(VietNamNet) - "Thị trường cung cấp dịch vụ di động ở Việt Nam đang thật sự nóng lên" là nhận xét của nhiều chuyên gia về viễn thông tại Mobile Vietnam lần thứ II.
Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để khai thác thị trường
Các chuyên gia Viễn thông đang trao đổi tại Hội nghị Vietnam Mobiles |
Năm 2005, với việc có thêm 2 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng di động, đó là mạng 092 của Công ty Viễn thông Hà Nội, Hanoi Telecom - và mạng 096 của Công ty Viễn thông điện lực, nâng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ di động ở Việt Nam lên thành 6 đơn vị. Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị, ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm thông tin VNPT cho biết: khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cung cấp dịch vụ di động, cuộc cạnh tranh càng trở nên gay gắt cả về chất lượng dịch vụ lẫn giá cước.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel thì cho rằng thị trường di động VN hiện nay chỉ mới đạt mật độ sử dụng khoảng 5% dân số, trong khi đó các quốc gia láng giềng, Trung Quốc chẳng hạn, mặc dù dân số của họ rất đông nhưng vẫn có tỷ lệ về mật độ dân số sử dụng điện thoại cao gấp đôi Việt Nam. Philipphines cũng có đạt tỷ lệ mật độ dân số sử dụng điện thoại lên đến 25%. Trong năm 2005, Việt Nam chỉ cần phấn đấu đạt một nửa của Philipphines, tăng từ 3,6% lên đến 12-15%, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông vì vậy sẽ có nhiều cơ hội để tìm chỗ đứng trong thị trường.
RJB Consultants cũng đưa ra dự báo: thị trường VN sẽ tăng nhanh từ 18-20 triệu thuê bao vào năm 2008 và đạt đến 25 triệu thuê bao vào năm 2010. Thuê bao tập trung chủ yếu ở HN& TP.HCM, nâng mật độ người sử dụng điện thoại di động lên đến 50% dân số.
Giảm chỉ số ARPU, tăng mật độ sử dụng điện thoại
Ông Sigve Brekke, chuyên gia Arpu (người đeo kính bên trái): để tăng mật độ thuê bao, cần thu lợi nhuận từ những khách hàng có mức ARPU 5 USD/tháng |
Theo thống kê chưa chính thức của RJB Consultants, chỉ số ARPU (trung bình mỗi người phải trả chi phí dịch vụ điện thoại di động) của Việt Nam ước tính là 18 USD/tháng. Chi phí trung bình của một thuê bao trả trước Vinaphone là 12 USD/tháng và thuê bao trả sau là 22 USD/tháng, Viettel là 7,8 USD/tháng. Trong quá trình cạnh tranh giữa 6 nhà cung cấp dịch vụ, các chuyên gia cho rằng chỉ số ARPU cần phải tăng lên thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và thanh toán qua điện thoại.
Ông Sigve Brekke, chuyên gia Công ty Viễn thông DTAC cho rằng: nhà dịch vụ cần quan tâm đến 3 yếu tố quan trọng: chất lượng mạng, xây dựng doanh nghiệp hướng tới thị trường (bao gồm cả vấn đề doanh nghiệp gắn liền với thị trường thương hiệu và phát triển đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và phân đoạn thị trường. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác là doanh nghiệp cũng cần hướng đến các khách hàng ở khu vực nông thôn với mức ARPU chỉ đạt 5 USD/ tháng. Ở Thái Lan, đối tượng này chiếm đến 70% dân số.
Trong vòng 5 năm, DTAC đã đưa được mật thuê bao ở Thái Lan tăng từ 10% lên đến 50%. Ông Sigve Brekke nhận xét: "Thị trường của Việt Nam lại không có sự khác biệt nhiều so với thị trường của Thái Lan, do đó hoàn toàn có thể ứng dụng mô hình này".
Mạng di động sẽ được phát triển theo hướng 3G
CNTT di động thế hệ 3G |
GPRS (General Packet Radio Service) là công nghệ truyền thông không dây dựa trên các gói tin (chuyển mạch gói). GPRS được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ GSM đang được ứng dụng tại hai mạng VinaPhone và MobiFone hiện nay. Tốc độ truyền dữ liệu của GPRS có thể đạt tới 114KB/ giây, tức là cao gấp năm lần so với tốc độ truyền dữ liệu của GSM. Với GPRS, thuê bao có thể gửi tin nhắn đa phương tiện, gửi hình ảnh, e-mail, truy cập internet tốc độ cao mọi lúc, mọi nơi với cước phí theo lưu lượng dữ liệu, tiếp cận các thông tin xã hội về mua hàng, cấp cứu, giao thông, chat trực tuyến, giao dịch chứng khoán. Các thuê bao là doanh nghiệp có thể khai thác GPRS để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, quảng cáo và tuyên truyền các thông tin về chương trình khuyến mãi trên hệ thống của MobiFone. Bước tiếp theo của công nghệ GPRS sẽ là EDGE (Enhanced Data GSM Environment) với tốc độ truyền dữ liệu đạt tới 384KB/giây, và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Service) với tốc độ truyền dữ liệu lên đến 2MB/giây. Đây chính là công nghệ thông tin di động thế hệ thứ ba (3G). |
Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ đều cho biết là sẽ đầu tư nâng cấp chất lượng mạng, đưa các công nghệ mới nhất vào dịch vụ. Ông Đỗ Vũ Anh, trưởng phòng kỹ thuật Mobiphone cho biết: cuối năm nay, Mobiphone sẽ chuyển sang hệ thống thế hệ thứ ba (3G). Năm 2004, Mobiphone cũng đã đưa công nghệ GPRS vào hệ thống thử nghiệm ở Hà Nội và TP.HCM và đến nay công nghệ GPRS đã có mặt ở khắp các tỉnh thành, mỗi ngày có 3000-5000 người sử dụng hệ thống này.
Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Công ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom) cho biết: VP Telecom đang có kế hoạch triển khai mạng 3G tầng số 450. Sử dụng công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, vận chuyển. Ngoài ra khách hàng 3G còn có cơ hội chọn góc room hình, người xem có thể chọn màn hình ở nhiều góc độ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) cũng cho biết, ngay từ đầu khi cung cấp dịch vụ Viettel đã xây dựng nền tảng GPRS. Các Chipset trong mạng thông tin di động hiện nay cũng đã sẵn sàng cho công nghệ EDGE có tốc độ truyền dữ liệu rất lớn. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel sẽ được cung cấp dựa trên mạng thông minh IN.
Dự kiến đến năm 2006, Viettel sẽ triển khai 3G theo hướng WCDMA. Trong năm 2006, mạng di động của Viettel sẽ phủ sóng toàn quốc với 700 trạm thu phát sóng. Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ đều cho biết là sẽ đầu tư nâng cấp chất lượng mạng, đưa các công nghệ mới nhất vào dịch vụ. Ông Đỗ Vũ Anh, trưởng phòng kỹ thuật Mobiphone cho biết: cuối năm nay, Mobiphone sẽ chuyển sang hệ thống thế hệ thứ ba (3G). Năm 2004, Mobiphone cũng đã đưa công nghệ GPRS vào hệ thống thử nghiệm ở Hà Nội và TP.HCM và đến nay công nghệ GPRS đã có mặt ở khắp các tỉnh thành, mỗi ngày có 3000-5000 người sử dụng hệ thống này.
Ông Nguyễn Mạnh Bằng, Công ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom) cho biết: VP Telecom đang có kế hoạch triển khai mạng 3G tầng số 450. Sử dụng công nghệ này sẽ giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, vận chuyển. Ngoài ra khách hàng 3G còn có cơ hội chọn góc room hình, người xem có thể chọn màn hình ở nhiều góc độ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó Tổng giám đốc Viettel: có rất nhiều cơ hội để các nhà cung cấp dịch vụ khai thác và khẳng định chỗ đứng trên thị trường VN. Cơ hội bình đằng cho các nhà cung cấp dịch vụ |
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) cũng cho biết, ngay từ đầu khi cung cấp dịch vụ Viettel đã xây dựng nền tảng GPRS. Các Chipset trong mạng thông tin di động hiện nay cũng đã sẵn sàng cho công nghệ EDGE có tốc độ truyền dữ liệu rất lớn. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Viettel sẽ được cung cấp dựa trên mạng thông minh IN. Dự kiến đến năm 2006, Viettel sẽ triển khai 3G theo hướng WCDMA. Trong năm 2005, mạng di động của Viettel sẽ phủ sóng toàn quốc với 700 trạm thu phát sóng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Arve Jonhansen, chuyên gia về Telenor Mobile cho rằng: khi có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ di động, người tiêu dùng là đối tượng được lợi nhiều nhất. Tuy nhiên một chuyên gia thuộc VNPT cũng cho biết: có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp sẽ nảy sinh 2 vấn đề: thị trường không đủ nuôi các doanh nghiệp và vấn đề tần số. Cả 6 doanh nghiệp viễn thông đều cho biết là sẽ đưa vào dịch vụ di động thế hệ 3 (3G). Thế nhưng dải băng tần hiện nay chỉ có thể cho phép tối đa 4 doanh nghiệp cung cấp loại dịch vụ di động 3G, trong khi Việt Nam hiện đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ di động.
-
Bài, ảnh: Thu Thảo