221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
736095
Băng thông... hẹp: Đâu là nguyên nhân?
1
Article
null
Dịch vụ ADSL:
Băng thông... hẹp: Đâu là nguyên nhân?
,

(VietNamNet) - ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) là mạng băng thông rộng với rất nhiều ưu điểm tuyệt vời đã được chứng minh. Nhưng thực tế hiện nay, dịch vụ này ở VN không đạt chất lượng như tốc độ cao như vốn có, mà có chiều hướng "thoái hoá" thành... "băng thông hẹp" như VietNamNet phản ánh tới bạn đọc thời gian qua. Đâu là nguyên nhân?

Và khi công việc và thói quen khiến người ta không thể cách ly với Internet, có hay không những biện pháp kịp thời, phần nào giúp các "thượng đế" ADSL bớt cảnh "lầm than"?

Theo dòng sự kiện:
>> Thuê bao ADSL FPT không truy cập được Google
>> ADSL của FPT "thoái hoá" thành băng thông... hẹp!?
>> Bạn đọc VietNamNet: "Cần cam kết tốc độ ADSL tối thiểu!" 
>> Đại diện VDC:
"Không ai cam kết về tốc độ ADSL tối thiểu cả!"
>> "Chất lượng ADSL tụt dốc - Nhà quản lý cần can thiệp!"
>> Viettel ADSL: "Dịch vụ chưa tốt là do thiếu nhân lực!"

VietnamNet đã trao đổi với một số chuyên gia trong lĩnh vực IT, mạng trục và viễn thông Việt Nam. Đại đa số đều nhất trí rằng, "ADSL Việt Nam được xây dựng trên cơ sở thiếu quy hoạch, làm đến đâu hay đến đó và thiếu tính chiến lược lâu dài".

Sơ đồ kết nối Internet của các ISP Việt Nam ra quốc tế (Xem chi tiết tại website VNNIC)

Tốc độ, tốc độ và... tốc độ!

Các chuyên gia cho rằng, tốc độ đường truyền còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố sẽ nêu dưới đây, nhưng bất hợp lý chính là nằm ở việc phân bố thuê bao và quản lý thuê bao theo khu vực. Tại các thành phố lớn và trung tâm phát triển thường xảy ra các tình trạng tắc nghẽn và chất lượng ADSL suy giảm ghê gớm, do tốc độ đường truyền phụ thuộc bởi cả tốc độ từ phía modem của khách hàng lên tới cổng DSLAM, tiếp đến là chặng đường gian truân từ DSLAM nối tới BRAS rồi tới cổng Internet quốc tế. (DSLAM là thiết bị tập trung thuê bao ADSL theo khu vực, BRAS (Broadband Remote Access Server) là thiết bị nối với nhiều điểm DSLAM cao.)

Các tổng đài DSLAM quản lý thuê bao theo khu vực rất dễ quá tải, ảnh hưởng chất lượng ADSL.

Tại các khu vực tập trung thuê bao mật độ cao, các DSLAM rất dễ quá tải năng lực xử lý và tắc nghẽn tại cổng kết nối giữa DSLAM tới hệ thống BRAS. Có thể cổng kết nối từ DSLAM tới điểm POP của nhà cung cấp dịch vụ thì lớn (tốc độ Gigabit, STM-1 155Mbps), nhưng khi chia sẻ cho hàng trăm thuê bao tại khu vực mật độ cao (nút từ DSLAM tới các thuê bao) thì băng thông sẽ bị chia sẻ và giảm thiểu chẳng hơn gì Dialup, đặc biệt khi dùng cổng kết nối Gigabit thì vấn đề chất lượng dịch vụ (QoS) không thể được đảm bảo. Đó là chưa nói tới các điểm  tập trung thuê bao với cổng kết nối đường E1 và điểm nút khác: từ POP nhà cung cấp dịch vụ tới cổng quốc tế và giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau.

VDC hiện là nhà cung cấp dịch vụ Internet băng rộng ADSL lớn nhất Việt Nam, sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, mạng trục (Backbone) được đầu tư trải rộng trên toàn quốc, cổng Internet ra quốc tế rộng, nên khả năng hạn chế các điểm tắc nghẽn thuê bao và chất lượng dịch vụ khá hơn là chuyện dễ hiểu.  Trong khi đó, các nhà cung cấp khác như FPT, Viettel hiện vẫn sử dụng nhiều phương tiện, thiết bị và công nghệ kém hiện đại hơn, chẳng hạn như của Zyxel, Huawei, một số DSLAM, BRAS của Trung Quốc, kết nối đường trục không được "ưu tiên", cổng Internet đi quốc tế chưa được lớn. Như vậy không khó lý giải cho việc chất lượng dịch vụ của họ chưa thể cao.

Thêm vào đó, hiện tại do nhu cầu của người dân tăng mạnh, các đòi hỏi về băng thông rộng cho các dịch vụ thời gian thực như truyền hình, nghe nhạc trực tuyến, game online,.. cần thiết như chính yêu cầu "kiếm tiền" của nhà kinh doanh. Vì thế, chưa thể nâng cấp cơ sở hạ tầng nhưng vẫn phải chớp thời cơ để phát triền thuê bao, tung ra chiêu các gói dịch vụ nhỏ giá rẻ, và "Tiền nào của ấy" có lẽ là quan điểm của các nhà kinh doanh này!

Hãy giải quyết tắc nghẽn giao thông

"Bài toán lưu lượng và giải quyết tắc nghẽn đường truyền ADSL không khác gì bài toán giao thông ở Hà Nội!", đó là câu kết luận của nhiều chuyên gia IT. Chúng tôi đã tổng hợp và xin trích dẫn ra đây một vài ý kiến tâm huyết:

Thứ nhất, Để giải quyết vấn đề tốc độ đường truyền Internet, cần phải tăng kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, xác định rõ cơ chế kiểm soát và quản lý, phân cấp SLA (service level agreement) cho từng loại dịch vụ khác nhau, thuê bao khác nhau. Bởi hiện nay, chưa nhà cung cấp nào có giải pháp tổng thể và hợp lý về Quản lý chất lượng và phân cấp dịch vụ cả. Họ mới chỉ đưa ra các gói dịch vụ tổng hợp với các tốc độ khác nhau chứ chưa có cơ chế phân mức cho từng dịch vụ như Video, thoại VoIP hay các dịch vụ đỏi hỏi chất lượng đường truyền cấp cao cho các khối ngân hàng, tài chính…. Và cũng chính vì việc các ISP không phân loại dịch vụ cung cấp cho Game, Voice, Video..., nên mới có chuyện các dịch vụ ứng dụng đặc biệt cho Ngân hàng (Mission-critical application) thì bị các ứng dụng dùng riêng như: Internet access web, FTP, P2P share file... chiếm hết băng thông, hỗn loạn trên đường đi từ thuê bao ra cổng quốc tế. Điều này giống như việc không có "kiểm soát phân làn đường", tạo thành một "mớ rối bòng bong" trong chính "hệ thống xa lộ" của nhà cung cấp dịch vụ.

Một chuyên gia đã lấy ví dụ sinh động: "Nó giống như một con đường tuy lớn nhưng khi cả gia cầm, gia súc,các phương tiện thô sơ (được ví như Internet access web, FTP, P2P share file) cùng đổ ra đường đi chung với xe bus, xe cứu thương, 113 (dịch vụ Video, voice, Game online) mà không có phân làn ưu tiên, thì đến giờ cao điểm, xe thô sơ và người đi bộ còn đi nhanh hơn xe bus, xe cứu thương vậy."

Nhu cầu của thị trường băng thông rộng VN rất lớn, nhưng các nhà cung cấp chưa đáp ứng được chất lượng dịch vụ.

Vấn đề thứ hai rất quan trọng là việc kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam với nhau. Thực tế thì đã có rất nhiều ví dụ cho thấy việc kết nối giữa các ISP mới chỉ được hiện thực trên giấy tờ. Chẳng hạn, đôi khi các thuê bao ADSL FPT không thể nào vào www.viettelmobile.com.vn và càng "kinh khủng" hơn khi họ muốn chơi game online của VDC hay VASC...Việc bắt tay giữa các ISP ngày nay càng trở nên cấp thiết khi xu hướng các dịch vụ trực tuyến đang ngày càng tăng trưởng với tốc độ chóng mặt  như: GameOnline, Video - Music trực tuyến...

Thứ ba là chuyện "Nâng cấp mạng đường trục về mặt tốc độ và lựa chọn công nghệ phù hợp". Nên hạn chế các kết nối giữa DSLAM và BRAS sử dụng công nghệ IP Ethernet, bởi nó chưa giải quyết được tình trạng "Best effort" (cái nào "chiếm" đường trước thì ra nhanh hơn). Mặc dù công nghệ IP Ethernet giúp nhà cung cấp dịch vụ triển khai mạng nhanh hơn, nhưng chất lượng lại không hoàn toàn được đảm bảo.

Song song đó là vấn đề cấp thiết thứ tư: Giải quyết bài toán tắc nghẽn tại chính các điểm tập trung thuê bao (DSLAM): Bằng cách phân bố mật độ các thuê bao trên mỗi cổng uplink cho phù hợp.

Cuối cùng, biện pháp phức tạp nhất là phải có phương án hệ thống Caching phân tán, thông minh để hạn chế chiếm đường đi quốc tế quá nhiều không cần thiết.

Chúng ta đang hướng tới mạng hội tụ truyền thông - “tất cả dịch vụ truyền thông truyền trên nền mạng” như thuật ngữ các chuyên gia nói “Everything over IP and IP over everything”. Như vậy, ngoài công nghệ truyền dẫn băng rộng trên cáp đồng như ADSL và hướng tới là ADSL2+ (tốc độ download 24Mbps so với ADSL thường là 8Mbps hiện nay) còn có các công nghệ khác như Cable modem, IP băng rộng qua mạng vệ tinh, công nghệ truyền dẫn băng rộng không dây thế hệ mới Wimax 802.16x.... Các công nghệ này góp phần quan trọng trong việc tăng tốc độ truy nhập giữa thuê bao và mạng của nhà cung cấp dịch vụ, nhưng thiết nghĩ, việc tối ưu hoá công nghệ hệ thống mạng trục, cơ chế chính sách quản lý băng thông, và đặc biệt là các chính sách marketing phải đi đôi phù hợp với tiến độ nâng cấp mạng, để tránh trường hợp quảng cáo quá mức mà thực tế không như vậy.

  • Thế Phong

Mời bạn đọc VietNamNet cùng cho các ý kiến đóng góp về "bài toán băng thông rộng Việt Nam" theo mẫu sau:

  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,