà nước. Vì vậy, dự án Luật Doanh nghiệp quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ đảm nhiệm công tác quản lý có liên quan, ví dụ: đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, môi trường, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn… Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện công tác này sẽ được nghiên cứu quy định thể tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trốn thuế hoặc chây ỳ trong nghĩa vụ nộp thuế, không chỉ phải tăngcường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, các quy định của chính sách thuế cũng như năng lực, trách nhiệm và hành vi ứng xử của các cán bộ ngành thuế, hải quan, quản lý thị trường, công an... Nhận thức được điều này, Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thuế... cũng như đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực này.

Về đề nghị xây dựng một Luật Doanh nghiệp (thống nhất) để tránh gây ngộ nhận rằng chính sách của Nhà nước có sự phân biệt và tiện lợi trong việc quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Đến nay Chính phủ đã xây dựng và trình Quốc hội dự án Luật Doanh nghiệp (thống nhất) để Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp lần thứ tám sắp tới.

Để xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, dự án Luật quy định các công ty nhà nước phải chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 4 năm kể từ thời điểm Luật Doanh nghiệp (mới) có hiệu lực. Như vậy, Luật Doanh nghiệp sẽ được áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đảm bảo thực sự bình đẳng, xoá bỏ những phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bên cạnh việc ban hành Luật Doanh nghiệp chung, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật khác liên quan đến môi trường kinh doanh như đất đai, tín dụng, hải quan, thuế... và nhất là giáo dục hành vi ứng xử bình đẳng của các cán bộ công chức đối với mọi hình doanh nghiệp.

Cử tri tỉnh Lai Châu:Đề nghị Chính phủ cho bổ sung danh mục và ghi vốn từ năm 2005-2006 dự án nâng cấp Quốc lộ 12 đoạn Km 0 - Km 22 (từ cửa khẩu Ma Lù Thàng đến trung tâm thị trấn Phong Thổ). Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đưa vào trái phiếu Chính phủ tại văn bản số 6027/GTVT-KHĐT ngày 02/11/2005”.

Trả lời:

Dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 12 đoạn từ Cửa khẩu Ma Lù Thàng - Phong Thổ (Km 0 - Km 22) thuộc địa phận tỉnh Lai Châu đã được các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải và Nông nghiệp và phát triển nông thôn thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục các dự án cấp bách do Bộ Giao thông vận tải quản lý sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2005-2010 với mức vốn 140 tỷ đồng. Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang tổ chức lập dự án để sớm triển khai thực hiện đầu tư.

Để dự án được thực hiện đúng tiến độ sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định.

Cử tri tỉnh Lai Châu:Để kịp thời cho tỉnh Lai Châu triển khai thực hiện hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ xây dựng đã đề ra, đề nghị Chính phủ ưu tiên cho tạm ứng vốn xây lắp đối với các dự án chỉ định thầu thuộc chương trình dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La”.

Trả lời:

1) Ngày 11 tháng 12 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thuỷ điện Sơn La, trong đó phương thức lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án di dân tái định cư được quy định cụ thể tại điều 15 như sau:

"Tuỳ theo quy mô và tính chất của từng hạng mục công trình hoặc gói thầu, việc thực hiện các dự án di dân tái định cư và các dự án, công trình hạ tầng được thực hiện như sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh được phép chỉ định các nhà thầu theo qui định có giảm 5% giá trị dự toán xây lắp đối với các dự án hoặc hạng mục công trình có tổng dự toán được duyệt đến 10 tỷ đồng.

2. Giám đốc Sở chuyên ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện được phép chỉ định thầu theo quy định có giảm 5% giá trị dự toán xây lắp đối với các dự án hoặc hạng mục công trình có tổng dự toán được duyệt đến 3 tỷ đồng.

3. Các tiểu dự án hoặc các hạng mục công trình có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng phải được đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện".

2) Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg tại điều 16, khoản 5 cũng đã quy định cụ thể việc tạm ứng vốn cho các nhà thầu như sau:

"Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu 10% giá trị hợp đồng theo tổng dự toán được duyệt với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, 20% giá trị hợp đồng theo tổng dự toán được duyệt với các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến và các dự án tạo giống cây trồng, con nuôi phục vụ cho công tác di dân, tái định cư".

Như vậy, Quyết định số 207/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc tạm ứng vốn đối với các dự án chỉ định thầu thuộc Chương trình dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. Đề nghị tỉnh Lai Châu nghiên cứu, áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể.

Cử tri tỉnh Long An:Đề nghị Chính phủ điều chỉnh Nghị định 35/CP và Nghị định 164/CP về địa bàn ưu đãi đầu tư theo hướng xếp các huyện của tỉnh Long An vào danh mục đặc biệt khó khăn và thị xã Tân An vào danh mục có điều kiện khó khăn để phù hợp với nghị định 24/CP về địa bàn ưu đãi đầu tư nước ngoài”.

Trả lời:

Ngày 29/03/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục A, B và C ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Theo Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (Danh mục B) và Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (Danh mục C) ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/03/2002, tổng số huyện nằm trong địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước là 357 huyện, trong đó 204 huyện thuộc Danh mục B và 153 huyện thuộc Danh mục C.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 35/2002/NĐ-CP được ban hành cho đến nay đã có không ít thay đổi về địa giới hành chính của các tỉnh và huyện. Cụ thể do chia tách nên có thêm 3 tỉnh mới là tỉnh Hậu Giang (tách ra từ tỉnh Cần Thơ), tỉnh Điện Biên (tách ra từ tỉnh Lai Châu) và tỉnh Đăk Nông (tách ra từ tỉnh Đăk Lăk). Như vậy đến nay cả nước có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Về huyện, đã có một loạt huyện mới được thành lập trên cơ sở chia tách các huyện cũ, trong số đó không ít huyện đã nằm trong Danh mục B hoặc Danh mục C.

Trước tình hình đó,  ngày 28/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 190/2005/QĐ-TTg về việc sửa đổi, điều chỉnh Danh mục B và C ban hành ban hành tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ.  Quyết định này chỉ giới hạn trong việc sửa đổi, điều chỉnh Danh mục B và C cho phù hợp với sự thay đổi địa giới hành chính của các huyện đã nằm trong địa bàn ưu đãi đầu tư để tránh gây xáo trộn lớn trong việc thực hiện ưu đãi đầu tư theo địa bàn.

Về việc một số địa phương trong đó có tỉnh Long An kiến nghị bổ sung huyện vào các Danh mục B hoặc C của Nghị định số 35/2002/NĐ-CP: Hiện nay dự án Luật đầu tư (chung) đang được cơ quan chủ trì là Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn tất để Chính phủ đưa ra trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp lần thứ tám sắp tới, trong đó  sẽ có những điều khoản mới về địa bàn ưu đãi đầu tư. Do vậy, vấn  đề xem xét bổ sung huyện vào địa bàn ưu đãi đầu tư như kiến nghị của các địa phương cần đợi Chính phủ ban hành nghị định mới  về địa bàn ưu đãi đầu tư sau khi Luật đầu tư được Quốc hội  thông qua.

Cử tri tỉnh Long An: “Đề nghị với các Bộ, ngành Trung ương khi xây dựng cơ chế chính sách cần nghiên cứu đặc điểm của từng vùng, miền để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp, đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các địa phương”.

Trả lời:

Do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước...), điều kiện kết cấu hạ tầng, khả năng huy động các nguồn lực phát triển giữa từng vùng... nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng không đồng đều. Vì vậy, khi nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành trung ương rất quan tâm đến các đặc điểm vùng như ý kiến của cử tri tỉnh Ninh Bình đã nêu. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách về phát triển vùng, trong đó có các chính sách đặc thù riêng cho các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng khó khăn, có những chính sách riêng cho vùng miền núi và trung du phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long... Nhìn chung, các chính sách đề ra đã chú ý đến đặc điểm và tình hình cụ thể của từng vùng, cụ thể như sau:

1) Đối với các vùng kinh tế trọng điểm

a) Cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển: Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ cho phép huy động vốn bằng hình thức trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình (hiện nay chỉ có thành phố Hồ Chí Minh áp dụng hình thức này) để xây dựng các công trình phúc lợi như hệ đường giao thông, các điểm sinh hoạt công cộng, công viên, quảng trường, nhà văn hoá...

b) Cơ chế đổi đất lấy hạ tầng trước đây và cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay: Cơ chế chính sách sử dụng đất đai hiện nay đã cho phép các cấp chính quyền địa phương huy động và sử dụng quỹ đất đai như một nguồn vốn đầu tư để phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng và quỹ nhà ở đô thị. Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm các hình thức đấu thầu, đấu giá và cơ chế "đổi đất lấy hạ tầng" theo Quyết định 18 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp theo là nhiều tỉnh, thành phố như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hà Nội... Nhờ đó tốc độ đô thị hoá, tốc độ xây dựng mở rộng và chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng ở các tỉnh, thành phố nói trên đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ.

c) Cơ chế phân cấp mạnh hơn cho các địa phương (quyết định đầu tư, về ngân sách, về cấp phép dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, về cấp đất…): Việc đẩy mạnh phân cấp đã tăng thêm thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm, đồng thời phát huy được sự năng động của chính quyền các cấp trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết định các dự án đầu tư trong nước và cấp phép đầu tư nước ngoài, trong phân bổ điều hành ngân sách địa phương, trong quản lý và sử dụng đất đai…; từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt hơn các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm. Việc Đảng và Nhà nước thí điểm phân cấp cho Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các Nghị quyết của Đảng về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng, Đà Nẵng và các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng kinh tế trọng điểm.

2) Đối với các vùng khác:

Đối với các vùng khó khăn, Nhà nước đã và đang có những cơ chế, chính sách chung hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của các vùng này như chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), các chính sách hỗ trợ, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá hàng hoá cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao... Ngoài ra đối với từng vùng Đảng và Nhà nước đã áp dụng các chính sách phát triển cụ thể bằng các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các vùng này như Quyết định 186, 168, 173... Cụ thể là:

a) Đối với vùng miền núi và trung du phía Bắc:

- Chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc được nêu trong Quyết định số 960/TTg ngày 24/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2005, Quyết định số 120/QĐ-TTg về hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn...;

- Chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu;

- Chính sách về giải quyết nước sinh hoạt cho các hộ gia đình vùng cao, núi đá.Tháng 4 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh cho vùng miền núi và trung du phía Bắc. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị. Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết thực hiện chương trình 186 và xây dựng chương trình phát triển cho vùng thời kỳ 2006-2010.

b) Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Chính sách ưu đãi phát triển thuỷ lợi, giao thông, nông thôn được ban hành trong Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 9/2/1996 của Thủ Tướng Chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long;

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng thời kỳ 2001-2005 được ban hành trong Quyết định số 168/ 2001/ QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

- Chính sách cho các hộ gia đình thuộc vùng lũ vay vốn tôn nền hoặc làm nhà trên cọc;

- Chính sách đối với đồng bào dân tộc Khơ Me.

Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010 cho các địa phương trong vùng.

c) Đối với vùng Tây Nguyên:

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, đặc biệt là  Quyết định số 656/TTg ngày 13 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Trong thời kỳ 1996-2000, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Tây Nguyên đạt khoảng 8.940 tỷ đồng, chiếm khoảng 37% vốn đầu tư xã hội của vùng và khoảng 10% tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của cả nước. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã được tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như xây dựng hệ thống giao thông, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình y tế, văn hoá giáo dục và chương trình xoá đói giảm nghèo...

Quyết định số 173/QĐ-TTg/2001, Chính phủ đã áp dụng bổ sung một số chính sách riêng cho Tây Nguyên như chính sách cấp đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, chính sách ưu đãi đối với con em người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng đã áp dụng nhiều các cơ chế, chính sách ưu tiên về đầu tư cho Tây Nguyên, nhất là đầu tư hỗ trợ theo mục tiêu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Cử tri tỉnh Long An:Đề nghị Chính phủ có cơ chế để hỗ trợ các tỉnh mới gia nhập vùng kinh tế trọng điểm; thành lập bộ phận thường trực để điều phối, điều hành, xử lý những công việc mang tính chất khu vực đối với các tỉnh trọng điểm, đầu tư sở hạ tầng mang tính chất liên vùng để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đề nghị Chính phủ đầu tư cho phát triển công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm, có chính sách khuyến khích đối với các tỉnh có nộp ngân sách Trung ương vì hiện nay cơ chế bố trí vốn đầu tư về xây dựng cơ bản của Trung ương cũng chỉ là 4.000-5.000 tỷ đồng, không có sự thay đổi so với trước đây”.

Trả lời:

1)  Về cơ chế hỗ trợ các tỉnh mới gia nhập vùng kinh tế trọng điểm:

Các tỉnh mới gia nhập các vùng kinh tế trọng điểm được ưu tiên đầu tư về phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, để kết nối chung với các tỉnh khác trong các vùng kinh tế trọng điểm.

Về việc thành lập bộ phận thường trực để điều phối, xử lý những công việc mang tính chất vùng, liên vùng của vùng kinh tế trọng điểm:

Để điều phối phát triển và xử lý những vấn đề có tính chất liên vùng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg) với Trưởng Ban là một đồng chí Phó Thủ Tướng, Phó trưởng ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhiệm vụ của  Ban Chỉ đạo là điều phối hoạt động của các vùng kinh tế trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tại các vùng này và hỗ trợ phát triển các vùng khác.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đang chỉ đạo phối hợp  với các Bộ ngành và các địa phương thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm như đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, đối ngoại, liên kết vùng và tư vấn cho Chính phủ về ban hành cơ chế, chính sách và các giải pháp thúc đẩy phối hợp liên kết giữa các Bộ ngành.

Ngày 22 tháng 8 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đã ban hành Quyết định số 811/QĐ-BKH về việc thành lập Tổ thường trực Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Tổ trưởng Tổ thường trực là một đồng chí lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên là lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện của các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm. Tổ thường trực có nhiệm vụ cùng với Văn phòng Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giúp Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm trong công tác quy hoạch, kế hoạch và quyết định các dự án đầu tư.

 Về đề nghị Chính phủ đầu tư phát triển công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm:

Nhìn chung Nhà nước không trực tiếp đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở công nghiệp mà chỉ chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các địa bàn khuyến khích đầu tư theo quy hoạch. Các địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm, dựa vào các đặc điểm và điều kiện phát triển cụ thể của mình sẽ quy hoạch và chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với quy hoạch và lợi thế so sánh của địa phương mình.

Cử tri tỉnh Long An: Đề nghị Chính phủ tích cực chỉ đạo việc hỗ trợ vốn san nền trong cụm, tuyến dân cư cho các tỉnh bị ngập sâu do lũ lụt. Việc thu tiền sử dụng đất đối với các nền nhà trong cụm, tuyến dân cư là không hợp lý vì hầu hết các hộ vào cụm, tuyến dân cư đều là những hộ nghèo, hộ chính sách, đời sống khó khăn; Chính phủ cần quan tâm phân bổ nguồn vốn chương trình mục tiêu thích hợp cho các tỉnh có công trình cụm, tuyến dân cư để địa phương có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút nhân dân vào ở, không nên phân bổ bình quân như nguồn vốn các chương trình mục tiêu khác”.

Trả lời:

Để giúp đỡ đồng bào tại các vùng thường xuyên ngập lũ thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 về Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005 với các nội dung chủ yếu sau:

a)Mục tiêu: Đảm bảo các cụm tuyến dân cư, các công trình phúc lợi công cộng không bị ngập lụt so với mức nước lũ năm 1961 và năm 2000; người dân vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn, ổn định, không phải di dời khi lũ lụt xẩy ra; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện và tập quán sinh hoạt của nhân dân trong vùng, đưa cuộc sống nhân dân toàn vùng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.

b) Yêu cầu:

- Các cụm tuyến dân cư, nhà ở của dân được xây dựng theo qui hoạch gồm các phương thức tôn nền, bao đê hoặc làm sàn nhà trên cọc, bảo đảm an toàn trong mùa lũ, phù hợp với qui hoạch do UBND tỉnh duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.

- Phải bổ sung hoàn chỉnh qui hoạch xây dựng, bố trí dân cư theo cụm tuyến dân cư, đê bao bảo vệ khu dân cư tập trung gắn với các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ đời sống nhân dân, trước mắt ưu tiên làm trước đối với các vùng ngập sâu.

- Đối với các thị xã, thị trấn, thị tứ đông dân cư: kết hợp nâng nền cục bộ và làm đê bao bảo vệ khu dân cư với các giải pháp cấp thoát nước vệ sinh môi trường và các công trình phúc lợi công cộng cấp thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi.

- Đối với các trung tâm cụm xã: thực hiện giải pháp tôn nền vượt lũ là chủ yếu với qui mô phù hợp khoảng 3 - 5 ha; tổ chức các cụm dân cư với qui mô khoảng 2 - 3 ha cho khoảng 100 - 120 hộ dân, gắn với đồng ruộng, phù hợp với điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và bố trí các công trình phúc lợi.

- Tuyến dân cư xây dựng trên cơ sở tuyến kênh trục, kênh cấp 1 và các trục lộ giao thông là chính. Trên các tuyến bố trí các cụm dân cư. Cụm dân cư có thể được bố trí ở một hoặc cả hai bên trục kênh, trục đường, có thể liên tục hoặc gián đoạn trên tuyến phù hợp với qui hoạch thoát lũ và điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Đối với đê bao bảo vệ sản xuất và sinh hoạt của dân có diện tích lớn có qui mô cả ấp, xã, huyện: phải có qui hoạch cụ thể, nhất thiết không được làm tự phát, tràn lan, có lợi cục bộ nhưng gây thiệt hại chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xem xét, phê duyệt qui hoạch cụ thể cho từng tỉnh trên cơ sở qui hoạch thuỷ lợi và qui hoạch kiểm soát lũ chung của cả vùng.

c) Qui mô: Trong giai đoạn 2002-2005 xây dựng 1043 cụm tuyến dân cư tại 610 xã thuộc 13 tỉnh để giải quyết chỗ ở cho 200.000 hộ, trong đó giải quyết triệt để tình trạng phải di dời của trên 80.000 hộ trong vùng ngập lũ, cụ thể gồm:

- Vùng ngập sâu 186 cụm, tuyến

- Vùng ngập vừa 329 cụm, tuyến, đê bao

- Vùng ngập nông 412 cụm, tuyến, đê bao

- Vùng sạt lở ven sông biển 116 cụm, tuyến, đê bao

d) Vốn đầu tư: Dự kiến sẽ bố trí vốn ngân sách trung ương 1.600 tỷ đồng cho tôn nền phần diện tích xây dựng các công trình  hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, vốn tín dụng ưu đãi 1600 tỷ đồng cho tôn nền phần diện tích xây dựng nhà ở cho dân trong cụm tuyến dân cư. Ngoài ra, sẽ huy động thêm khoảng 3.800 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách và ngoài ngân sách để đầu tư các công trình hạ tầng và nhà ở.

e) Tiến độ: Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, tập trung đầu tư để cơ bản hoàn thành việc xây dựng cụm tuyến dân cư và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng ngập lũ và các vùng cửa sông - biển; đảm bảo hệ thống trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hoá hoạt động bình thường trong mùa lũ lụt, từng bước kiên cố hoá, đảm bảo không bị ngập lụt.

f) Triển khai thực hiện: Trong 5 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và bố trí một lượng lớn vốn đầu tư để thiết thực triển khai thực hiện Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó những chính sách lớn được thực hiện gồm:

- Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 25/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ đầu tư 2.000 tỷ đồng vốn ngân sách cho Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ tại đồng bằng sông Cửu Long;

- Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (mỗi hộ được vay không quá 10 triệu đồng với lãi suất 0% để mua nền nhà, 7 triệu đồng với lãi suất 3% để mua nhà);

- Quyết định số 128/2002/QĐ-TTg ngày 30/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng) để sản xuất cấu kiện, vật liệu làm nhà ở cho các hộ dân vùng ngập lũ tại đồng bằng sông Cửu Long và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Quyết định số 78/2004/QĐ-TTg ngày 07/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ tại đồng bằng sông Cửu Long, trong đó cho phép:

+ Các tỉnh được vay vốn tín dụng nhà nước từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để xây dựng hạ tầng thiết yếu trong cụm tuyến dân cư;

+ Các địa phương được chủ động điều tiết bán 30% nền trên các cụm, tuyến để đầu tư hạ tầng thiết yếu;

+ Các địa phương được sử dụng không quá 80% số vốn ngân sách đã phân bổ cho các địa phươngtheo Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 25/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ; số vốn còn lại các tỉnh phải bố trí ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của các hộ dân để thực hiện các dự án đắp bờ bao khu dân cư có sẵn thuộc Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở.

- Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.

2) Về việc chỉ đạo hỗ trợ vốn san nền trong cụm, tuyến dân cư cho các tỉnh ngập lụt sâu do lũ lụt:

Tại công văn số 1546/CP-NN ngày 18/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến như sau: Đồng ý bổ sung vốn để thực hiện phần diện tích tôn nền tăng thêm nhằm đảm bảo đủ số hộ dân vào ở theo mục tiêu của Chương trình. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan xem xét, xử lý.

Tại Chỉ thị số 02/2005/CT-TTg ngày 07/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành cơ bản Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở tại vùng thường xuyên ngập lũ tại đồng bằng sông Cửu Long ngay trong năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị UBND các tỉnh, thành phố vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long có trách nhiệm rà soát lại công tác tôn nền, đắp bờ bao khu dân cư đảm bảo bố trí các hộ dân vào ở theo cụm tuyến theo đúng kế hoạch được duyệt, bảo đảm công tác tôn nền, đắp bờ bao hoàn thành dứt điểm trước ngày 31/5/2005.

Thực hiện các ý kiến và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung vốn thực hiện phần diện tích tôn nền tăng thêm và các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình để sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về việc phân bổ vốn của Chương trình cho các địa phương:

Việc phân bổ vốn của Chương trình cho các địa phương được thực hiện dựa trên số liệu điều tra về vùng ngập sâu, ngập vừa, ngập nông, vùng sạt lở ven biển, cửa sông và danh mục các địa phương ngập lụt có nhu cầu xây dựng cụm tuyến dân cư giai đoạn 2001-2005. Việc phân bổ dựa trên các tiêu chí cụ thể, không phải là phân bổ bình quân.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, do số liệu điều tra chưa chuẩn xác và có sự biến động dân cư giữa thời gian điều tra và thời gian triển khai thực hiện nên đã xẩy ra tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu và bố trí khối lượng vốn tại một số địa phương. Bên cạnh đó, một số địa phương (trong đó có tỉnh Long An) đã chỉ đạo triển khai Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại vùng thường xuyên ngập lũ ngoài nội dung đã qui định tại Quyết định 173/2001/QĐ-TTg nên hiện nay không đủ nguồn vốn để cân đối.

4) Về việc thu tiền sử dụng đất đối với các nền nhà trong cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ:

Điều 3 Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, qui định: Trước mắt cho phép chưa thực hiện việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ khi tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với các hộ dân sống trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ. Bộ Tài chính và UBND các tỉnh vùng ngập lũ hướng dẫn thực hiện việc này. Như vậy, việc một số địa phương thu tiền sử dụng đất đối với các nền nhà trong cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ là không phù hợp với Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cử tri tỉnh Ninh Bình:Luật Hợp tác xã mới đã có hiệu lực và được triển khai thực hiện; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, chưa vào được cuộc sống nông nghiệp, nông thôn. Thực trạng trên là do chưa nhận dạng được vị trí, vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt chưa có chính sách cụ thể (Luật đề cập rất chung chung). Đề nghị nhà nước cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn và cấp kinh phí để đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ Hợp tác xã, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có cơ chế tín dụng ưu đãi đối với Hợp tác xã để nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế tập thể này”.

Trả lời:

1) Luật Hợp tác xã được Quốc hội thông qua năm 2003 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Đến nay, Chính phủ đã ban hành tất cả các Nghị định cần thiết để thi hành Luật, bao gồm:

- Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Hợp tác xã năm 2003;

- Nghị định 77/2005/NĐ-CP ngày 9/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã;

- Nghị định 87/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã;

- Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 87/2005/NĐ-CP và Nghị định 88/2005/NĐ-CP; dự kiến sẽ hoàn thành chậm nhất vào cuối tháng 12/2005.

2) Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định hệ thống 9 biện pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã, bao gồm:

- Hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã;

- Hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo;

- Chính sách đất đai;

- Chính sách thuế;

- Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

- Chính sách tín dụng;

- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại;

- Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến công;

- Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế- xã hội.

Ngoài các biện pháp nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ một số biện pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác triển khai Luật Hợp tác xã năm 2003, như:

- Hỗ trợ công tác tuyên truyền pháp luật về hợp tác xã;

- Hỗ trợ tổng kết điển hình và xây dựng mô hình hợp tác xã;

- Hỗ trợ tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể;

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thống nhất với các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Chính phủ Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006- 2010, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia khuyến khích phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2006- 2010, đảm bảo nâng cao trách nhiệm của tất các cấp uỷ Đảng, chính quyền, huy động các ngành, các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã, đưa phát triển kinh tế tập thể trở thành bộ phận hữu cơ trong phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

3) Mặc dù Luật Hợp tác xã năm 2003 có hiệu lực từ ngày 1/7/2004, nhưng trước đó Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã, trong đó có một số chính sách đã và đang phát huy tác dụng tích cực đối với hợp tác xã như:

a) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã:

Chính phủ đã cấp ngân sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã giai đoạn 2003-2005 (Công văn số 387/CP-NN ngày 04/4/2003 của Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã 3 năm 2003-2005; Công văn số 2464-BKH/KHGDTN&MT ngày 26/4/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Thông báo chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã; Thông tư số 22/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã giai đoạn 2004- 2005). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phân bổ kinh phí thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã tại Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 8/7/2004.

Các địa phương, Liên minh hợp tác xã Việt nam đã mở các lớp tập huấn về Luật Hợp tác xã và đào tạo hàng nghìn học viên là chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng theo Đề án đào tạo 3 chức danh cán bộ quản lý hợp tác xã giai đoạn 2003- 2005.

Nhiều địa phương đã thực hiện lồng ghép đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã với hệ thống khuyến nông cơ sở và các khoá đào tạo do các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện.

Tuy nhiên, Đề án đào tạo 3 chức danh cán bộ quản lý hợp tác xã được triển khai chậm và không đồng đều giữa các địa phương. Một số tỉnh do không cân đối được ngân sách nên không có nguồn kinh phí để bố trí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã.

b) Chính sách tài chính- tín dụng:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2003/TT-NHNN ngày 24/2/2003 về hướng dẫn các mức cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản đối với hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây, con giống để sản xuất được vay 100 triệu đồng; hợp tác xã sản xuất hàng xuất khẩu, làm nghề truyền thống được vay 500 triệu đồng.

Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay, Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2003 đã quy định "Giao cho các tổ chức tín dụng được quyền xem xét và quyết định cho vay có thế chấp bằng tài sản hay không có thế chấp và cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay". Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn cho phép vay với thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất, được thoả thuận với các tổ chức tín dụng về giá đất thực tế khi chuyển nhượng tại thời điểm thế chấp, được vay vốn khi nông dân, xã viên, hợp tác xã ký hợp đồng sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản trong vùng nguyên liệu…

Bên cạnh đó, một số ít hợp tác xã ở một số địa phương đã được vay vốn từ các chương trình, dự án quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, hoặc được bảo lãnh vay vốn; được làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài các biện pháp giúp các hợp tác xã tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn tín dụng, Chính phủ còn thực hiện nhiều biện pháp cụ thể giúp các hợp tác xã lành mạnh hoá tình trạng tài chính; nhờ đó đến nay, các hợp tác xã nông nghiệp và phi nông nghiệp đã cơ bản hoàn thành khoanh và xoá nợ có nguồn gốc Ngân sách Nhà nước. Những chính sách và biện pháp nêu trên đã có tác dụng tích cực đối với hiệu quả hoạt động và sự phát triển của các hợp tác xã.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song đến nay khối lượng tín dụng cho vay đối với các tổ chức kinh tế tập thể vẫn đạt thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.

c) Chính sách đất đai:

Nhiều địa phương đã chủ động cho phép miễn tiền thuê đất trong 5 năm đầu và được giảm 50% những năm tiếp theo cho đến năm thứ 10 đối với các hợp tác xã nông nghiệp, cho phép miễn tiền thuê đất trong 3 năm đầu và giảm 50% cho những năm tiếp theo đến năm thứ 5 đối với hợp tác xã cung cấp dịch vụ nông nghiệp.

4) Luật Hợp tác xã mới chỉ có hiệu lực được hơn 01 năm. Do vậy, cần thời gian để triển khai thực hiện các văn bản dưới Luật và sơ kết, tổng kết tác động của Luật tới sự phát triển của hợp tác xã; trên cơ sở đó, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sẽ nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khung khổ pháp luật, chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác xã một cách vững chắc.

Cử tri tỉnh Ninh Bình: “Đề nghị Chính phủ chú trọng đầu tư đồng đều theo vùng, miền nhất là các địa bàn miền núi, vùng bán sơn địa và có quy hoạch tổng thể về chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với các vùng này; quan tâm đến các tỉnh khó khăn nhưng có tiềm năng phát triển, tạo điều kiện cho các tỉnh này vươn kịp các địa phương khác và trước hết là đảm bảo cân đối tại chỗ”.

Trả lời:

Do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, nguồn nước...), điều kiện kết cấu hạ tầng, khả năng huy động các nguồn lực phát triển giữa từng vùng... nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng không đồng đều. Vì vậy, khi nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành trung ương rất quan tâm đến các đặc điểm vùng như ý kiến của cử tri tỉnh Ninh Bình đã nêu. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách về phát triển vùng, trong đó có các chính sách đặc thù riêng cho các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng khó khăn, có những chính sách riêng cho vùng miền núi và trung du phía Bắc, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long... Nhìn chung, các chính sách đề ra đã chú ý đến đặc điểm và tình hình cụ thể của từng vùng, cụ thể như sau:

1) Đối với các vùng kinh tế trọng điểm:

a) Cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển: Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ cho phép huy động vốn bằng hình thức trái phiếu đô thị, trái phiếu công trình (hiện nay chỉ có thành phố Hồ Chí Minh áp dụng hình thức này) để xây dựng các công trình phúc lợi như hệ đường giao thông, các điểm sinh hoạt công cộng, công viên, quảng trường, nhà văn hoá...

b) Cơ chế đổi đất lấy hạ tầng trước đây và cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay: Cơ chế chính sách sử dụng đất đai hiện nay đã cho phép các cấp chính quyền địa phương huy động và sử dụng quỹ đất đai như một nguồn vốn đầu tư để phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng và quỹ nhà ở đô thị. Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm các hình thức đấu thầu, đấu giá và cơ chế "đổi đất lấy hạ tầng" theo Quyết định 18 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp theo là nhiều tỉnh, thành phố như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hà Nội... Nhờ đó tốc độ đô thị hoá, tốc độ xây dựng mở rộng và chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng ở các tỉnh, thành phố nói trên đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ.

c) Cơ chế phân cấp mạnh hơn cho các địa phương (quyết định đầu tư, về ngân sách, về cấp phép dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, về cấp đất…): Việc đẩy mạnh phân cấp đã tăng thêm thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm, đồng thời phát huy được sự năng động của chính quyền các cấp trong việc quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết định các dự án đầu tư trong nước và cấp phép đầu tư nước ngoài, trong phân bổ điều hành ngân sách địa phương, trong quản lý và sử dụng đất đai…; từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt hơn các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm. Việc Đảng và Nhà nước thí điểm phân cấp cho Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các Nghị quyết của Đảng về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng, Đà Nẵng và các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy lợi thế so sánh của các vùng kinh tế trọng điểm.

2) Đối với các vùng khác:

Đối với các vùng khó khăn, Nhà nước đã và đang có những cơ chế, chính sách chung hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của các vùng này như chính sách phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), các chính sách hỗ trợ, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá hàng hoá cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao... Ngoài ra đối với từng vùng Đảng và Nhà nước đã áp dụng các chính sách phát triển cụ thể bằng các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các vùng này như Quyết định 186, 168, 173... Cụ thể là:

a) Đối với vùng miền núi và trung du phía Bắc:

- Chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc được nêu trong Quyết định số 960/TTg ngày 24/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ Tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2005, Quyết định 120/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn...;

- Chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu;

- Chính sách về giải quyết nước sinh hoạt cho các hộ gia đình vùng cao, núi đá.

Tháng 4 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh cho vùng miền núi và trung du phía Bắc. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương và các địa phương tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị. Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết thực hiện chương trình 186 và xây dựng chương trình phát triển cho vùng thời kỳ 2006-2010.

b) Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Chính sách ưu đãi phát triển thuỷ lợi, giao thông, nông thôn được ban hành trong Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 9/2/1996 của Thủ Tướng Chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long;

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng thời kỳ 2001-2005 được ban hành trong Quyết định số 168/ 2001/ QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

- Chính sách cho các hộ gia đình thuộc vùng lũ vay vốn tôn nền hoặc làm nhà trên cọc;

- Chính sách đối với đồng bào dân tộc Khơ Me.

Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo tổng kết tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010 cho các địa phương trong vùng.

c) Đối với vùng Tây Nguyên:

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, đặc biệt là  Quyết định số 656/TTg ngày 13 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Trong thời kỳ 1996-2000, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Tây Nguyên đạt khoảng 8.940 tỷ đồng, chiếm khoảng 37% vốn đầu tư xã hội của vùng và khoảng 10% tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của cả nước. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã được tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như xây dựng hệ thống giao thông, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình y tế, văn hoá giáo dục và chương trình xoá đói giảm nghèo...

Tại Quyết định số 173/QĐ-TTg/2001, Chính phủ đã áp dụng bổ sung một số chính sách riêng cho Tây Nguyên như chính sách cấp đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, chính sách ưu đãi đối với con em người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng đã áp dụng nhiều các cơ chế, chính sách ưu tiên về đầu tư cho Tây Nguyên, nhất là đầu tư hỗ trợ theo mục tiêu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tính chung trong 5 năm 2001-2005, nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu cho hai vùng miền núi và trung du phía Bắc và vùng Tây Nguyên chiếm 55% tổng nguồn vốn này cho toàn quốc. Riêng vốn của các chương trình mục tiêu chi cho hai vùng này chiếm trên 67% tổng vốn đầu tư theo chương trình mục tiêu trong khi dân số vùng chỉ chiếm 35,6% tổng dân số toàn quốc.

Cử tri tỉnh  Quảng Ninh:Cử tri xã Móng Cái đề nghị: Việc cấp đất cho các dự án đầu tư nước ngoài khu vực biên giới (đặc biệt là dự án liên doanh Hông Vận, dự án sân gôn tại Trà Cổ). Chính phủ và các ngành có liên quan cần thẩm định chặt chẽ, quan tâm đến vấn đề bảo đảm an ninh quốc gia vì đây là những dự án liên doanh với Trung Quốc, địa điểm lại sát biên giới rất nhạy cảm”.

Trả lời:

Việc cấp đất cho các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt ở các khu vực nhạy cảm về quốc phòng an ninh được Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tiến hành thẩm định chặt chẽ. Trước khi cấp đất, cấp phép đầu tư phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và tuân thủ các quy định trong Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ (nếu ở khu vực biên giới). Cụ thể, đối với các dự án liên doanh Hông Vận và dự án Sân Gôn Trà Cổ, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4039/VPCP-QHQT ngày 05 tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành việc thẩm định, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ, đúng quy định tại Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ./.

(Đây là câu hỏi thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, đề nghị chỉ lưu hành nội bộ).

Cử tri tỉnh Quảng Trị:Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng nơi sinh hoạt cộng đồng của các thôn, bản, khu phố vì hiện nay nhiều thôn, bản, khu phố... chưa có nơi sinh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Trả lời:

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương, nhất là cho các tỉnh nghèo như tỉnh Quảng Trị. Nguồn vốn Trung ương được sử dụng để bổ sung cân đối ngân sách địa phương hàng năm và hỗ trợ theo mục tiêu thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và chương trình 174, chương trình thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về việc hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Trong kế hoạch năm 2006, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương. Tuy nhiên, số vốn cân đối cụ thể trong kế hoạch năm 2006 còn phụ thuộc vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2006 sẽ được Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10-11/2005.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã thực hiện cơ chế phân cấp cho các địa phương tự bố trí vốn cho các dự án thuộc quyền quản lý của tỉnh. Theo cơ chế phân cấp hiện nay, việc bố trí vốn để xây dựng nơi sinh hoạt triển khai các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tại các thôn , bản, khu phố... thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh. Đề nghị tỉnh Quảng trị tự bố trí và trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. 

Cử tri tỉnh Sơn La:Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế giúp Sơn La phát triển vùng kinh tế trọng điểm Mộc Châu, trong đó có khu công nghiệp công nghệ cao Mộc Châu, khu du lịch Mộc Châu, theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; hỗ trợ Sơn La nguồn vốn trái phiếu Chính phủ lồng ghép với vốn tái định cư và vay vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng một số trung tâm đô thị của tỉnh: Nâng cấp thị xã Sơn La lên đô thị loại III; đường Chiềng Ngần - Huổi Hin, đường Chiềng Ngần - Chiềng Bằng; xây dựng thị trấn mới Quỳnh Nhai, thị trấn Mộc Châu và sớm bố trí vốn để tỉnh triển khai xây dựng thị trấn Sốp Cộp theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các tuyến đường lên vùng cao nội địa thuộc các xã đồng bào Mông định cư: đường Thuận Châu - Co Mạ, đường Bắc Yên - Tà Sùa thuộc 4 xã vùng cao của huyện Bắc Yên. Nâng cấp đường đến trung tâm các xã để có thể đi lại 4 mùa”.

Trả lời:

1) Về phát triển các khu công nghiệp và khu du lịch:

- Về khu công nghiệp công nghệ cao Mộc Châu: Để phát triển khu công nghiệp công nghệ cao này theo hướng khu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tỉnh cần tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về mặt khoa học cũng như về hỗ trợ vốn đầu tư.

- Về khu du lịch Mộc Châu: tỉnh cần xây dựng đề án tổng thể và làm việc với Tổng cục Du lịch để đưa vào quy hoạch chung của toàn quốc, từ đó các Bộ, ngành Trung ương có cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện.

2) Việc lồng ghép các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tái định cư và vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng một số trung tâm đô thị là việc thuộc thẩm quyền của tỉnh. Riêng việc nâng cấp thị xã Sơn La lên đô thị loại III, tỉnh cần làm việc cụ thể về quy hoạch với Bộ Xây dựng.

Việc xây dựng thị trấn huyện Sốp Cộp theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ: Hàng năm Nhà nước vẫn hỗ trợ theo mục riêng cho nhiệm vụ này; tuy nhiên vì nguồn lực nhà nước có hạn nên hiện nay đang thực hiện theo phương thức hỗ trợ dần.

3) Về việc xây dựng các tuyến đường lên vùng cao nội địa thuộc các xã đồng bào Mông định cư, nâng cấp đường đến trung tâm các xã đi lại 4 mùa:  Đề nghị tỉnh bố trí từ nguồn vốn hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên tỉnh cần có danh mục thứ tự ưu tiên và phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo luật định.

Cử tri tỉnh Sơn La:Tỉnh Sơn La có 250 km đường biên giới giáp nước bạn Lào. Để đảm bảo về quốc phòng an ninh, đề nghị Nhà nước đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ cho các tuyến vành đai biên giới và tuần tra biên giới. Quan tâm đầu tư cho dự án tôn tạo, tăng dày cột mốc quốc giới và tăng thêm một số đồn biên phòng trên đoạn biên giới của Sơn La được phân nhiệm quản lý và bảo vệ. Đầu tư thiết bị thông tin, khí tài quan sát, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và các loại công cụ hỗ trợ cho bộ đội biên phòng. Cho phép Sơn La xây dựng cửa khẩu Lạnh Bánh (Sốp Cộp) với tỉnh Luông Prabăng nước CHDCND Lào”.

Trả lời:

(1) Đường tuần tra biên giới đã được ưu tiên đầu tư hàng năm nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu do ngân sách có hạn. Từ năm 2004, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án quy hoạch hệ thống đường tuần tra biên giới toàn quốc giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo, báo cáo Quốc hội cho phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho hệ thống đường tuần tra biên giới giai đoạn 2005-2010 5.200 tỷ đồng. Sơn La là một tỉnh trọng điểm khu vực Tây Bắc được xác định ưu tiên đầu tư trong nguồn này.

(2) Dự án tôn tạo, tăng dày cột mốc quốc giới tuyến biên giới Việt-Lào, Chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao nghiên cứu triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Khi dự án được duyệt sẽ tiến hành đầu tư, trong đó có đoạn biên giới tỉnh Sơn La.

Việc tăng thêm một số đồn biên phòng trên đoạn biên giới tỉnh Sơn La do Bộ Quốc phòng xác định và được ưu tiên đầu tư hàng năm.

(3) Đầu tư thiết bị thông tin, khí tài quan sát, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và các loại công cụ hỗ trợ cho bộ đội biên phòng, vấn đề này thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Dự án Thông tin biên phòng đã được đầu tư với tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng, dự kiến năm 2007 hoàn thành. Quá trình triển khai đã trang bị cho các đồn trạm biên phòng tuyến biên giới đất liền, trong đó có biên phòng Sơn La, đảm bảo hoạt động tốt.

Về việc cho phép Sơn La xây dựng cửa khẩu Lạnh Bánh (Sốp Cộp) với tỉnh Luông Pra Băng nước CHDCND Lào, đề nghị UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan cho chủ trương.

(Đây là câu hỏi thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh, đề nghị chỉ lưu hành nội bộ).

Cử tri tỉnh Sơn La:Do giá cả thị trường có nhiều biến động, giá các mặt hàng đều tăng. Đề nghị Trung ương điều chỉnh tăng suất đầu tư bình quân cho một hộ tái định cư theo phương pháp đón tập trung, với suất đầu tư khoảng 500 triệu đồng/1 hộ (theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án thuỷ điện Sơn La”.

Trả lời:

Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La không quy định cụ thể suất đầu tư bình quân cho một hộ tái định cư theo phương pháp đón tập trung (khoảng 500 triệu đồng/1 hộ) như cử tri tỉnh Sơn La nêu. Quyết định 92/QĐ-TTg chỉ quy định:

"Vốn đền bù di dân tái định cư được xác định chính thức sau khi phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư nhưng không vượt quá mức phê duyệt tại Quyết định đầu tư Dự án thuỷ điện Sơn La".

Mặt khác, khi phê duyệt từng tiểu dự án di dân tái định cư cụ thể, cấp có thẩm quyền phải căn cứ vào các cơ chế chính sách chung cũng như điều kiện cụ thể của địa bàn tại thời điểm xây dựng tiểu dự án để xác định, không thể dựa vào suất đầu tư bình quân để quyết định phê duyệt đầu tư. Do vậy, không có căn cứ để thực hiện ý kiến đề nghị Trung ương điều chỉnh tăng suất đầu tư bình quân.

Cử tri tỉnh Sơn La:Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc, đề nghị Trung ương có biện pháp và chính sách hỗ trợ 03 tỉnh Tây Bắc kết hợp với các trục hành lang kinh tế của cả nước và khu vực. Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương bổ sung vốn cho dự án khu tái định cư mẫu Tân Lập (Mộc Châu) với số vốn khoảng 30 tỷ đồng để giải quyết vốn đền bù đất cho dân sở tại, hỗ trợ tách hộ, khẩu phát sinh và chính sách cho cán bộ xã, bản... trên cơ sở cân đối trong tổng số vốn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg”.

Trả lời:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất đồng tình với đề nghị của tỉnh về việc Trung ương cần có biện pháp và chính sách hỗ trợ 3 tỉnh Tây Bắc kết hợp với các trục hành lang kinh tế của cả nước và khu vực để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế – xã hội các tỉnh Tây Bắc phát triển.

Trong những năm qua Trung ương Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm chú ý đến vấn đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc, trong đó nổi bật là ngày 01/7/2004 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010; ngày 24/8/2004, Bộ Chính trị đã có Quyết định số 117-QĐ/TW về việc thành lập Ban Chỉ đạo Tây Bắc; ngày 15/4/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị. Trên thực tế, các Bộ, ngành Trung ương đã và đang tích cực triển khai thực hiện chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó có 03 tỉnh Tây Bắc như đề nghị của cử tri tỉnh Sơn La.

Về đề nghị bổ sung vốn cho dự án khu tái định cư mẫu Tân Lập (Mộc Châu) với số vốn khoảng 30 tỷ đồng để giải quyết vốn đền bù đất cho dân sở tại, hỗ trợ tách hộ, khẩu phát sinh và chính sách cán bộ xã, bản… Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 867/TTg-NN ngày 28/6/2005 giao UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo và thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án chi tiết cần đầu tư bổ sung, trên cơ sở đó xác định rõ tổng mức vốn đầu tư bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Được biết hiện nay UBND tỉnh Sơn La đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Cử tri tỉnh Thái Nguyên:Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có một số dự án bức xúc cần khởi công mới như các trung tâm cai nghiện, trung tâm quản lý tâm thần khu vực, trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, các trung tâm dạy nghề ở tỉnh và huyện, các xã chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở quá dột nát. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi kế hoạch vốn bổ sung xây dựng các dự án bức xúc này”.

Trả lời:

Theo Luật Ngân sách nhà nước, việc đầu tư xây dựng các cơ sở như trung tâm cai nghiện, trung tâm quản lý tâm thần, các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, các trung tâm dạy nghề tỉnh, huyện và các trụ sở làm việc của các xã đều do ngân sách địa phương tự cân đối. Đối với những tỉnh có nhiều khó khăn, Trung ương thực hiện hỗ trợ đầu tư có mục tiêu. Thái Nguyên là một trong các tỉnh được hỗ trợ đầu tư theo chính sách trên.

Vì các dự án thuộc danh mục nói trên của tỉnh Thái Nguyên đều là các dự án mới khởi công nên Trung ương dự kiến sẽ thực hiện hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các dự án này từ kế hoạch năm 2006, cụ thể trong kế hoạch năm 2006 đã dự kiến bố trí vốn hỗ trợ cho các dự án sau:

- Dự án Trung tâm Lao động xã hội (thực hiện nhiệm vụ cai nghiện ma túy) bằng nguồn bổ sung có mục tiêu;

- Các dự án Trung tâm dạy nghề tỉnh và huyện bằng nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó cóvốn cho dự án tăng cường trang thiết bị dạy nghề (gồm Trung tâm dậy nghề tuyến huyện và cơ sở dạy nghề khác); dự án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn...

- Hỗ trợ đầu tư cho Chương trình mục tiêu về y tế: Trung tâm phòng chống bệnh xã hội và bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên.

- Hỗ trợ đầu tư trụ sở xã của tỉnh bằng nguồn bổ sung có mục tiêu.

Cử tri tỉnh Thái Nguyên: “Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”.

Trả lời:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001 - 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu sửa đổi Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao (Nghị định 36/CP). Nội dung Dự thảo Nghị định ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ tại các Tờ trình số 514/BKH-KCN ngày 23 tháng 1 năm 2002, số 370/BKH-KCN&KCX ngày 19 tháng 1 năm 2004 và số 3976/BKH-KCN&KCX ngày 28 tháng 6 năm 2004. Dự thảo Nghị định đã được các thành viên Chính phủ bỏ phiếu đồng ý thông qua và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện gửi Văn phòng Chính phủ tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại công văn số 7115/BKH-KCN&KCX ngày 08 tháng 11 năm 2004.

Tuy nhiên, hiện nay Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được hoàn thiện và sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần thứ tám sắp tới; do đó dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 36/CP và dự thảo một số Nghị định khác cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh để phù hợp với hai luật trên và sẽ được ban hành sau khi hai Luật trên được Quốc hội thông qua.

Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế:Đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định phân cấp thẩm quyền cho Thừa Thiên - Huế nói riêng, các tỉnh khác nói chung, được phê duyệt cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài dưới 40 triệu USD.

Để thúc đẩy sự phát triển, hội nhập của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi ở khu kinh tế thương mại Chân Mây như cơ chế đang áp dụng tại Khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) và Dung Quất (tỉnh Quảng ngãi), Khu kinh tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị)”.

Trả lời:

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện để khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, để quán triệt Nghị quyết 08/2004/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, căn cứ thực tế hoạt động quản lý Nhà nước thời gian qua và đề nghị của một số địa phương, tại Tờ trình số 1710/TTr-BKH ngày 21/3/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai ngay việc mở rộng phân cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư cho tất cả Uỷ ban nhân dân các địa phương đối với các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô đến 40 triệu USD phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, không thuộc dự án nhóm A theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và không thuộc các lĩnh vực: xây dựng đường quốc lộ, đường sắt, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, du lịch lữ hành, văn hoá giáo dục, đào tạo, xây dựng và kinh doanh siêu thị.

Ngày 8/8/2005, Bộ Tư pháp đã có công văn số 2349/TP-PLQT thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị, trong đó đã thống nhất với ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về việc tiếp tục mở rộng phân cấp đối với một số dự án nhóm A và một số lĩnh vực chưa phân cấp: Trên cơ sở hoàn thiện quy hoạch của các ngành, lĩnh vực hiện đang bị một số điều kiện ràng buộc để được cấp Giấy phép đầu tư và Luật đầu tư chung sẽ được Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu trình Chính phủ tiếp tục mở rộng phân cấp đối với cả một số dự án thuộc nhóm A và một số lĩnh vực chưa phân cấp để đảm bảo phù hợp với những quy định tại Luật Đầu tư chung.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp chung để tạo hành lang pháp lý bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, trong đó có đầu tư nước ngoài. Hai dự Luật này dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tám sắp tới. Theo dự thảo Luật Đầu tư chung, hạn mức vốn của dự án đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài, sẽ được phân cấp cho UBND cấp tỉnh  đến 50 triệu USD; đây sẽ là cơ hội rất thuận lợi để tạo ra môi trường đầu tư tương đối ổn định trong giai đoạn trung hạn đến năm 2010.

Về đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi ở khu kinh tế thương mại Chân Mây như cơ chế đang áp dụng tại Khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) và Dung Quất (tỉnh Quảng ngãi), Khu kinh tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị): Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chuẩn bị công văn trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi ở khu kinh tế thương mại Chân Mây như cơ chế đang áp dụng tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất và Khu kinh tế Lao Bảo.

  • VietNamNet
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,