221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
925498
Cần cập nhật vụ thảm sát Virginia? hãy vào Wikipedia!
1
Article
null
Cần cập nhật vụ thảm sát Virginia? hãy vào Wikipedia!
,

Người ta đã tranh cãi rất nhiều về tính chất "bách khoa trực tuyến" của website Wikipedia cả về độ tin cậy cũng như tính nặc danh của người viết. Song sau những vụ việc nghiêm trọng kiểu như vụ thảm sát ở đại học công nghệ Virginia vừa qua thì cách nhìn về Wikipedia hình như đã khác.

Từ sách tham khảo trở thành kênh tin tức

Hãy tưởng tượng một tờ báo có hơn 2000 người viết, nhà nghiên cứu và các biên tập viên song lại chẳng có ai giám sát hay quản lý. Không ngày đáo hạn, không họp hành lên kế hoạch, không có các quyết định được đưa ra. Những điều đó có vẻ không giống với bất cứ một hoạt động báo chí nào mà nhà báo nào cũng có thể nhận ra. Song tình trạng “hổ lốn” này lại miêu tả khá chính xác bối cảnh hoạt động của Wikipedia, bách khoa toàn thư trực tuyến.

Virginia-victims.jpg
Danh sách và hình ảnh 32 nạn nhân trong vụ thảm sát tại ĐH công nghệ Virginia. Ảnh: website NY Times.
Trong những ngày vừa qua, website này đã trở thành nguồn tin thiết yếu với hàng trăm nghìn người có nhu cầu tìm hiểu thông tin về vụ thảm sát ở trường Đại học công nghệ Virginia.

Theo những thống kê mới nhất, đã có khoảng 2,074 người viết bài đóng góp cho Wikipedia, tạo nên một bài báo chi tiết, phong phú thông tin về vụ thảm sát với hơn 140 chú thích độc lập và cả hồ sơ về kẻ sát nhân Seung-Hui Cho.

Theo quỹ điều hành hoạt động các trang Wikipedia trên toàn thế giới, đã có hơn 750.000 lượt truy cập vào bài báo chính này trong hai ngày đầu tiên sau vụ thảm sát, tương ứng với tỉ lệ 4 lượt/giây. Ngay cả tờ The Roanoke Times, xuất bản gần trường công nghệ Virginia tại Blacksburg cũng phải thừa nhận, Wikipedia đã trở thành “trung tâm thông tin về sự kiện này”.

Thời gian gần đây, website Wikipedia thường xuyên trở thành tâm điểm trong các tranh cãi liên quan tới độ tin cậy của những bài báo và tính nặc danh của những tác giả viết bài. Song có thể thấy, qua một số sự kiện quan trọng gần đây như vụ giết người hàng loạt tại Virginia, vụ sóng thần tại Đông Nam Á năm 2004 và vụ nổ bom tại London năm 2005, trang web này đã chuyển từ hình thức là một cuốn sách tham khảo thành nguồn tin tức được thường xuyên cập nhật, mặc dù hiếm khi thông báo các văn bản gốc.

Michael Snow, một quản trị của Wikipedia nói: “Các nguồn tin chính thống là chỗ để tìm các sự kiện cơ bản, tất nhiên đó cũng là chỗ lấy thông tin của những người viết bài cho Wikipedia. Tuy nhiên, điểm tạo nên sự khác biệt của bách khoa toàn thư trực tuyến chính là khả năng đem được tất cả những sự kiện và những thông tin bên lề các sự kiện đó thu về một mối”.

Trách nhiệm của cá nhân

Anh Ryokas, sinh viên ngành khoa học máy tính, 22 tuổi, cho biết, anh đã dành 15 giờ đồng hồ cho bài báo đó, chủ yếu là để “trau chuốt lại những thông tin còn lờ mờ bằng các trích dẫn cần thiết hoặc bỏ hẳn đi, khôi phục lại những thông tin giá trị vô tình bị mất”.

Anh nói: “Tôi tham gia công việc đó khi thảm kịch xảy ra. Có thể tôi không giúp được gì các nạn nhân, song tôi có thể, và cũng vì thế mà phải góp một phần nhỏ vào việc đưa các thông tin chính xác tới cộng đồng thế giới”.

Sinh viên sử học Natalie Erin Martin, 23 tuổi thuộc đại học Antioch tại Ohio cho rằng: “Tất cả mọi người đều tự coi đó là công việc của mình. Không có ai cầm trịch nói rằng đây là điều các anh cần làm. Tất thảy mọi người đều nghĩ, “Lạy chúa! Sự việc đã xảy ra. Nó cần được ghi vào lịch sử. Tôi nghĩ nó vượt ra người vấn đề trách nhiệm của một cá nhân”.

Một quản trị viên khác là chị Martin cho biết, chị đã gửi 20 thông báo tới những kẻ phá hoại nội dung khác nhau, nhất là với những người dùng ngôn ngữ mang tính phân biệt chủng tộc.

Cũng theo chị Martin thì Wikipedia đã phải đối diện với những rắc rối như bất cứ tờ báo nào khác. Chẳng hạn theo chị, có nên gọi vụ xả súng hàng loạt vừa qua là “vụ thảm sát” hay không. Theo ý kiến cá nhân, Martin cho rằng cách gọi này có vẻ mang tính giật gân, câu khách, song thuật ngữ đó lại được đa số các hãng thông tấn, báo chí tán đồng.

Mặc dù những trang thông tin đó được viết ngay tại thời điểm sự kiện còn đang “nóng hổi” nhưng cũng không có nghĩa những người viết bài quên đi tính lịch sử của vấn đề. Chị Martin đã xem lại toàn bộ các vụ xả súng giết người hàng loạt trong lịch sử để biết thêm về những điều người ta vẫn muốn tìm hiểu xung quanh các vụ đó sau nhiều năm.

Đỗ Dương (Theo The New York Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,