221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
505032
Sáng kiến Kiên Giang: Ai lo cổng, mạng thông tin, phối hợp?
1
Article
null
Sáng kiến Kiên Giang: Ai lo cổng, mạng thông tin, phối hợp?
,

(VietNamNet) – Để đưa Internet về nông thôn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Bùi Ngọc Sương - chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề xuất: Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) làm cổng kết nối, Đại học Cần Thơ quản trị mạng, Sở Khoa học–Công nghệ (KH-CN) Kiên Giang lo phối hợp.

Sáng nay (27/8), ngày làm việc thứ hai của Hội thảo Kiên Giang 2004 đã tập trung trao đổi về "Sáng kiến Kiên Giang" nhằm đưa Internet về nông thôn.

Với sự chủ trì của ông Bùi Ngọc Sương - chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và TS Mai LiêmTrực - thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính-Viễn thông (BC-VT), các đại biểu tham dự Hội thảo đã tập trung thảo luận vấn đề hợp tác phát triển công nghệ thông tin (CNTT) giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL, cùng trọng tâm ứng dụng CNTT để đưa thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều đại biểu thuộc các Hội Tin học, Điện tử, doanh nghiệp… đã ủng hộ "Sáng kiến Kiên Giang". Thứ trưởng Mai Liêm Trực đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm VDC2 (thuộc Công ty VDC) tạo cổng thông tin để kết nối khu vực ĐBSCL và các địa phương khác trong cả nước. Theo đề xuất của tỉnh Kiên Giang, Đại học Cần Thơ - nơi hiện đang có một kho dữ liệu phong phú về ĐBSCL được giao nhiệm vụ điều hành và quản trị mạng thông tin ĐBSCL.

Triển lãm giải pháp, dịch vụ tại Hội thảo Kiên Giang. Những nội dung này chỉ có thể đưa tới nông dân vùng sâu, vùng xa qua mạng Internet, sau khi chọn lọc và biên tập theo nhu cầu nông dân ĐBSCL. (Ảnh: CV)

Tuy nhiên, Thứ trưởng Mai Liêm Trực đã nhấn mạnh: Đây không phải là một website khổng lồ mà là một mạng thông tin liên kết với nhau giữa các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL với các địa phương khác trong cả nước. Mục tiêu cuối cùng của mạng thông tin này là đưa “thông tin đa chiều”, tạo sự giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp và là cơ sở cho Dự án Chính phủ điện tử sau này mà hiện Bộ BC-VT đang trình Chính phủ xem xét.

“Nhất thiết phải có “forum” (diễn đàn) trên mạng thông tin này.” - TS Mai Liêm Trực nói - “Và cũng không nên xem website của mạng thông tin này như là website của UBND các tỉnh. Site này được tạo ra là để dành cho các Sở trong việc giao dịch, tiếp xúc với dân, phục vụ dịch vụ công cộng cho người dân”.

Đại diện Sở KH-CN TP.HCM đã đề nghị Bộ BC-VT hỗ trợ kinh phí về phần cứng cho mạng thông tin này ở ĐBSCL. Về phần mềm, sẽ trích từ kinh phí của các Sở KH-CN địa phương.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang - với tư cách là địa phương đề ra sáng kiến “đưa CNTT về phục vụ nông thôn” đã cam kết trước Hội thảo: Tỉnh sẽ ủng hộ cả về tinh thần lẩn vật chất cho chương trình này. Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang đã nhận trách nhiệm của tỉnh giao nhằm phối hợp với các Sở KH-CN ở các địa phương thuộc ĐBSCL để đề ra quy chế phối hợp, nhằm thúc đẩy chương trình này.

Nông Khắc Ý

Tin, bài liên quan:

Sáng kiến Kiên Giang: Đưa Internet về nông thôn

Công nghệ thông tin góp gì cho sự phát triển ĐBSCL? 

Mua "tin" của nông dân để khuyến khích làm quen Internet

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,