221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
933796
"Internet: Vận hội và cũng là trọng trách của thế hệ trẻ!"
1
Article
null
GS. TSKH Đỗ Trung Tá:
'Internet: Vận hội và cũng là trọng trách của thế hệ trẻ!'
,

(VietNamNet) Ngày thành lập Liên minh viễn thông thế giới ITU 17/5, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết quy định ngày 17/5 là ngày Xã hội thông tin thế giới. Internet Việt Nam đã được 10 tuổi, cùng những vận hội đang mang đến cho thế hệ trẻ nước nhà.

>> "Internet: Nền tảng công nghệ cho xã hội tri thức!"
>>
Câu chuyện 10 năm Internet và nỗ lực cho 20 năm sau
>> Chuyện gã "ba toa"... "mang" Internet lên rừng
>>
10 năm Internet VN: Tạo "cơn lốc" bùng nổ thị trường
>> "Không Internet, Việt Nam sẽ thành ốc đảo"
>>
"2007: Thời cơ vàng để BCVT-CNTT Việt Nam đột phá!"

Nhân dịp 10 năm Việt Nam chính thức kết nối và cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu và ngày Xã hội thông tin thế giới, hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Trung Tá bắt đầu trao đổi trực tuyến với bạn đọc VietNamNet vào lúc 14 giờ.

GS. TSKH Đỗ Trung Tá, một người đầy tâm huyết với công nghệ thông tin và Internet. Ảnh: Lê Anh Dũng.

GS. TSKH Đỗ Trung Tá, một người đầy tâm huyết với công nghệ thông tin và Internet. Ảnh: Lê Anh Dũng.


Một con người tràn đầy tâm huyết với công nghệ thông tin và Internet với những câu nói dí dỏm như "biến tự ái thành tự hào", "xác tây hồn ta", khi biết ở một Bưu điện tỉnh miền Trung, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trẻ ở đó vượt qua khó khăn thiếu thốn để làm ra những sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin, ông đã ngay lập tức viết thư khen, động viên và sau đó dành thời gian vào địa phương này tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật cho Bưu điện các tỉnh miền Trung nhằm thúc đẩy, nhân rộng những tập thể, cá nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất kinh doanh ở cơ sở.

Từng làm lãnh đạo một Tổng công ty chủ lực về Bưu chính Viễn thông và Internet của Việt Nam rồi trở thành Bộ trưởng của Bộ chuyên ngành trong lĩnh vực này, mỗi khi nói về Công nghệ thông tin, về Internet, ông luôn sôi nổi hào hứng, nhập tâm với đôi mắt ánh lên những tia sáng khác thường, lúc ấy ông như ngồi trên đống lửa. Ông là người luôn trăn trở để tìm mọi cách đưa Internet đến cho bà con nông dân, đến vùng sâu vùng xa. Đó chính là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn Thông, GS. TSKH. Đỗ Trung Tá.

Một con người luôn trăn trở và khát vọng xây dựng một xã hội thông tin với những thương hiệu, tên tuổi Việt Nam sánh vai những tên tuổi thương hiệu lớn trên thế giới. Một nhà lãnh đạo có những suy nghĩ dự định đi trước thời gian và không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng cảm của người cùng thời. Một nhà lãnh đạo trăn trở và quyết liệt thúc đẩy việc đưa Internet tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Một nhà lãnh đạo ở tuổi 60 nhưng khi đi ra khỏi nhà vẫn chắp tay xin phép người mẹ già trên 90 tuổi của mình.

Một con người khi nói chuyện với bạn sẽ sẵn sàng coi bạn như một người để chia sẻ mọi suy tư, dự tính và không hề giấu giếm cảm xúc của mình.

Ông sẵn sàng chia sẻ, tâm sự cùng bạn đọc VietNamNet.

Sau đây là nội dung buổi Bàn tròn trực tuyến "Internet Vận hội cho Thế hệ trẻ Việt Nam":

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhân dịp 10 năm Việt Nam chính thức kết nối và cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu và ngày Xã hội thông tin thế giới, Báo điện tử VietNamNet trân trọng tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Internet - Vận hội mới của thanh niên Việt Nam". 

Khách mời hôm nay gồm có GS. TSKH Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ BCVT, người đã cùng đồng hành với các lãnh đạo Tổng cục Bưu điện viết nên những câu chuyện thần kỳ của ngành BCVT đi thẳng lên hiện đại; Bí thư Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hùng; Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung; Phó bí thư Đoàn thanh niên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Nguyễn Đức Thịnh. Xin cảm ơn các vị khách mời đã đến tham dự buổi bàn tròn hôm nay.

bantroninternet.jpg

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá và các vị khách mời bắt đầu tham gia Bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet. Ảnh: T. Phạm.

- Câu hỏi đầu tiên của độc giả Hoàng Văn Hùng (Hà Nội) xin gửi tới Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Thưa bộ trưởng, chúng tôi biết chuyện đưa Internet chính thức vào VN là không dễ dàng. Là người trực tiếp triển khai Internet vào VN, Bộ trưởng có thể chia sẻ những kỷ niệm trong 10 năm của mình về việc này?

GS. TSKH Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ BCVT: Xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Câu hỏi này trùng với thời điểm kỷ niệm 10 năm Internet có mặt tại Việt Nam. Kỷ niệm để có Internet như hôm nay cũng rất đáng ghi nhớ. Vào cuối năm 1996, Hội nghị Trung ương II bàn về nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo. Ban cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện lúc đó, nay là Bộ BCVT, đã có một báo cáo trình ra Hội nghị TW. Trong báo cáo này chúng tôi xin cho mở Internet vào Việt Nam.

Trước đó, từ cuối năm 1992, các cán bộ của Viện Khoa học VN đã được sử dụng Internet, nhưng thuê bao từ xa của Úc. Chính nhóm này năm 1994 cũng đã kết nối Internet để nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao đổi thư điện tử với Thủ tướng Thuỵ Điển. Nhưng phải đến Hội nghị TW 2 năm 1996, TW mới chính thức bàn về kế hoạch đưa Internet vào VN.

Ngay đầu năm 1997, Nghị định 21 CP được ban hành để quản lý Internet theo phương châm: Quản lý đến đâu, phát triển đến đó. Đó là một bước thận trọng, khi việc đánh giá khoảng cách giữa tích cực và tiêu cực của Internet còn chênh lệch nhiều. Chúng ta đã chọn phương án an toàn nhất để vào cuộc.

Bốn năm sau, năm 2001, có thể nói Internet đã bước chân vào cuộc sống của xã hội, nhất là khu vực nghiên cứu và đào tạo. Tác dụng to lớn của Internet là tải chất xám, trí tuệ của nhân loại về Việt Nam, gắn đất nước với toàn gầu, gắn thị trường của chúng ta với "chợ" quốc tế. Nhận thấy cần phải phát triển mạnh hơn, Chính phủ đã quyết định cho phép đảo ngược nội dung phương châm quản lý, đó là Phát triển đến đâu, quản lý tới đó. Đó chính là những quyết định hết sức ấn tượng, mạnh mẽ về tư duy, tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước ta.

Đến hôm nay, chúng ta đã có 18,64% dân số sử dụng Internet. Internet của chúng ta không chỉ dùng ở Viện nghiên cứu, trường ĐH, mà đã vào 100% các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước, các bệnh viện TW, 98% các trường THPT, 50% các trường THCS và đang len lỏi dần xuống vùng nông thôn qua các điểm Bưu điện VH xã, để người nông dân, các cháu thanh thiếu niên có thể học tập, làm quen dần. Qua đó, chính những cháu học sinh sau này sẽ là người giáo viên hỗ trợ chúng ta phổ cập khả năng ứng dụng Internet trên toàn quốc.

2.jpg

 "Quyết định cho phép đảo ngược phương châm quản lý thành "Phát triển đến đâu, quản lý tới đó" đối với Internet là quyết định đổi mới chiến lược, nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước ta."

Cho đến nay, dù còn rất nhiều việc phải làm, và còn phải cố gắng nhiều, nhưng chúng ta cũng có thể tự hào rằng, tốc độ phát triển Internet và mật độ sử dụng của Việt Nam đã gấp đôi mức bình quân trong khu vực Đông Nam Á, vượt mức bình quân của thế giới. Nếu xét về số lượng người sử dụng Internet, chúng ta xếp thứ 17 trong số 20 nước có dân số Internet đông nhất. Về mật độ sử dụng, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, chỉ kém Singapore (khoảng 63% dân số). Con số này chính là đích mà chúng ta phải vươn tới và vượt qua.

Có thể nói với tiềm năng của tỉ lệ dân số trẻ, sự quan tâm tới GD-ĐT của Việt Nam để nâng cao tri thức của thanh thiếu niên, nỗ lực thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị, các doanh nghiệp cũng nỗ lực tiếp cận công nghệ mới, phục vụ hoạt động kinh doanh của mình... Internet Việt Nam 10 năm qua đã rất khởi sắc.

Chính vì vậy, tôi tin rằng trong thời gian tới, chúng ta hoàn toàn có thể có một tốc độ phát triển Internet cao hơn, thực sự biến Internet trở thành một công cụ hiệu quả để tăng trưởng kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, làm phong phú thêm đời sống vật chất tinh thần cho người dân Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Là một người có nhiều tâm huyết với CNTT và Internet, Bộ trưởng có những chiêm nghiệm và bài học gì qua 10 năm phát triển của Internet tại Việt Nam?

Bộ trưởng, GS. TSKH Đỗ Trung Tá: Tôi có may mắn là hơn 40 năm làm việc trong lĩnh vực này, từ đào tạo đến làm nghiên cứu, chỉ đạo doanh nghiệp rồi đến quản lý nhà nước, nên cũng có những am hiểu nhất định trong chuyên môn và cung cách tổ chức. Tôi có cảm nhận rằng VN có tiềm năng phát triển rất lớn và CNTT hoàn toàn phù hợp với giới trẻ VN, ví dụ như óc tưởng tượng, khả năng kiến trúc, khả năng toán học và sự khéo léo...

Khi làm, nếu chúng ta đồng lòng, quyết liệt thì kết quả đạt được sẽ nhanh hơn. Tất nhiên, cũng có gặp nhiều vấp váp, những cản trở do cơ chế tạo ra, nhưng nếu chúng ta vừa làm vừa thuyết phục, không quá cầu toàn thì sẽ có kết quả. Một điểm nữa là chúng ta không thể tách Việt Nam khỏi thế giới, không thể không đề cao sức trẻ của Việt Nam, không thể không tự hào về một dân tộc đã trải qua nhiều khó khăn, để nay trước thách thức của mặt trận khoa học công nghệ này, chúng ta lại lùi bước.

Đó chính là những điểm mà tôi rất kỳ vọng sẽ tạo nên những bước tiến vượt bậc cho CNTT Việt Nam trong thời gian tới. CNTT mang lại những lợi ích cho giới trẻ, nhưng chính giới trẻ mới tạo điều kiện để CNTT phát triển, biến CNTT thành động lực để phát triển đất nước.

10.jpg
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin hỏi ông Lê Mạnh Hùng Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ông có cảm nhận gì về Internet và giới trẻ VN hôm nay?

Ông Lê Mạnh Hùng: Tôi rất phấn khởi khi thấy giới trẻ VN hôm nay đón nhận CNTT rất nhanh. Để giao lưu kinh tế với thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. CNTT chính là công cụ để giới trẻ nâng cao trình độ và tri thức của mình.

Ngoài ra, giới trẻ cũng cần phải có văn hoá, sáng tạo và khám phá thì mới đạt được kỳ tích lớn. Thanh niên phải nuôi hoài bão, không chỉ sử dụng lại phần mềm do người khác viết ra mà còn tự viết được những phần mềm có tính ứng dụng cao.

Trong điều kiện hiện nay phải có nguồn nhân lực, nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, thanh niên không chỉ nên biết hưởng thụ những giá trị giải trí, kết nối của Internet, còn cần phải có óc sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu và vận dụng Internet nhằm vào mục tiêu tạo dựng sự nghiệp, phát triển công nghệ, xây dựng đất nước.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Còn với ông Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc DTT Group, ông đánh giá thế nào về giá trị mà Internet mang lại?

Ông Nguyễn Thế Trung: Với cá nhân tôi thì câu hỏi này hơi khó, vì tôi rất may mắn được lớn lên sau này, lại được du học ở nước ngoài. Năm 1997, ngay khi lần đầu tiên được sờ vào bàn phím máy tính khi đi học ở Úc, tôi đã được sử dụng Internet với trình duyệt Nestcape 2.0.

Đối với công việc của tôi cũng như của DTT sau này, Internet là một phần không thể tách rời, những thành tựu mà chúng tôi đạt được đều gắn liền với Internet, từ giao thương cho đến sự vận hành thường ngày của công ty.

Một ví dụ khoảng hơn một tháng trước, khi đầu tư vào một sản phẩm của nước ngoài, chúng tôi bị thiếu rất nhiều khung để phát triển sản phẩm phần mềm. Trước kia thì chúng ta phải phát triển sản phẩm, phải học, đi tìm xem công nghệ nào đáp ứng được.

Tuy nhiên giờ dây, chỉ sau 1 đêm ngồi vào Internet, tôi đã mua được một bộ toolkit dành cho quản lý và phát triển sản phẩm, tập hợp rất nhiều tinh tuý của các hãng lớn thành một bộ công cụ có thể sử dụng ngay được với giá chỉ vài trăm USD. Nhờ vậy, chúng tôi có thể kế thừa được tất cả những kiến thức tích luỹ của thế giới.

Đây là một khoảng cách kiến thức mà nếu không có Internet thì chúng ta sẽ không thể vượt qua được, nhưng nhờ có Internet thì mọi việc trở nên rất bình thường. Vì thế, DTT tại Việt Nam nhưng chúng tôi luôn nghĩ rằng mình đang làm việc trong một môi trường toàn cầu, với sự kết nối của Internet.

1.jpg

GS. TSKH Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ BCVT: "CNTT mang lại những lợi ích cho giới trẻ, nhưng chính giới trẻ mới tạo điều kiện để CNTT phát triển, biến CNTT thành động lực để phát triển đất nước." Ảnh: T. Phạm.

 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Với ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Bí thư Đoàn thanh niên VNPT, ông cảm nhận gì về những thay đổi mà Internet đã mang lại cho xã hội Việt Nam ngày hôm nay?

Ông Nguyễn Đức Thịnh Phó Bí thư Đoàn thanh niên VNPT: Theo tôi, Internet là một công cụ rất hữu hiệu kết nối được vùng đồng bằng và vùng sâu vùng xa. Trong những năm qua, một trong những phong trào của tuổi trẻ VNPT là "Nối mạng tri thức, phát triển Internet về vùng sâu vùng xa." Chương trình này đã được Trung ương Đoàn phát động từ nhiều năm, và chúng tôi cảm nhận mình là một trong những đơn vị may mắn được tham gia dự án này.

Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong muốn Trung ương Đoàn cũng sẽ có nhiều chương trình phối hợp với nhiều tổ chức như Bộ BCVT và các tập đoàn lớn... để làm sao các chương trình này thực sự hữu ích, giúp cho người dân nông thôn được sống trong môi trường có nhiều thông tin hơn nữa.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Internet đã mang đến một nền văn minh mới, đó là văn minh thông tin Internet. Với tư cách một Bộ trưởng, một chính khách, một nhà văn hoá, Bộ trưởng có cảm nhận gì về xã hội thông tin và Internet ngày hôm nay?

Bộ trưởng, GS TSKH Đỗ Trung Tá: Từ lâu, thế giới đã hướng tới nền kinh tế tri thức, người ta cũng gọi đó là nền kinh tế hậu công nghiệp, còn chúng ta trong nghề nên quen gọi là nền kinh tế mạng hay xã hội thông tin. Chính ngày kỷ niệm về xã hội thông tin hôm nay cũng nói lên thế giới đang hết sức quan tâm đến CNTT. Đối với VN, Internet cộng với sức trẻ, với giáo dục đào tạo sẽ là phương tiện tốt nhất để đưa chúng ta vào xã hội thông tin.

Khi thông tin trở thành tài nguyên, trở thành lực lượng sản xuất và động lực sản xuất, thì có thể nói ICT là lĩnh vực đưa chúng ta đi tắt đón đầu, cho chúng ta có những cung cách quản lý mới, thay đổi cách ứng xử của con người trong một môi trường mới. Bản thân ICT cũng sẽ giúp VN gần gũi hơn với các nước khác, các doanh nghiệp của VN cũng dễ dàng đưa được thương hiệu của mình ra với thế giới.

Trước đây, việc buôn bán với nước ngoài rất khó khăn. Nhưng nay, thông qua Internet, chúng ta có thể mua hàng trên các chợ quốc tế và mang hàng của chúng ta đến bán tại những chợ Internet này. Như vậy, kể cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa... chúng ta đều đã hưởng lợi từ sự phát triển của CNTT.

Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm, từ Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ những chiến lược phát triển CNTT-TT của Việt Nam trước đây và từ nay đến 2010 và các năm tiếp sau. Có thể nói rằng Việt Nam đã xác định được vai trò quan trọng của ICT để cố gắng đưa vào giải pháp phát triển, công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế tri thức trong môi trường của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin hỏi ông Lê Mạnh Hùng, sự thay đổi của Internet có tác động tới phương thức tổ chức, vận động, sinh hoạt, giáo dục của Trung ương Đoàn TNCS hay không?

Ông Lê Mạnh Hùng: Có lẽ Internet đã tác động tới mọi người, mọi nhà, tới từng người, nhất là trong giới trẻ. Việc phát triển khoa học công nghệ đã tác động tới cả hoạt động xã hội, hoạt động đoàn kết tập hợp của nhiều giới, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, bắt buộc phải thay đổi hoạt động của Đoàn để thích nghi với tình hình phát triển của công nghệ hiện nay, trong đó có CNTT.

Chính vì vậy Ban Bí thư TW Đoàn cũng đã chủ động đón nhận CNTT, trên cơ sở đó chỉ đạo các hoạt động của Đoàn: Thứ nhất là nâng cao nhận thức cho cấp bộ Đoàn về vai trò và tầm quan trọng của Internet và CNTT, từ đó áp dụng để quản lý điều hành hoạt động của Ban Bí thư TW đoàn, các tỉnh đoàn, huyện đoàn, tiến tới các cơ sở đoàn truy cập Internet để nhận chủ trương của ban bí thư TW đoàn.

Thứ hai, trong công tác giáo dục của TW đoàn, nhất là giáo dục về tư tưởng, lý tưởng, đạo đức... đều đưa thông tin lên mạng, để các cấp của Đoàn thanh niên và giới trẻ đọc để họ định hướng hoạt động của mình theo chủ trương của ban bí thư. Khi chúng tôi đi khảo sát, giới thanh niên đều nói rằng thường nhận thông tin của TW Đoàn qua Internet.

Thứ ba là khả năng tập hợp thanh niên. Với các nhóm thanh niên, họ tập hợp lại, lên mạng và có những sinh hoạt đoàn theo định hướng rất thiết thức.

Đơn cử với phong trào thanh niên tình nguyện. Một ví dụ đơn giản là các nhóm thanh niên tình nguyện, các bạn trẻ không về quê nghỉ hè, kêu gọi và tập hợp nhau qua mạng để lên Tây Nguyên làm tình nguyện. Sinh viên nhiều trường ĐH Quốc gia TP.HCM đã cùng nhau tập hợp, và như thế, Internet đã làm thay đổi phương thức hoạt động và quản lý của đoàn.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy còn tư duy của TW Đoàn có đổi mới theo Internet và CNTT không, thưa ông?

Ông Lê Mạnh Hùng: Phong trào đó bắt đầu từ tự phát dần trở thành tự giác. Từ sự thay đổi đó, bắt buộc các cán bộ Đoàn phải suy nghĩ, thay đổi tư duy và phải có trí tuệ, phải học về CNTT thì mới tiếp cận được. Các nội dung truyền tải qua mạng trong hoạt động Đoàn phải nhanh nhạy, hiệu quả, khoa học hơn, ngắn gọn hơn, súc tích hơn. Điều đó bắt buộc cán bộ Đoàn phải học, phải thay đổi tư duy và cách làm việc để chính xác hơn, kịp thời hơn, có tác phong công nghiệp hơn.

 

 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc Bùi Đình Huy (TP.HCM) có câu hỏi gửi Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: 10 năm qua, là một lãnh đạo cơ quan quản lý chính sách về phát triển ICT, ông có hài lòng về tiến trình và sự phát triển của Internet và CNTT hiện nay không?

Bộ trưởng, GS. TSKH Đỗ Trung Tá: Hài lòng thì cũng có, nhưng đúng là tôi mong muốn được tốt hơn nữa. Bởi vì, dự kiến tốc độ phát triển Internet của Việt Nam đến năm 2010 trong văn kiện Đại hội Đảng là đạt mật độ 35% dân số, bây giờ chúng ta đã phát triển gần tới 20%, mà còn tới gần 4 năm nữa. Vì vậy, Bộ đã đề nghị tăng thêm 5% nữa thành 40%, nhưng Thủ tướng cho rằng, tốc độ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Do đó, chúng tôi phát động thi đua phát triển Internet để làm cho các chỉ tiêu đã đề ra trong dự báo của Bộ BCVT phải trở thành "lạc hậu" hơn thực tế. Đó là mong muốn sau khi vừa tổng kết 10 năm Internet Việt Nam hôm qua (16/5).

Với khí thế sôi nổi của thanh niên, tôi cũng rất vui mừng là tại cuộc bàn tròn VietNamNet này có tới hơn 400 câu hỏi của thế hệ trẻ gửi về. Tuy không trả lời hết ngay được, nhưng đó cũng là trách nhiệm của những người tham gia cuộc trao đổi này với độc giả, và chúng tôi thấy trách nhiệm của mình lớn hơn, và cảm nhận rằng phát triển Internet như vậy là vẫn còn chậm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Câu hỏi dành cho ông Nguyễn Đức Thịnh. Đoàn thanh niên VNPT đã có những hành động gì để tăng tốc độ cho sự phát triển Internet? Nhất là khi VNPT là một trụ cột để phát triển Internet tại Việt Nam?

Ông Nguyễn Đức Thịnh: Những năm qua, tuổi trẻ VNPT có điều kiện tham gia nhiều chương trình về hoạt động tình nguyện, trong đó, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện theo định hướng đã được đào tạo về nghề nghiệp là một điểm mạnh của VNPT. Trong những năm qua, tuổi trẻ VNPT đã được lãnh đạo tạo điều kiện, phương tiện, thời gian, điều kiện vật chất, mở rộng các hoạt động để hướng dẫn sử dụng, tập huấn cho người sử dụng Internet. Khi tham gia, các nội dung mà chúng tôi được đào tạo rất phù hợp với yêu cầu của người dân địa phương.
 
Để phát triển các hoạt động này đến vùng sâu vùng xa, chúng tôi có một số đề xuất: Thứ nhất, cần có thêm đối tượng tham gia các hoạt động này cần nhiều hơn nữa. Thứ hai, các điểm Bưu điện Văn hoá xã (BĐVHX) là nơi hướng dẫn lực lượng trẻ hiện chỉ có diện tích khá nhỏ, nên rất mong TW Đoàn có sự tham gia hỗ trợ, chẳng hạn như mở rộng diện tích hơn. Do đó, người học sẽ được đào tạo kiến thức về Internet, về kinh tế xã hội, và về văn hóa... Qua đó, thanh niên tại các vùng miền trên cả nước được nâng cao nhận thức khi tới các điểm BĐVHX.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Còn với ông Trung, ông có hài lòng với những nhận định của Bộ trưởng về Internet không? Ông có mong đợi hơn nữa với cơ quan Nhà nước như Bộ BCVT để phát triển nhanh hơn Internet VN?

Ông Nguyễn Thế Trung:
Tôi rất chia sẻ với nhận xét của Bộ trưởng về việc đã hài lòng nhưng vẫn muốn "đi nhanh hơn nữa". Là người trực tiếp làm CNTT nên tôi thấy rằng, cơ hội để chúng ta bắt kịp, đi tắt đón đầu rất lớn. Nên chính vì thế tôi càng rất sốt ruột, vì ngày nào chúng ta còn chậm chân thì cơ hội đang trôi dần qua mất. Thực tế, theo lý thuyết của Internet, ai là lớn nhất thì sẽ lấy hết tất cả lợi ích của nó, giống như Google hiện nay. Nên khi chúng ta chậm chân thì đó cũng là một nguy cơ.

Với môi trường của CNTT, chúng tôi cũng thấy rằng nền tảng Bộ BCVT đã làm được cho DN là rất lớn. Những năm gần đây, khi làm việc với đối tác nước ngoài, hoàn toàn đều sử dụng Skype IP để giao tiếp hoàn toàn qua Internet, làm rút ngắn, giảm rào cản về truyền thông rất nhiều cho các công ty gia công phần mềm như chúng tôi.

Mong muốn của chúng tôi là Việt Nam sẽ có thể tham gia nhiều hơn vào thị trường Internet toàn cầu. Thị trường Internet VN cũng đang thành hình, nhưng nỗ lực vươn ra khu vực của chúng ta là chưa nhiều. Nếu có chính sách của Chính phủ, của Bộ khuyến khích việc này, để hy vọng chúng ta cũng sẽ có những phố Hàng Đào, Hàng Ngang của VN trên mạng Internet.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:
Nhưng những rào cản về chính sách hầu như đã được mở hết. Vậy, theo ông, nguyên nhân do DN hay do Nhà nước?

Ông
Nguyễn Thế Trung: Chẳng hạn, một DN muốn đầu tư vào Internet toàn cầu cần đầu tư khá lớn so với mặt bằng của DN VN. Nếu có khuyến khích của Nhà nước so với việc thuê chuyên gia nước ngoài làm việc cho DN thì sẽ rất đắt. Cần khuyến khích những doanh nghiệp mạnh dạn, đi tiên phong ra thị trường toàn cầu. Nếu có những chính sách, ví dụ như Singapore, nếu 1 doanh nghiệp nước họ sang nước khác đầu tư thì sẽ được hỗ trợ 50% chi phí thuế tuyển nhân sự tại nước ngoài. Đó cũng là một chính sách không chỉ mở, mà còn thúc đẩy DN nhiều hơn.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôi được biết CN phần mềm VN đã được ưu đãi nhiều về thuế, như miễn thuế nhiều năm. Về thị trường vốn, tài chính và kết quả kinh doanh, tự DN phải vận động và thị trường chứng khoán đang rất sôi động, không thiếu vốn. Tại sao chúng ta phải chờ vào Chính phủ, tại sao DN không chủ động từ chính bản thân DN?
 
- Nguyễn Thế Trung:
Rất đơn giản, những doanh nghiệp đi tiên phong chịu rủi ro rất lớn. Thị trường tài chính không sẵn sàng cho các ý tưởng mới, thường là phải hết sức minh bạch về tài chính. Nếu đợi chúng ta cũng vẫn đợi đươc, nhưng số lượng thành công sẽ ít hơn. Tất nhiên chậm thì chúng tôi vẫn đi, nhưng nếu được hỗ trợ, sẽ có nhiều đơn vị đi tiên phong hơn và đi nhanh hơn. Thay vì ta chỉ làm thương mại điện tử tại VN, chúng ta còn làm TMĐT ở quy mô toàn cầu.

7.jpg

 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng thấy thế nào trước ý kiến này của DN?

- Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Khi tham gia WTO, chúng ta cũng phải tuân theo sân chơi chung. Chính phủ luôn nghĩ đến, đầu tư các nguồn lực cho DN. Nhà nước sẽ phải nhìn nhận những mũi tấn công. Đầu tư đó là đầu tư phát triển, chứ không  nhất thiết là vốn. Tôi cũng thông cảm ở đây với anh Trung, với ý mỗi quốc gia cần có sự tập trung chiến lược
.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vâng, câu chuyện này có lẽ chưa thể có hồi kết ở đây, và thậm chí sẽ là một chủ đề rất sôi nổi trong một dịp khác. Xin chuyển sang câu hỏi của độc giả Dương Minh Hằng (từ VNPT) hỏi ông Lê Mạnh Hùng: Tôi được biết có dự thảo chương trình "Thanh niên sống đẹp làm kinh tế giỏi trên Internet xanh" được Bộ BCVT và Đoàn Thanh niên cộng sản HCM ủng hộ chủ trương, VNPT và Hội Liên hiệp thanh niên VN triển khai. Tôi muốn biết cụ thể về dự án này?

Ông Lê Mạnh Hùng: Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã có các văn bản, thông tư để làm sao đưa Internet đến thanh niên. Giai đoạn tới, chúng tôi thành lập chương trình thanh niên làm kinh tế, sống đẹp trên Internet. Chương trình sắp tới: Internet giúp làm kinh tế và sống đẹp.

Về kinh tế, giúp thanh niên thông qua Internet tìm hiểu kỹ thuật, thị trường, ngành nghề mới cho thanh niên tham gia và làm kinh tế. Thanh niên qua Net tìm hiểu thông tin xem mình bán hàng hóa như thế nào...Từ đó, hướng dẫn cho thanh niên làm kinh tế. Nói như ông cha ta, cho cần câu chứ không cho cá, tức là cho kiến thức và phương tiện.

Về "thanh niên sống đẹp", chúng tôi tạo ra trang thông tin, diễn đàn nơi có những tấm gương về lối sống có văn hoá, tinh thần cộng đồng, giàu về kinh tế nhưng cũng đẹp về lối sống và nhiệt huyết. Bên cạnh đó, khuyến khích thanh niên sống đẹp, sống có văn hóa. Chúng tôi sẽ có 1 trang thông tin, 1 diễn đàn để trao đổi, chia sẻ, để thanh niên rèn luyện bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần vì cộng đồng, một trái tim nhiệt huyết. Trang thông tin phổ biến cách sống đẹp, rèn luyện cho thanh niên có bản lĩnh, trí tuệ, và tinh thần vì cộng đồng. Đây là trang thông tin rất bổ ích, trong tháng 6 tới này sẽ triển khai. Chúng tôi cũng mong các bạn thanh niên cùng "hiến kế" cho trang web này ngày càng phong phú, thiết thực hơn và có sự đóng góp của cả cộng đồng.

bantroninternet.jpg

Các khách mời Bàn tròn: Từ phải sang trái, GS. TSKH Đỗ Trung Tá, Bộ trưởng Bộ BCVT, Bí thư TW Đoàn Lê Mạnh Hùng, Tổng GĐ tập đoàn DTT Group Nguyễn Thế Trung, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên tập đoàn VNPT Nguyễn Đức Thịnh. Ảnh: T. Phạm

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Nguyễn Minh Hòa (TP. HCM) hỏi Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Đọc trên VietNamNet, tôi rất xúc động về những tâm huyết của bộ trưởng về sự phát triển của CNTT. Tôi đã nghe Bộ trưởng phát triển trong một số hội nghị về sự hội tụ giữa CNTT và truyền thông. Bộ trưởng đánh giá thế nào về thay đổi của Internet và truyền thông ở VN trong tương lai?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Từ lâu chúng ta đã mong muốn đẩy mạnh về thông tin đối ngoại. Nếu bây giờ các tờ báo gửi qua máy bay đến người Việt ở nước ngoài sẽ rất tốn kém. Khi có Internet, không những báo giấy, cả tín hiệu phát thanh, truyền hình đến với độc giả trên toàn cầu, qua Internet. Tương lai, chiếc điện thoại, chiếc PC cũng có thể là chiếc đồng hồ đeo tay, có thể gắn liền với nhau và người nào cũng cần. Nhu cầu phát triển này sẽ được cung cấp đến tận tay người dùng.

Trên màn hình TV, với điều khiển từ xa, chúng ta sử dụng như điện thoại được, gửi fax, nghe đài, gửi e-mail, sử dụng điện thoại IP. Chúng ta sử dụng mọi dịch vụ trong nhà, chỉ cần một cái box giao tiếp.

Các dịch vụ viễn thông hội tụ với truyền hình sẽ thành IPTV. Đặc biệt, CNTT làm cho hội nhập nhiều ngành kinh tế với ICT. Máy bay, tàu hỏa, ôtô... kết hợp với ICT sẽ vô cùng thông minh, trở thành đa chức năng. Tôi nghĩ là với sự hội tụ như vậy, môi trường CNTT hoàn toàn đáp ứng được, chúng ta tiến tới XHTT với tiếng nói, văn bản hình ảnh đều đến được với mọi người, vào mọi lúc mọi nơi.

Lúc đó, thông tin trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ICT cũng gắn bó với con người, từ lúc sinh ra cho đến khi qua đời; là công cụ quản lý, thúc đẩy sản xuất, nâng cao tính sáng tạo của con người, tạo môi trường buôn bán... Có lẽ, chúng ta đang rất đúng hướng trong lĩnh vực này, luôn đi trước một bước. Khi đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp, thì lĩnh vực ICT của ta cũng sẽ phải ngang bằng với các nước công nghiệp.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:
Ngành công nghiệp truyền thông, hay còn gọi là ngành kinh tế truyền thông của thế giới đã rất phát triển. Việc Internet vào VN cũng sẽ là nhân tố để xây dựng nền kinh tế mới này. Bộ trưởng đã có những tư duy gì về ngành kinh tế truyền thông trong tương lai?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Chẳng hạn như công ty DTT của anh Trung kiếm ra 200 triệu là thu nhập của DN. Nhưng bên cạnh đó, anh còn làm lợi ra khoảng 100 triệu cho các DN khác được hưởng lợi từ việc sử dụng các sản phẩm CNTT của công ty anh Trung. ICT bản thân nó là một ngành kinh tế kỹ thuật cao, nhưng cũng là hạ tầng tạo ra nguồn vốn gián tiếp cho các ngành kinh tế khác. Trong lĩnh vực này, số người giầu có trên thế giới trong lĩnh vực truyền thông rất rõ. Với nền kinh tế này, chúng ta sẽ mang lại sự giàu có cho đất nước, và mang lại một công cụ mới cho sự phát triển của kinh tế, giúp chúng ta đi thẳng vào những công nghệ mới, hiệu quả hơn.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:
Cũng nói về Internet và truyền thông, vừa rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có văn bản đưa ra định hướng phát triển các doanh nghiệp nội dung và ngành công nghiệp nội dung. Vậy Bộ trưởng đã có những dự tính và định hướng gì để phát triển CN nội dung tại Việt Nam?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Qua những câu hỏi trên mạng, tôi thấy rằng có nhiều câu hỏi: Internet phát triển nhanh như vậy, nhưng hiệu quả đã thật cao chưa? Đó chính là vấn đề nội dung trên Internet. Một số người lo ngại rằng Internet phát triển nhanh nhưng lại chưa thiết thực, hiệu quả. đây chính là nhiệm vụ của nội dung. Muốn có thương mại điện tử thì phải tạo được các chợ điện tử, giúp người dân yên tâm về các vấn đề bảo mật khi bán hàng qua mạng. Vì vậy các vấn đề như ngân hàng, tài chính, thanh toán, an ninh bảo mật đi kèm TMĐT phải phát triển rất đồng bộ. Đấy chính là trách nhiệm của những người làm công nghệ ICT.

Với sự cho phép của Chính phủ, việc phát triển công nghiệp nội dung trong tương lai sẽ tạo ra một lưu lượng dữ liệu rất lớn. Hiệu quả của mạng lưới không chỉ dừng được tính bằng số lượng bao nhiêu người dùng, mà là người dùng được cung cấp bao nhiêu thông tin, khối lượng dữ liệu bao nhiêu Mega byte, Giga byte. Nội dung phải hay, phản ánh trí tuệ của VN. Qua đó, chúng ta khuếch trương nền văn hóa của VN trên TG, đưa bản sắc của người VN ra nước ngoài.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Cũng về Internet và công nghiệp nội dung, Internet đã tạo nên một trong những thay đổi về nội dung là tư cách bình đẳng về thông tin. Một báo điện tử, một website cá nhân, một blog, hay website của DN đều có tư cách ngang bằng như nhau. Vậy tư duy quản lý và cách quản lý của cơ quan Nhà nước sẽ như thế nào?

4.jpg
Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Các nước đều than phiền là rất khó quản lý Internet hiện nay, với sự bùng nổ của blog và website cá nhân. Blog cũng có rất nhiều blog hay, nhưng nhiều blog chỉ là đánh bóng hoặc vô bổ. Vì thế, thực chất blog cũng không hẳn là truyền thông, vì nó chưa có sức lan toả rộng. Chúng ta vẫn tôn trọng cá nhân blogger, nhưng hy vọng là người viết blog sẽ có lương tâm, lòng tự trọng và trách nhiệm đối với cộng đồng khi đăng tải nội dung.

Những nội dung khác thì vô vàn, Internet cũng giống như một cái chợ, có những thứ quý giá, những thứ cho không, cũng có cả rác rưởi. Tôi cho rằng điều quan trọng vẫn là nhận thức. Nhiều người chưa thấy sự độc hại của Internet vì họ chẳng bao giờ truy cập vào những chỗ độc hại. Nhưng có người thì tò mò, nên hoá đơn điện thoại và Internet có tháng lên tới cả 10 triệu, đành phải giấu vợ con đi ra bưu điện nộp tiền.

Theo tôi cái đáng lo nhất không phải là tác động xấu của Internet đến người trưởng thành, mà chủ yếu là giới trẻ. Có quá nhiều luồng thông tin tiếp cận: game online, chat, diễn đàn, blog, mạng xã hội... trong khi tò mò thích tìm hiểu là đặc tính của giới trẻ. Mong rằng gia đình sẽ có vai trò lớn trong việc uốn nắn và kiểm soát các cháu đúng cách trong việc tiếp cận thông tin trên mạng, cùng với các biện pháp quản lý vĩ mô khác của cơ quan chức năng.

Cần giúp các cháu tránh được tác động của các thông tin xấu, tiếp cận với những mặt tích cực: tiếp thu kiến thức, sáng tạo và tương tác với Internet, với công nghệ, như một trong số các cuộc thi dành cho giới trẻ của VietNamNet mới tổ chức gần đây về sáng tạo trên điện thoại di động. (Cuộc thi NextGen).

Hay những cuộc thi dành cho người khuyết tật, giúp họ yêu đời, có ích cho cuộc sống, làm họ có thêm ý chí, sức sáng tạo, giao tiếp được với cộng đồng nhờ có Internet. Tóm lại, tôi cho rằng chúng ta nên có những nhìn nhận đánh giá khách quan và rộng lượng để tránh được những tác động tiêu cực, nhưng không cản trở sự phát triển của Internet.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Dù quản lý dưới hình thức nào thì con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Vậy theo ông Lê Mạnh Hùng, vai trò của Đoàn thanh niên cơ quan vận động quần chúng và định hướng, dẫn dắt tư tưởng cho thanh niên phải như thế nào để giúp thanh niên luôn theo hướng khai thác mặt tốt của Internet?

Ông Lê Mạnh Hùng: Internet bên cạnh những mặt tích cực vẫn có những mặt trái, nhưng theo tôi, mặt tích cực là chủ đạo. Thực tế là trong giới trẻ hiện nay, cũng có một bộ phận có tư tưởng tiêu cực, nảy sinh tệ nạn xã hội, sử dụng các văn hoá phẩm không lành mạnh và phát tán trên Internet.

Muốn khắc phục, đầu tiên theo tôi là phải nâng cao nhận thức cho thanh niên, giúp họ "miễn dịch" trước các tệ nạn, những nội dung "đen". Khi đã có bản lĩnh, có cái tâm họ sẽ không sa vào những con đường sai trái.

Bên cạnh đó, Ban Bí thư TW Đoàn phải đồng thời đối thoại và định hướng cho thanh niên kiên quyết đấu tranh gỡ bỏ những trang blog, trang "web đen", văn hoá phẩm ngoài luồng.

Thứ hai là TW Đoàn sẽ phải tổ chức các sân chơi hấp dẫn cho giới trẻ trên Internet, tạo cho thanh niên có sân chơi, có chỗ sáng tạo, nơi thể hiện tài năng, "hiến kế", đoàn kết chung sức thực hiện những hoạt động tốt đẹp... Trong thời đại Internet xâm nhập rất sâu vào đời sống hàng ngày, mà chúng ta không tạo ra được các sân chơi chính thống hấp dẫn cho thanh niên, họ tất yếu sẽ tham gia vào các sân chơi khác mà chúng ta không kiểm soát được nội dung định hướng. Tôi cho đây là nhiệm vụ mà tới đây phải làm thật "quyết liệt".

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hiện có rất nhiều độc giả gửi câu hỏi về chất lượng Internet, đặc biệt là cung cấp dịch vụ kết nối Internet ADSL. Xin Bộ trưởng cho biết chính sách quản lý của Bộ như thế nào để các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng kết nối Internet?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Kết nối Internet Dial-up chậm thì rõ rồi, nhưng với chất lượng ADSL nhiều người dùng cho rằng nhà cung cấp chưa đảm bảo chất lượng như lời cam kết. Điều này có hai mặt, thứ nhất là do nhà cung cấp chưa làm đúng trách nhiệm, cung cấp dịch vụ chất lượng không ổn định! Bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khách quan khi hệ thống mạng quá rộng, có thể có những điểm bị rớt tốc độ xuống thấp do đường truyền kéo dài.

Mục tiêu của chúng tôi là ngay trong năm nay phải có một cuộc cách mạng băng rộng. Tốc độ không dừng lại ở ADSL mà phải cao hơn nữa. Nhưng trước mắt, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải tập trung quan tâm đến chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng tốt hơn, thay vì tập trung vào khuyến mãi, quảng cáo để tăng số lượng khách hàng mà chất lượng không đảm bảo.

Doanh nghiệp sẽ phải tự đăng ký chất lượng dịch vụ của mình công khai trước khách hàng. Bộ BCVT sẽ giữ vai trò thanh kiểm tra chất lượng ngẫu nhiên, nếu không thực hiện đúng sẽ xử phạt hành chính theo quy định đã có.

Trong trường hợp có khiếu nại của người sử dụng, Bộ cũng sẽ cho người tiến hành kiếm tra xác minh và xử lý đúng trách nhiệm. Như vậy quá trình này đòi hỏi phải có cả sự hợp tác của người sử dụng, giúp bộ có đầy đủ thông tin chính xác để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý vấn đề này.

14.jpg

Ông Lê Mạnh Hùng, Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (bên trái) tham gia bàn tròn trực tuyến VietNamNet cùng Bộ trưởng Đỗ Trung Tá. Ảnh: T. Phạm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Minh Quốc (Đà Nẵng) hỏi: TW Đoàn đánh giá thế nào về vai trò của thanh niên trong công cuộc "tiến quân" vào Internet, TW Đoàn có giải pháp gì đột phá phát triển Internet trong giới trẻ ngoài những chủ trương chính sách đã có trước nay không?

Ông Lê Mạnh Hùng: Việc phát triển Internet có vai trò rất lớn của giới trẻ, như lời Bộ trưởng Đỗ Trung Tá vừa nói. Nhận thức rõ điều này, thời gian vừa qua Ban bí thư TW Đoàn đã có chương trình "Tuổi trẻ sáng tạo và tiến quân vào khoa học công nghệ".

Thời gian tới Ban Bí thư TW Đoàn xác định có 4 nội dung lớn: Thứ nhất là nối mạng cổng tri thức Thánh Gióng cho thanh niên, Thứ 2, kết hợp với Bộ BCVT, VNPT, Viettel... để tiếp tục nối mạng cho các tỉnh đoàn, cơ sở đoàn... Thứ 3, Chương trình "Những chiến sĩ CNTT" xuống các cơ sở để đào tạo, giảng dạy CNTT, mở các trung tâm dạy máy tính, ngoại ngữ tại các cơ sở. Chương trình này hiện đang phát triển rất mạnh. Cuối cùng là đẩy mạnh các cuộc thi phần mềm sáng tạo, từ TW đến tận xã phường thành các phong trào bền vững, có chiều sâu. Chẳng hạn như cuộc thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc phải đẩy mạnh hơn, quyết liệt hơn nữa.

Thêm vào đó, kế thừa những thành công trong hoạt động thúc đẩy tin học tại 11 tỉnh miền núi phía Bắc thời gian qua, Ban Bí thư cũng đang trình Chính phủ một đề án khác với quy mô lớn hơn rất nhiều, thêm 9 tỉnh ở đều 3 miền Bắc Trung Nam, nhưng phải rút ngắn thời gian hơn nữa.

Nguyễn Anh Tuấn: Câu hỏi của Bạn Nguyễn Nhật Lai Châu hỏi: Thưa Bộ trưởng, sau khi Thủ tướng chỉ đạo ngừng đề án 112 và ra Nghị định 64, đến nay Bộ vẫn chưa có các thông tư chỉ thị hướng dẫn nghị định 64, và các trung tâm tin học tại các tỉnh đã thành lập sẽ làm nhiệm vụ gì khi mà các Sở BCVT sẽ là các cơ quan chuyên trách về CNTT của các tỉnh, nếu chỉ làm công tác tin học văn phòng tại Ủy ban tỉnh thì đâu cần phải có hẳn một trung tâm? Xin cảm ơn Bộ trưởng, cảm ơn báo VietNamNet.

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Khi Nghị định 64 ra đời, có quyết định xây dựng dự án quốc gia về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước. Đây là nền móng cho xây dựng Chính phủ điện tử. Trong tháng 6 tới, Bộ sẽ trình Chính phủ dự án này.

Đây sẽ là dự án vừa kế thừa vừa rút kinh nghiệm để phát huy 112. Thời gian tới sẽ cho lấy ý kiến rộng rãi về việc đưa ra các mục tiêu như thế nào cho hợp lý, tận dụng được nội lực và phải thật thiết thực.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Nguyễn Văn Khánh ở Thanh Trì Hà Nội hỏi: Xin Bộ trưởng cho biết hướng đi của Bộ BCVT trong việc đào tạo cán bộ BCVT nhằm bắt kịp với thế giới và chính sách tuyển dụng, sử dụng con người của Bộ BCVT như thế nào để tập hợp được người tài?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Giáo dục đào tạo là vấn đề lớn của cả quốc gia, tôi cho rằng Bộ GDĐT đang rất quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Với BCVT, chúng tôi cũng cho rằng mình có vai trò phối hợp quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập nhờ ICT.

Cho nên từ năm 2003 Bộ trưởng Bộ GDĐT và tôi đã ký thoả thuận về việc phát triển Internet trong trường học. Cho đến nay, 50% các trường THCS đã có kết nối Internet, con số này là 100% đối với các trường từ trung học phổ thông trở lên. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng cần phải tiến tiếp vào các trường tiểu học nữa.

Internet và giáo dục đào tạo là môi trường hữu cơ không thể tách rời. Với BCVT, hiện nay đội ngũ lãnh đạo hầu như là "sản phẩm" được đào tạo từ các nước XHCN cũ. Hàng năm chúng tôi vẫn có những dự án dành 1 đến 2 triệu USD cho đào tạo nước ngoài. Mấy chục năm làm lãnh đạo, tôi hết sức ủng hộ việc đầu tư cho lớp trẻ học tập. Ai có đề xuất xin đi đào tạo tôi đều duyệt cho cả, dù ở ta hay ở tây, vì mình thấy nó cần thiết và bức bách quá.

Ngay trong Hội nghị TW 2 cuối 1996, ngoài đề nghị mở Internet ở Việt Nam tôi cũng đề nghị luôn cho thí điểm mô hình gắn kết giữa nghiên cứu đào tạo với sản xuất kinh doanh trong một số công ty lớn và sau đó đã thành lập ra Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông trong tập đoàn BCVT hiện nay.

Đó cũng là Học viện đầu tiên của Việt Nam trong doanh nghiệp, kết hợp đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh. Một tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay trên thế giới thường dành tới 9-10% doanh số cho nghiên cứu đào tạo, nhưng ở đây ngoài đào tạo cho doanh nghiệp, chúng ta còn đào tạo cho cả xã hội nữa.

Ngành Bưu điện hiện nay cũng có 6, 7 trường trung cấp, trường công nhân... chúng tôi cũng đang xây dựng một trường cao đẳng CNTT ở Đà Nẵng do tổng thống Hàn Quốc tặng. Như vậy chúng tôi đã có đào tạo nhiều nơi và nhiều trình độ, từ thấp ở mức công nhân cho tới cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

Về việc sử dụng người tài, tôi cho đó là chủ trương nhất quán của nhà nước, khuyến khích, sử dụng, tuyển chọn, bồi dưỡng. Chúng tôi mừng vì lớp trẻ Việt Nam có rất nhiều gương mặt sáng giá trong lĩnh vực CNTT và hàng năm đều có các học bổng cho các cháu trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ đấy là những giải pháp thiết thực mà toàn xã hội đang chăm lo cho giáo dục đào tạo về BCVT và CNTT.

5.jpg
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Nguyễn Việt Hưng (TP. HCM) hỏi: Tại một hội nghị CNTT trước đây, lúc đó CNTT chưa phát triển lắm, Bộ trưởng từng nói: "Phải biến tự ái thành tự hào", vậy bây giờ Bộ trưởng đã thấy tự hào chưa?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Trước đây, do còn là ngành Bưu Điện, do đó nhiều người cho rằng chỉ nên tập trung vào làm Bưu chính viễn thông thôi, "ôm đồm" CNTT làm gì. Cho nên nhiều lĩnh vực tưởng như rất gần với Bưu chính viễn thông mà bưu điện lại kém nên rất tự ái, do đó tôi mới quyết tâm "tiến công" vào CNTT để biến tự ái thành tự hào.

Sau đó tôi đã đề nghị tất cả các tỉnh thành phải thành lập Trung tâm tin học, phải hoạt động thế nào để thành Công ty tin học, các công ty nối nhau thành Tổng công ty tin học... Để BCVT không chỉ làm viễn thông, còn có cả các tổng công ty tin học.

Đấy là về mặt ứng dụng. Còn về mặt công nghiệp, lúc đó ngành Bưu điện cũng đã có kế hoạch tập trung xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin, lập đề án xây toà nhà 9 tầng về nghiên cứu CNTT tại 61-63 phố Trần Phú, Hà Nội nhưng sau đó không triển khai thành công. Do đó, nói bây giờ đã tự hào hay chưa thì tôi nghĩ là vẫn chưa dám.

Cho đến năm 2002, Việt Nam đã có tên trên bản đồ phát triển CNTT thế giới cũng đã là điều đáng mừng, điểm đánh giá về CNTT càng ngày càng tăng, cùng với nhiều kết quả khả quan khác.

Nhưng theo tôi, chúng ta còn phải cố gắng nhiều hơn để tận dụng tiềm năng. Tiềm năng phải thể hiện ra bằng kết quả cụ thể, chúng ta có thể phấn khởi vì những mục tiêu đã đạt được, nhưng tự hào thì có lẽ là chưa!

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Lê Thanh Tùng (Thanh Hoá) hỏi anh Nguyễn Đức Thịnh: Tại sao Đoàn Thanh niên tập đoàn BCVT chưa tổ chức nhiều chương trình hành động như đưa Internet về vùng sâu vùng xa một cách có hiệu quả ,mà chỉ sau vài tháng triển khai là lại thu hồi máy tính, Internet về? Thanh niên nông thôn học được một chút lại không có điều kiện thực hành, rồi quên hết kiến thức sử dụng máy vi tính và internet?

Ông Nguyễn Đức Thịnh: Cảm ơn bạn đã nêu câu hỏi. Chiến dịch hiện nay của chúng ta có rất nhiều các đơn vị, các trường ĐH và các tỉnh đoàn, đoàn TN triển khai... Tuy nhiên chúng tôi cũng muốn phối hợp cùng Bộ BCVT, với chương trình Mùa hè xanh (tháng 6/2007) làm sao vận động được nhiều đơn vị làm sao tài trợ được nhiều máy tính cũ đang còn sử dụng được để chúng tôi có thể tặng hoặc sử dụng lâu dài hơn cho các chương trình phổ cập tin học về vùng nông thôn.

Tôi có thể kể một số ví dụ trong các chiến dịch tình nguyện vừa rồi. Sau một dự án phổ cập tin học thí điểm TW Đoàn có giao cho Đoàn thanh niên tập đoàn VNPT triển khai, số lượng máy tính huy động được từ dự án rất ít, nhưng từ vận động cơ quan chủ quản là Bộ BCVT thì được rất nhiều. Đặc biệt, khi chúng tôi vận động các sinh viên, những người trực tiếp tham gia dự án này, các bạn rất nhiệt tình mang cả máy tính cá nhân của chính mình đi về tận các tỉnh xa như Lào Cai, Yên Bái. Có trường hợp bạn sinh viên vận động gia đình, mang từ nhà đi tới 4 chiếc máy tính để phục vụ cho dự án.

Nhưng đó vẫn là máy tính của các cá nhân, các bạn tình nguyện viên có tinh thần rất nhiệt tình cho chương trình mượn, nhưng vẫn cần phải huy động được máy tính từ nhiều nguồn khác nhau để có thể sử dụng được lâu dài và hiệu quả hơn.

6.jpg

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet, người dẫn lời cuộc bàn tròn. ảnh: T. Phạm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chúng ta đã bàn luận nhiều về Internet, về 10 năm qua, những điều hài lòng và chưa hài lòng. Bây giờ, chúng ta hãy nhìn một chút tới viễn cảnh của Internet Việt Nam 10 năm và 20 năm tới. Là người luôn nhìn trước và lạc quan, lãng mạn, Bộ trưởng có những suy nghĩ gì về Internet và xã hội thông tin Việt Nam trong vòng 10 năm 20 năm tới?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Trong chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2010 2020 đều cũng đã được Thủ tướng phê duyệt. Qua chỉ đạo ngành Bưu điện, chúng tôi cũng thấy mình đã trải qua một số chiến lược rất thành công. Đó là chiến lược tăng tốc từ năm 1993-2000, và từ 2000 đến 2010 là chiến lược hội nhập và phát triển. Chỉ trong năm 2006 thôi, đã có thể nhận thấy quá trình hội nhập và cam kết trong WTO của ICT Việt Nam là tương đối tốt đẹp.

Chúng ta luôn cảm thấy chủ động khi thực hiện chiến lược này khi tham gia hội nhập quốc tế và WTO. Tôi thấy các doanh nghiệp của Việt Nam hoàn toàn có thể giúp Bộ yên tâm thực hiện các cam kết mà mình đã ký trong WTO. Từ năm 2010 đến 2020, xin được tiết lộ là chúng tôi đã thông qua chiến lược "Cất cánh" với những chỉ tiêu hết sức cụ thể.

Như vậy, đến năm 2020, bức tranh ICT của Việt Nam sẽ như một nước tiên tiến, với sự hội tụ mạnh mẽ của các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền thông, dựa trên nền tảng công nghệ số. Chúng ta sẽ được chứng kiến sự hội tụ mạnh mẽ của các dịch vụ cố định và di động. Mọi người sẽ được hưởng thụ lợi ích của CNTT khi chúng ta thực sự tham gia vào nền kinh tế mạng.

Mọi người dân lúc đó sẽ chào bán các sản phẩm của mình qua Internet. Một cán bộ có thể sử dụng máy tính để trở thành giám đốc công ty du lịch. Một sinh viên tốt nghiệp với máy tính nối mạng và kiến thức được đào tạo sẽ tự tạo được cho mình một sự nghiệp riêng. Những khởi nghiệp nhờ Internet như vậy sẽ tạo ra thêm rất nhiều việc làm, cho phép kinh doanh ngay cả ở nông thôn chứ không chỉ thành thị, thậm chí ngay khi đang đi trên đường.

Với 8000 điểm BĐVHX được cung cấp mọi dịch vụ ICT, điện thoại IP giá rẻ sẽ tràn ngập mọi vùng nông thôn, làng xã. Tôi có đề nghị các tổng công ty nghiên cứu giải pháp cho gọi điện thoại IP trong nội bộ thôn xóm miễn phí, còn liên thôn cũng dùng cước thấp. Có thể nói xã hội thông tin lúc đó sẽ cung cấp thông tin ở mọi lúc mọi nơi, làm cho người dân cảm thấy CNTT đúng là thành quả của sự nghiệp đổi mới, giúp người dân hưởng lợi rất nhiều.

Người dân nông thôn qua tìm tòi sử dụng cũng sẽ có đóng góp phát triển, lấy CNTT và Internet làm công cụ xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí. Việt Nam sẽ nhanh chóng sánh vai với các nước phát triển về CNTT, đưa CNTT và Internet phổ thông trên khắp đất nước.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy theo Bộ trưởng và các vị khách mời, lúc đó chúng ta liệu sẽ có những thương hiệu lớn như Intel, Samsung, Sony, hay thậm chí Google hay không? Nhất là đối với lĩnh vực Internet?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Chúng ta có phát triển mảng dịch vụ với việc ứng dụng và sử dụng công nghệ của thế giới. Nhưng có một mảng chúng ta yếu. Câu hỏi của anh Tuấn Tổng biên tập VietNamNet rất đáng phải suy nghĩ. Đó chính là vấn đề phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, một nền tảng vững bền hơn cả.

Tại sao giá điện thoại hay giá thuốc của Trung Quốc và Ấn Độ lại thấp hơn đến như vậy? Giúp thuận lợi cho lan toả phổ cập công nghệ.

VNPT cũng là tập đoàn tương đối lớn của Việt Nam , có doanh số khoảng 2,5 tỷ USD. Trong khi đó công ty điện tử Samsung một đơn vị trong Samsung có doanh số bằng tổng GDP của Việt Nam. Hay tập đoàn Hoa Vỹ (Huawei) của Trung Quốc, mới thành lập năm 1989, nhưng doanh số năm tới có thể đạt hơn 14 tỷ USD.

Muốn có những tập đoàn, những thương hiệu mạnh thì chúng ta cần khơi nguồn mạch của Công nghiệp thông tin. Tôi cho là chúng ta nên đi mạnh về công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung, là 2 ngành đòi hỏi ít vốn, trong khi tiềm lực chất xám của VN lại dồi dào.

Trong tương lai chúng ta sẽ có những doanh nghiệp dịch vụ sánh vai với họ, nhưng về lĩnh vực công nghiệp thì hơi khó. Phải có những quyết sách chỉ đạo mạnh mẽ và chấp nhận những đầu tư rủi ro. Đến năm 2020, có thể chúng ta cũng có một số doanh nghiệp có thể tự hào, nhưng chắc là chưa thể sánh được với những tên tuổi như kể trên. Vì chúng ta đi quá chậm.

12.jpg
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thời đại Internet và văn minh thông tin ngày nay thì thời gian không nhất thiết là điều kiện cần. Vấn đề là các giải pháp, bước đi đúng. Chương trình đầu tư của nhà nước tại nhiều nước đã tạo ra được những sức bật và doanh nghiệp mới. Ví dụ như Netscape hay Internet đều xuất phát từ các dự án của Bộ Quốc phòng của Mỹ. Chúng ta cũng có những dự án, chương trình về CNTT Quốc gia, phục vụ cho chính nhà nước. Đáng tiếc là dự án 112 trước đây, lẽ ra với kinh phí đầu tư lớn như vậy thì ngoài chuyện phục vụ cho cơ quan nhà nước đáng lý phải tạo ra nhiều doanh nghiệp lớn. Với bài học như vậy và một loạt các chương trình sắp tiếp tục, là Bộ trưởng, ông có suy nghĩ gì để từ những chương trình, sẽ chọn mặt gửi vàng, ươm đúng các doanh nghiệp lớn cho tương lai hay không?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Chúng ta phải tạo ra được những doanh nghiệp sáng tạo, với những sản phẩm tạo ra sự bất ngờ. Doanh nghiệp lớn nào cũng xuất phát từ những ý tưởng sáng tạo khi còn "nhỏ". Vì thế, theo tôi vấn đề ý tưởng là hết sức quan trọng. 10 năm, với các ngành công nghiệp, cơ khí đó là một khoảng thời gian rất ngắn.

Nhưng 10 năm với CNTT thì lại là quá dài. Bởi vì công nghệ thay đổi nhanh quá, chỉ 1 tháng có khi đã thay đổi rồi. Chúng tôi vẫn kể lại câu chuyện ký hợp đồng với công ty bạn mà 2 năm sau chúng ta vẫn chưa giải quyết được hết thủ tục. Đến khi giải quyết xong thì bên đối tác đã ngừng sản xuất sản phẩm mà chúng ta đặt hàng rồi.

Chính vì vậy, Trong giai đoạn hội nhập, chúng ta phải lấy nhanh thắng chậm. Mọi cái đều xoay quanh tốc độ. Động lực lớn nhất để chúng ta chiến thắng chính là tốc độ. Trong 10 năm tới, Thủ tướng đã chỉ đạo các đề án của chúng ta phải hết sức quyết liệt, thiết thực và hiệu quả.

Ngay cả những thất bại trong quá khứ cũng là bài học quý giá để chúng ta triển khai các dự án sắp tới được hiệu quả hơn. Việt Nam mình còn nghèo nên giá trị đồng tiền đầu tư phải đáng được trân trọng hơn các nước khác.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông Lê Mạnh Hùng, ông nghĩ Đoàn TN CS HCM sẽ như thế nào trong 10 năm nữa, với sự trợ giúp của Internet?

Ông Lê Mạnh Hùng: Tôi nghĩ rằng với Internet, cách chỉ đạo của Đoàn sẽ phải thay đổi. Các ban chấp hành chi đoàn ngoài những buổi họp theo nguyên tắc thì sẽ có thể trao đổi trực tuyến thường xuyên, hàng ngày... Như vậy thì sẽ kịp thời và hiệu quả hơn.

Thứ hai, trình độ thanh niên sẽ ngày càng được nâng cao. Thanh niên sẽ đi du học nhiều hơn, trở thành các công dân toàn cầu. Vì vậy, Đoàn phải hiện đại hóa bộ máy và phương tiện làm việc, hiện đại hóa cả phong cách làm việc, loại bỏ những gì trì trệ, không hiệu quả để có thể theo kịp thời đại.

Cái gì có lợi cho thanh niên thì Đoàn cần phải làm ngay. Internet có tác dụng với thanh niên như vậy thì chắc chắn, đó phải là nội dung trọng tâm của Đoàn. 10 năm nữa, cơ sở đoàn nào, xã đoàn nào cũng sẽ trở thành một văn phòng thông tin của giới trẻ, từ đó họ tham gia truy cập, xây dựng nội dung hoạt động của Đoàn.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông Nguyễn Thế Trung, ông có nghĩ rằng sau 10 năm nữa, ít nhất là doanh nghiệp của anh sẽ có tên tuổi trên thế giới hay không?

Ông Nguyễn Thế Trung: Tôi xin trả lời theo hai hướng. Bản thân chúng tôi cũng đặt ra kế hoạch như vậy ngay từ khi thành lập: Không quá năm 2015 thì DTT sẽ có tên trên bản đồ CNTT Thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch này còn phụ thuộc vào sự nỗ lực đồng lòng của đội ngũ nhân viên của chúng tôi.

Tôi mới khởi nghiệp có 7 năm, trong khi giai đoạn 20 năm tới là dài gấp 3 lần. So sánh với những người khởi nghiệp trước tôi như anh Tuấn Tổng biên tập VietNamNet, chúng tôi đã có rất nhiều thuận lợi khi khởi nghiệp. So với một công dân Úc ra trường, tôi thấy chúng tôi có cơ hội phát triển và khởi nghiệp hoàn toàn ngang bằng.

Tôi hy vọng là những thế hệ khởi nghiệp sau chúng tôi 10, 20 năm, họ sẽ được hưởng những thuận lợi còn lớn hơn thế. Nếu họ phát huy được bản sắc văn hóa của Việt nam thì việc so sánh với Google, với Microsoft cũng là lạc hậu mất rồi. Vì lúc ấy Công nghệ thế giới đã phát triển thành Web 3.0, Internet 3.0 hay đại loại thế. Lúc ấy cơ hội của mọi người là như nhau.

16.jpg
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo Bộ trưởng, sau 10 - 20 năm nữa, ngành kinh tế truyền thông của Việt Nam sẽ đứng ở đâu, xếp hạng như thế nào trong bản đồ Viễn thông Công nghệ thế giới, ít nhất là tại châu Á?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Tôi tin là chúng ta hoàn toàn có thể vươn lên Top 1,2 của ASEAN. Còn xét trên thế giới, Việt Nam cũng là nước tương đối đông dân nên vị thế của chúng ta sẽ lớn nếu chúng ta quyết tâm, tập trung cho lĩnh vực Công nghệ thông tin. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, VN sẽ sánh vai được với các nước tiên tiến về mặt ứng dụng. Tất nhiên là về mặt chế tạo thì còn phải cố gắng nhiều lắm.

Nhưng nhờ có những doanh nghiệp trẻ như DTT của anh Hùng đây, mà những người hoạch định chính sách như chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn. Yên tâm là vì có thể những dự báo, những chỉ tiêu mà mình đặt ra cho tương lai vẫn còn thấp so với khả năng phát triển.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Quay trở lại một trong những sáng kiến mà Bộ trưởng rất trăn trở là BĐVHX. Theo Bộ trưởng, sau 10 - 20 năm nữa, mô hình này sẽ gặt hái được kết quả như thế nào?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: BĐVH xã hiện rất gần gũi với người dân, đến mức chân đất cũng đi vào được, rất thoải mái. Từ anh bộ đội cho đến cháu thiếu nhi, người trong làng lẫn ngoài làng... ai cũng có thể vào đọc thông tin, gọi điện hay sử dụng Internet. Nhiều người đã nói BĐVHX là "không thể thiếu được" trong cuộc sống thường ngày của họ.

Ví von một chút, vai trò của BĐVHX gần giống như đình làng ngày xưa vậy. Thậm chí, tôi còn muốn BĐVHX biến thành những trung tâm kinh tế thương mại nho nhỏ của làng. Người dân có thể ra đó bán hàng, gửi hàng, mua hàng... tạo điều kiện cho dịch vụ của làng đó phát triển. Nhiều người đã sử dụng điểm BDVHX để làm ra tiền rồi cơ đấy.

Tôi muốn các điểm này mang tính dịch vụ, mang tính kinh tế, giao dịch cao hơn nữa cho người sử dụng. Có thể các điểm này sẽ trở thành trung tâm ICT cộng đồng chăng?

Mỗi điểm VH xã không chỉ là 1 máy điện thoại, 1 vài cái máy vi tính mà phải là nhiều máy điện thoại, nhiều máy tính. Khung cảnh phải hiện đại và hấp dẫn. Quan trọng nhất là trang thiết bị tại đây phải do chúng ta tự chế tạo, từ máy tính giá rẻ, chuyển mạch mềm, điện thoại IP... ở quy mô nhỏ ta hoàn toàn có thể làm "ngon". Nói tóm lại, Việt Nam mình phải làm sao đưa được nội lực của mình vào trong đó.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vâng, quả thật là rất nhiều hoài bão, trăn trở, dự tính. Cảm giác như ông vẫn còn rất sung sức, trẻ trung. Giả sử bây giờ ông mới 40 tuổi thôi thì mọi chuyện sẽ như thế nào?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Tôi nghĩ chính sự say mê làm cho con người ta trẻ hơn. Tôi phải tập trung suy nghĩ để có thể hoà đồng với lớp trẻ, cùng với họ phát triển ICT Việt Nam, nên có thể cũng trẻ trung hơn, nhưng quả thực không bao giờ dám nghĩ mình còn 40 tuổi cả.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có một độc giả gửi câu hỏi tế nhị thế này. Người ta nói ông từ Chủ tịch HĐQT của VNPT lên làm bộ trưởng, nên ông dành sự ưu ái hơn cho VNPT?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Thật ra, tôi đối với VNPT thì đấy là tình cảm gắn bó "từ đó đi lên", không bao giờ quên, giống như mình gắn bó với ngôi trường một thời đi học. Nhưng khi đã làm bộ trưởng thì còn phải có sự giám sát của xã hội, của dư luận chứ. Nói một cách đơn giản, tôi luôn làm theo đúng quy định và chức năng của mình.

Nhiệm vụ của tôi là lúc nào cũng phải quan tâm để gây dựng VNPT thành một doanh nghiệp thật mạnh, chủ lực của Bộ, đủ sức điều tiết được sự phát triển của CNTT VT Việt Nam trong mọi điều kiện. Lấy thí dụ, nếu như có một Tổng công ty dược thật mạnh điều tiết thì giá thuốc trên thị trường sẽ khó bị đội lên bừa bãi.

Nhưng đồng thời, cái khó là làm sao đảm bảo được sự phát triển cho doanh nghiệp chủ lực trong khi Bộ vẫn phải tạo được môi trường cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp mới.

Đây là một điểm mà chúng ta đã làm tốt trong 20 năm đổi mới. Theo thống kê của tôi, VNPT đã nhận được 1,18 tỷ USD vốn FDI trong 20 năm qua, nhưng họ đã kinh doanh hiệu quả và nộp được ngân sách 2,5 lần số tiền đó, tức 2,8 tỷ USD cho Nhà nước.

Chính với các doanh nghiệp mới, đôi khi tôi lại phải ưu ái hơn một chút. Vì chỉ cần Tổng công ty lớn "cựa mình" một cái là doanh nghiệp nhỏ lao đao ngay. Thành thử nhiều người lại còn "lên án" tôi là "xử chặt" với VNPT cơ đấy.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có lẽ chúng ta nên chuyển hướng đến đời tư của Bộ trưởng một chút. Ông có thể chia sẻ với bạn đọc VietNamNet về những ưu tư của mình trong cuộc sống hàng ngày?

19.jpg

TBT Nguyễn Anh Tuấn tặng bức ký hoạ được vẽ ngay khi Bộ trưởng Đỗ Trung Tá đang trả lời trực tuyến trên VietNamNet.

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Tôi cho rằng trăn trở của mình là phải làm được gì đó cho đất nước, cho ngành, cho thế hệ trẻ. Và đó chính là hạnh phúc của cuộc sống.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bộ trưởng chưa thấy hài lòng với bản thân ở điểm nào?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Nói là chưa hài lòng với bản thân thì nhiều lắm. Đôi lúc ngẫm lại cứ thấy mình giống con thạch sùng, suốt ngày chặc lưỡi vì tiếc đã bỏ lỡ quá nhiều thời cơ. Cho nên tôi mong giới trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn thế hệ trước trong việc chớp lấy cơ hội vàng để tiến mạnh hơn nữa.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Những gì khiến Bộ trưởng cảm thấy vui và tự hào về bản thân mình, cho đến ngày hôm nay?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Là con liệt sĩ, được Nhà nước rất quan tâm nhưng cá nhân tôi chưa bao giờ có quan điểm ỷ lại cả.

Ngày trước nhà tôi nuôi tằm, tôi thường nhìn con tằm như một biểu tượng của sự cần mẫn. Suốt đời nó được con người hái lá dâu cho ăn, để rồi hoàn thành phận sự "đền đáp" là nhả tơ. Tôi cũng vậy, giống như con tằm được nhà nước "cho ăn" hơn 40 năm nay, cũng muốn "nhả tơ" ra cái gì có giá trị một chút cho xã hội, đất nước. Và tôi mong mọi người đều có suy nghĩ giống như vậy.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Nguyễn Thu Hương (Hà Nội) hỏi Bộ trưởng: Bí quyết để bộ trưởng giữ được gương mặt trẻ trung như thế?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Đây chắc là câu hỏi động viên thôi. Nhưng nếu được bạn đánh giá thế thì tôi cũng phải cố gắng (cười). Tôi nghĩ là rèn luyện đọc, rèn luyện suy nghĩ, lao động trí óc cũng là một môn thể thao rất khỏe người đấy.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn Lê Thanh Nam (ĐH Bách khoa TP. HCM): Trong cuộc sống Bộ trưởng thích nhất điều gì và ghét nhất điều gì?

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Cuộc sống cứ trôi qua và tôi cũng không có lúc nào mà ngồi tổng kết xem mình thích gì và ghét cái gì cả. Anh em thường nhận xét là "Ông hiền quá, thật thà quá". Hiền đôi khi không giúp ích lắm trong công tác quản lý của tôi, nhưng trong cuộc sống, chính nhờ thế mà tôi lại được gần gũi nhiều người, được giúp đỡ hơn. Tôi nghĩ sự trung thực và cởi mở chân thành cũng là điều tôi quý nhất.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Câu hỏi cuối cùng dành cho tất cả các vị khách mời: Xã hội thông tin là một vận hội. Các ông có nhắn nhủ gì với các bạn trẻ lứa tuổi 20 chuẩn bị bước ra với cuộc đời hay không?

Ông Nguyễn Đức Thịnh: Các bạn hãy làm sao nắm vững được cơ hội mà ICT đang mang lại để phát triển những suy nghĩ của mình thành hành động thiết thực, phù hợp với sự phát triển của đất nước, giúp ích cho xã hội nhiều hơn.

Ông Nguyễn Thế Trung: Tôi có 2 điều muốn chia sẻ với các bạn, chứ nói nhắn nhủ thì hơi to tát quá vì tôi cũng chưa hơn các bạn nhiều tuổi. Ngày xưa khi tôi phát hiện thấy Internet, tôi đã tìm thấy cả 1 kho sách, 1 kho trí thức trên internet. Các bạn nên tận dụng nó một cách tối đa và chủ động.

Thứ hai là một phép so sánh. Nếu các bạn quan tâm đến thị trường chứng khoán, bạn sẽ thấy là nếu mua đúng cổ phiếu tốt, các bạn sẽ có lợi nhuận rất nhanh. Internet cũng là một thị trường mà nếu các bạn đầu tư một cách thích đáng thì về lâu dài, bạn sẽ sở hữu được những tài sản tăng trưởng chẳng kém gì cổ phiếu cả.

Ông Lê Mạnh Hùng: Thế hệ trẻ ngày nay hãy đồng tâm hợp lực đưa Việt Nam thoát ra khỏi vị thế chậm phát triển, đói nghèo lạc hậu. Muốn vậy, hãy bắt đầu từ việc bồi dưỡng văn hóa, kỹ năng sử dụng Internet...

Bộ trưởng Đỗ Trung Tá: Internet đã trở thành một tài sản hết sức quý giá của nhân loại. Các bạn hãy làm quen và sử dụng nó để công việc học tập của mình được tốt hơn, nâng cao năng lực của mình hơn. Qua Internet, hãy tạo ra những việc mới, nghề mới, làm sao để chúng ta thực sự sống trong một xã hội thông tin.

Về phía nhà sản xuất, các doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn các bạn sẽ đưa ra được nhiều giải pháp kỹ thuật như máy tính mạng, phần mềm nguồn mở, các chương trình dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ngược lại, các phần mềm dịch văn bản ra tiếng nói... gắn kết tất cả các loại hình thoại, văn bản với hình ảnh. Chúng ta sẽ tạo ra một môi trường nơi một người có thể tiếp cận nhiều kết nối khác nhau trên cùng một mạng lưới thông minh.

Nhiệm vụ của các bạn thanh niên không chỉ là hiểu biết sâu sắc về môi trường đó, tận dụng những tài nguyên trên đó mà quan trọng hơn, là phải đóng góp cho ICT Việt Nam phát triển mạnh hơn, nhanh hơn.

20.jpg

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn tặng các vị khách mời ảnh lưu niệm buổi Bàn tròn trực tuyến. Ảnh: T. Phạm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Sau hơn 2 giờ trao đổi trực tuyến sôi nổi cùng độc giả VietNamNet, do thời lượng của chương trình có hạn, dù còn rất nhiều câu hỏi của độc giả gửi về, VietNamNet xin phép chuyển các câu hỏi này tới Bộ trưởng Đỗ Trung Tá và các vị khách mời để trả lời sau.

Xin chân thành cảm ơn Bộ trưởng Đỗ Trung Tá và các vị khách mời đã tham gia buổi bàn tròn trực tuyến hôm nay. Cảm ơn quý độc giả VietNamNet đã quan tâm theo dõi. Hẹn gặp lại các vị khách mời và quý độc giả vào một dịp khác. 

  • VietNamNet

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,