221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
755640
Trạm phát sóng ĐTDĐ: hiểm họa lơ lửng?
1
Article
null
Trạm phát sóng ĐTDĐ: hiểm họa lơ lửng?
,

Tuy chưa có kết quả nghiên cứu, nhưng thực tế nhiều người dân ngày càng cảm nhận rõ nét rằng, các trạm phát sóng ĐTDĐ đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ.

Sau khi nhiều hộ dân gần kề với các trạm phát sóng điện thoại di động (ĐTDĐ) ở Hà Nội viết đơn kêu cứu lên tận Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có yêu cầu Bộ KH&CN kiểm tra đánh giá mức độ ảnh hưởng của các trạm phát sóng điện thoại đối với môi trường sống.

Soạn: AM 677769 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trạm phát sóng S-Fone ở phường Trung Hòa (Hà Nội)

Từ những lá đơn kêu cứu

Lá đơn có chữ ký của gần 100 chủ hộ thuộc tổ 16, khu thấp tầng Bắc Linh Đàm (Hà Nội) được gửi tới Văn phòng Chính phủ vào tháng 10 sau nhiều ngày không có hồi âm từ cấp phường, quận và thành phố.

Đơn phản ánh việc một chủ hộ trong khu vực hợp đồng cho lắp đặt trạm phát sóng ĐTDĐ gây mất an toàn và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Theo quan sát của PV Tiền Phong, trạm phát sóng được đặt ở khu vực rất thoáng vì đây là khu nhà thấp tầng có chiều cao tối đa không quá 3,5 tầng. Bên cạnh trạm phát sóng này là trạm phát sóng Cityphone trên tầng nhà kế bên. Cách 2 trạm này chừng 200 m là 4 trạm phát sóng khác được đặt ở những vị trí khá gần nhau.

Chưa có cơ quan quản lý việc lắp đặt trạm phát sóng ĐTDĐ

Trả lời Tiền Phong , ông Bùi Mạnh Hải - Thứ trưởng Bộ KH&CN, đơn vị được Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của sóng điện từ tại các trạm phát sóng ĐTDĐ, cho biết Bộ này không có chức năng quản lý nhà nước về bức xạ điện từ siêu cao tần.

“Bộ có Cục Kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân, nhưng chỉ có chức năng kiểm soát an toàn bức xạ hạt nhân chứ không phải sóng ĐTDĐ. Vấn đề này anh phải hỏi Bộ TN&MT” - ông Hải nói.

Liên hệ với Cục Bảo vệ Môi trường, Cục trưởng Trần Hồng Hà cho biết việc lắp đặt các trạm phát sóng ĐTDĐ là vấn đề được Cục rất quan tâm và cần phải được kiểm soát chặt chẽ vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay Cục này cũng không được giao quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường bức xạ điện từ.

Đăng ký làm việc qua điện thoại, PV được Bộ trưởng Bộ BC&VT Đỗ Trung Tá giới thiệu xuống gặp Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng BC&VT Phùng Kim Anh. Tuy nhiên, ông Phùng Kim Anh khẳng định rằng Cục của ông không hề được giao quản lý việc lắp đặt trạm phát sóng ĐTDĐ nên ông không thể trả lời được gì

Ông Mai Văn Tranh, nhà số 9 cùng dãy với nhà đặt trạm phát sóng cho biết chứng ù tai, váng đầu, huyết áp lên xuống thất thường của ông ngày càng trầm trọng. Những triệu chứng này xuất hiện từ khoảng tháng 9, sau khi trạm phát sóng bắt đầu đi vào hoạt động.

“Trước đây tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Thế mà chẳng hiểu sao bây giờ sức khỏe ngày càng yếu đi” - ông Tranh than thở. Bà Nguyễn Minh Trúc, nhà ở ngay sát trạm phát sóng phàn nàn rằng kể từ khi trạm này hoạt động, tất cả ti vi trong nhà bị nhiễu không thể xem được. Con bà đã phải thay hệ thống antena bằng chảo, ti vi mới thu được sóng.

Tiếp xúc với Tiền Phong, rất nhiều người dân thuộc tổ 16 cho biết những biểu hiện xấu đi rất rõ của 1 thanh niên có bệnh lý về thần kinh và 1 thanh niên từng bị đột quỵ do nghẽn mạch máu não sống tại khu vực khiến họ càng lo ngại về ảnh hưởng của các trạm phát sóng ở đây.

Anh Phạm Viết Long, 31 tuổi, nhà ở cách trạm phát sóng khoảng 100 m, sau khi lấy bằng đại học thứ 2 đã mắc bệnh về thần kinh với biểu hiện uể oải, mệt mỏi. Khoảng 2 tháng trở lại đây, anh thường ra đường chửi bới chứ không ngồi lỳ trong nhà bán hàng giúp mẹ như trước đây.

Bà Trịnh Thị Thanh, mẹ của anh Long cho biết gần đây, đột nhiên bà hay bị đau tim và ngất xỉu, kém ăn, trằn trọc đến 5 - 6 giờ sáng vẫn không ngủ được. Trong vòng 3 tháng nay, bà chỉ còn 37kg.

Bà Trần Thị Thanh, nhà ở Lô 1, D6, TT4 (Bắc Linh Đàm) rất bức xúc khi kể về tình trạng con trai bà, anh Phạm Khang Sinh. Tốt nghiệp ĐHXD năm 1994, Sinh bị đột quỵ do nghẽn mạch máu não, phải mổ nên hiện não gần như không còn hộp sọ.

Từ khi một trạm phát sóng (thuộc 6 trạm hiện có trong khu vực) được đặt trên nóc tòa nhà 9 tầng vào năm 2003, Sinh rất hay bị ngất xỉu khi đi ra khỏi nhà. Trước đây, Sinh không hề có biểu hiện này. “Hoàn cảnh buộc chúng tôi phải bỏ nơi cũ dời về đây để hưởng không khí trong lành. Nhưng cứ tình trạng này thì chúng tôi lại phải chuyển đi nơi khác thôi” - bà Thanh than vãn.

Không chỉ có những hộ dân ở Bắc Linh Đàm, nhiều bà con thuộc tổ 44 và 34 phường Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có đơn kêu cứu gửi UBND phường, quận và thành phố về mối hiểm họa của trạm phát sóng S-Fone đặt ở số nhà 21, ngõ 22, phố Quan Nhân.

Đây là trạm khá lớn, được đặt giữa những ngôi nhà cao tầng san sát. Bác sỹ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện K Hà Nội, nhà ở tổ 44 cho biết do lo sợ bức xạ sóng cao tần từ trạm phát sóng, cả nhà anh đã bỏ tầng 4 chuyển xuống tầng 3 ở. “ở trên tầng 4, cả gia đình đều thấy choáng váng, mất phương hướng, mất ngủ”.

Anh Tuyên cho biết hầu hết các gia đình ở xung quanh trạm phát sóng đều chuyển xuống tầng thấp ở thay vì ở tầng trên cùng như trước đây.

Chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe

Hầu hết các nghiên cứu tại VN cũng như trên thế giới về sóng siêu cao tần (vi ba) ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thông tin di động, đã khẳng định điều này. ảnh hưởng của vi ba đối với sức khỏe con người hiện là mối quan ngại sâu sắc của các nhà khoa học, cộng đồng dân cư.

Theo GS-TSKH Nguyễn Văn Trị, Viện Vật lý kỹ thuật (ĐH Bách khoa HN), một trong những nhà khoa học đầu ngành về điện tử học y sinh, một mặt vi ba đang được nghiên cứu ứng dụng ngày càng rộng rãi trong y sinh học như một phương tiện vật lý trị liệu và phương tiện chẩn đoán hiệu nghiệm, một mặt vi ba cũng có thể gây ra những ảnh hưởng phức tạp không có lợi cho sức khoẻ con người.

Chính vì thế, ở nhiều nước trên thế giới, các trạm phát sóng ĐTDĐ (đài cơ sở) thường bị cộng đồng dân cư sống trong phạm vi trực tiếp nhìn thấy thiết bị phát phản đối.

Trong nghiên cứu cấp Bộ: “ảnh hưởng của bức xạ điện từ siêu cao tần đối với cơ thể sống” vừa được công bố, GS Nguyễn Văn Trị và các cộng sự của mình đã khuyến cáo bước đầu về nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ khi tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với vi ba mà không có biện pháp phòng tránh.

Nghiên cứu đề cập đến tần số bức xạ 2450 MHz và 915 MHz phổ dụng trong ĐTDĐ. Thí nghiệm trên thỏ, các nhà nghiên cứu chiếu bức xạ điện từ tần số 2450 MHz vào con vật. Với công suất phát 25W trong thời gian 5 phút và nhiệt độ 36oC, thỏ vẫn bình thường. Nâng công suất phát lên 35W trong thời gian tương tự và nhiệt độ 39,5oC, thỏ co giật, thở gấp.

Thí nghiệm trên người, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 30 bệnh nhân điều trị vật lý trị liệu tại Bệnh viện K Hà Nội trong nhiều tháng. Với liều chiếu vi ba trung bình (30 - 70W) trong 10 phút, hiệu quả đạt được là tăng chuyển hóa và lưu thông.

Tuy nhiên, với liều mạnh 100 - 150W ở tần số 915 MHz và 20- 30W ở tần số 2450 MHz trên 30 phút, bệnh nhân bị co mạch, lưu thông chậm và có nguy cơ tắc mạch ở nhiệt độ 41 - 45oC.

(Theo Hải Hà -Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,