221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
773134
Các Bộ lên tiếng về tài sản ảo
1
Article
null
Các Bộ lên tiếng về tài sản ảo
,

(VietNamNet) - Dự thảo lần thứ 7 Thông tư liên bộ về Quản lý trò chơi trực tuyến (online games) vừa công bố sáng nay (10/3) đã không đề cập gì đến vấn đề tài sản ảo. Theo công văn bản từ các Bộ gửi đến Bộ Văn hóa - Thông tin, đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư, thì mỗi Bộ lại có ý kiến đề xuất, quan điểm riêng...

Soạn: AM 723845 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Xem ra vấn đề tài sản ảo trong thế giới mạng còn rất lâu nữa mới có thể ngã ngũ...

Bộ Tài chính và Bộ Thương mại đề nghị cần có quy định về tài sản ảo. Còn Bộ Tư pháp và Bộ Văn hóa - Thông tin bày tỏ cần có thời gian để cân nhắc.

Theo Bộ Tài chính: "Trò chơi trực tuyến game online đã được Nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động cho nhà cung cấp khi có đủ điều kiện. Trong trò chơi trực tuyến, hiện tượng mua bán các sản phẩm ảo (quần áo, đồ vật có giá trị...) bằng tiền thật đã phát sinh và tồn tại trong thực tế.

Để tránh việc lợi dụng trò chơi trực tuyến để tham gia các hoạt động cờ bạc, Bộ Tài chính đề nghị trong dự thảo Thông tư cần có những quy định về giao dịch tài sản ảo cũng như các điều kiện ràng buộc cần thiết để Nhà nước có thể kiểm soát được các hoạt động này".

Bộ Luật dân sự năm 2005, Điều 163 có quy định về khái niệm tài sản. Theo đó "tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản".

Điều 181 quy định: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự kể cả quyền sở hữu trí tuệ".

Tuy nhiên, không có điều nào quy định về tài sản ảo trong game online.

Quan điểm của Bộ Thương mại được trình bày qua 4 trang ý kiến với những điểm chính: Sản phẩm ảo trong trò chơi trực tuyến là tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Người có sản phẩm ảo có quyền sở hữu tài sản. Người chơi xác lập quyền sở hữu đối với sản phẩm ảo một cách hợp pháp. Tài sản ảo có quan hệ với Luật Giao dịch điện tử.

Từ quan điểm trên, Bộ Thương mại đề xuất với đơn vị soạn thảo: "Do sự phức tạp về công nghệ nên việc giám sát, phân xử tranh chấp liên quan tới mua bán, chuyển nhượng tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến còn khó khăn, cần có các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ các điều kiện kinh doanh đối với mua bán, chuyển nhượng sản phẩm ảo trong trò chơi trực tuyến".

Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng đề nghị "chưa nên đưa ra các duy định pháp lý về việc mua bán với sản phẩm ảo" trong Thông tư vì đây vẫn còn là vấn đề phức tạp.

TS. Trần Lê Hồng, Trung tâm Nghiên cứ và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ:

Tôi cho rằng nên đặt vấn đề về tài sản ảo nghiêm túc hơn nữa khi nó đã trở thành bức xúc trong xã hội. Quan điểm của tôi là đã thừa nhận bảo hộ thì cũng cần có cách nào đó điều chỉnh được nó. Nếu cho rằng do khó khăn về kỹ thuật, công nghệ không bảo hộ được thì nói luôn là không công nhận tài sản ảo.

Bộ Tư pháp cho rằng: "Tài sản ảo là yếu tố cấu thành của trò chơi điện tử... Người (hoặc tổ chức) cung cấp dịch vụ có quyền tác giả đối với trò chơi điện tử đó và được pháp luật bảo hộ theo những quy định về quyền tác giả có liên quan". Và Bộ Tư pháp bày tỏ đây là "vấn đề mới và cần có sự nghiên cứu kỹ để quy định cho phù hợp".

Khác với ý kiến một số báo đã đưa về quan điểm từ Bộ Văn hóa - Thông tin đối với tài sản ảo, tại cuộc tọa đàm với đại diện các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Đỗ Quý Doãn nói: "Không phải Bộ VH-TT phủ nhận tài sản ảo, nhưng chúng tôi không đưa tài sản ảo vào Thông tư này.  Chúng tôi cho rằng đây là tài sản ảo trong trò chơi. Nói bảo vệ quyền lợi người chơi trong lúc chơi thì có thể phù hợp và đỡ nguy hiểm hơn...".

  • B.D

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,