221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
980380
"VNPT cần trở thành "tài sản" để tự hào với thế giới!"
1
Article
null
Ý kiến độc giả VietNamNet:
'VNPT cần trở thành 'tài sản' để tự hào với thế giới!'
,

(VietNamNet) - VNPT có bộ máy hoạt động cồng kềnh với gần 90 vạn cán bộ công nhân viên, quản lý rườm rà chồng chéo, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt, nhưng VNPT  vẫn đạt kết quả kinh doanh tốt, vẫn đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, vẫn góp ngân sách chủ đạo cho Nhà nước. Độc giả nêu ý kiến với VietNamNet sau bài phát biểu của Bộ trưởng Lê Doãn Hợp trong buổi đến thăm và làm việc với VNPT...

 

Thương hiệu VNPT sẽ trở thành tài sản quý giá của đất nước!. (Ảnh: N.V)

Ho ten: Nguyễn Ngọc Minh
Dia chi: Bắc Giang
Email:
Tieu de:
Xin kính chào báo VietnamNet, kính chào ông Bộ trưởng Lê Doãn Hợp,

Tôi thấy, ông có bài phát biểu đúng là rất thẳng thắn, có vẻ khá "căng" đối với VNPT, nhưng đó cũng là những lời nói đúng. Tôi mong bộ máy của VNPT sẽ nhận ra vấn đề nhanh chóng và thay đổi để phát triển. Tôi cũng mong ông Bộ trưởng luôn luôn nhiệt tình, dốc sức cùng ngành Bưu điện, Viễn thông như thế này, để ngành này trở thành ngành chủ lực, mũi nhọn như định hướng của Nhà nước đã đề ra.

Tôi cũng theo dõi báo chí thấy 1 chi tiết khá thú vị: ngài Bộ trưởng ngay sau khi nhậm chức đã lập tức thay mới 10 chữ vàng truyền thống của ngành: "Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình" bằng "Tận tuỵ, Gương mẫu, Dân chủ, Sáng tạo, và Kỷ cương".  Trung thành được thay bằng Gương mẫu, Dũng cảm được thay bằng Dân chủ, Nghĩa tình được thay bằng Kỷ cương. Thời đại mới, giai đoạn mới đã đến, các nguyên tắc "tượng trưng" trên kia cũng cần được thay đổi trong nhận thức của mỗi cán bộ VNPT.

Theo tôi biết, toàn bộ cán bộ công nhân viên của VNPT hiện nay khoảng gần 100.000 người (tính cả các bưu điện tỉnh thành trên cả nước). Con số này quá lớn. Truyền thống Nghĩa tình mấy chục năm của VNPT đã tạo ra một bộ máy khổng lồ như vậy. Thế mà bộ máy ấy vẫn vận hành được, thu nhập mỗi cán bộ rất cao, giá cước cũng giảm liên tục, cũng cạnh tranh, cũng mở cửa, xóa độc quyền,... Chứng tỏ, đường hướng cho VNPT không thật xuất sắc thì cũng khá giỏi đấy chứ.

So sánh với nhiều ngành lớn khác như: điện, đường sắt, thép, mỏ,...trong cùng một mặt bằng từ thời nghèo nàn lạc hậu cho đến thời nay, thì viễn thông cũng là ngành tích cực, có nhiều cải tiến, đột phá. Khoảng 20 năm trước, khi gọi điện thoại của nước mình thì bây giờ, chắc các bạn trẻ không tưởng tượng ra: xẹt xẹt, toàn tạp âm. Phải gọi qua cô trực tổng đài, đăng ký chán chê, gọi đi nước ngoài thì vô cùng khó khăn... Đây cũng là 1 ưu điểm mạnh dạn tiếp cận công nghệ hiện đại (tự động hóa, kỹ thuật số) của lãnh đạo VNPT mà thời đó, không phải ai cũng dễ dàng gì làm được. Tôi thấy điều này rất đáng ghi nhận.

Tôi không làm trong ngành bưu điện, nhưng tôi rất công tâm. Thực lòng, tôi thiện cảm với VNPT hơn là các các DN mới sau này được mở cửa để cạnh tranh với VNPT. Báo chí phản ánh quá nhiều. Những DN mới như Viettel, EVN... được kinh doanh thuận lợi như vậy nhưng cũng vẫn "chẹt" khách hàng, "hành" khách hàng, "ăn chặn" của khách hàng như thường.

Vì vậy, tôi rất mong, Bộ mới, Chính phủ tạo điều kiện, cùng nỗ lực vào để thúc đẩy cho tập đoàn lớn VNPT kia thành KHỔNG LỒ, để còn làm "tài sản" mà mang đi mà khoe với thế giới, mà cạnh tranh với thế giới chứ.

Xin chúc VNPT sẽ phát triển vững mạnh. Xin cảm ơn báo VietNamNet và mong được ghi nhận ý kiến của tôi.

Ho ten: Đào Doanh Trí
Dia chi: Khu đô thị Định Công, Hà Nội
Email: tridd.vietnam@gmail.com
Tieu de: góp ý kiến

- VNPT to nhưng mà chưa khỏe: Đúng. Tập đoàn thì hoành tráng nhưng rất cồng kềnh. Nhân sự rất nhiều. VNPT trước nay có chính sách nhận con em cán bộ lão thành trong ngành. Con em ỷ thế phụ huynh, yên tâm công việc ổn định nên không quyết tâm phấn đấu trong công việc. Cho nên vô tình, bộ máy vận hành đông đúc mà không hiệu quả.

Ví dụ đơn giản, dễ thấy nhất như đội ngũ lắp đặt điện thoại cố định và Internet: đủng đỉnh, chờn vờn, thời gian leo cột lắp đặt thì ít mà tụ tập uống chè, hút thuốc lá, chơi bài thì nhiều. Tôi đã bắt gặp nhiều lần, và bản thân đã được đội lắp đặt này "hành" cho đã đời.

Tôi lắp đặt đường điện thoại cố định và ADSL mới, gọi đến số dịch vụ lắp đặt tại quận Hoàng Mai để hỏi và giục giã, nhưng, hôm thì nhận được lý do: "4h rồi, sắp hết giờ rồi, để đến mai", hoặc: "anh công nhân ấy bị mất điện thoại di động rồi"...

Đến trung tâm tiếp nhận dịch vụ ở số 305 phố Tây Sơn lắp đặt ADSL, khi hỏi về chi tiết gói cước, cách thức... thì cô nhân viên nói năng nhấm nhẳng, thái độ chê bôi, cười khẩy, ra chiều khách hàng không hiểu gì về Internet, các gói cước, tốc độ, cách tính tiền... cả. Chắc chắn cô này không được học 1 tý gì về quy tắc giao tiếp với khách hàng.

Như vậy là đội ngũ nhân sự rất đông, nhưng không hiệu quả, họ không làm cho hình ảnh VNPT đẹp lên, tức là đuổi bớt khách hàng của VNPT đi, tăng thêm số khách hàng kêu ca, phàn nàn về những việc lặt vặt cỏn con của VNPT, làm cho VNPT bị mất thiện cảm, làm cho chính các lãnh đạo của VNPT khó ăn khó nói và thiếu sự thuyết phục trước nhân dân, trước lãnh đạo đất nước.

Trong khi đó, những nỗ lực, những đột phá của VNPT là rất lớn, mà những người am hiểu về hoạch định, về chiến lược, về ngành nghề đều không phủ nhận. Chẳng hạn, VNPT đi lên từ thời "nguyên thủy", đồng hành với vô vàn ngành nghề lạc hậu khác của đất nước, nhưng rõ ràng, VNPT đã trở thành ngành phát triển nhanh nhất, cán bộ công nhân viên của ngành này cũng làm ối người của ngành khác phải "ghen tị" vì thu nhập cao, cao hơn hẳn các ngành nghề khác...

Vì thế, cắt giảm, làm trong sạch toàn bộ nhân sự của VNPT (nhất là các nhân viên giao dịch khách hàng của các Bưu điện tỉnh thành) là việc làm trước hết, tạo hình ảnh đẹp cho VNPT đã.

- VNPT cần cổ phần hóa hoàn toàn các đơn vị trực thuộc là đúng đắn. Cơ chế cồng kềnh, doanh thu chung chạ, người nọ nuôi người kia như hiện nay khiến nhiều bộ phận ỉ lại, ì trệ, không làm việc, đồng nghĩa với việc, cơ chế làm việc không công bằng, người lao động không được nhận đúng giá trị công sức của họ. Cần tách bạch, hạch toán thu chi độc lập theo mô hình cổ phần hoá thì các DN nhỏ sẽ phát triển tốt hơn.

Ho ten: Vũ Thị Lan Anh
Dia chi: Ngõ 89 - Đýờng Trần Phú - Tp. Thái Bình
Email: vtlananh1983@gmail.com
Tieu de: VNPT cần phải thay đổi
Noi dung: Tôi nghĩ rằng đứng trước thời cơ và vận hội mới, VNPT có tiềm năng rất đáng kể. Là tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực BCVT,CNTT lâu nhất; VNPT đã xác lập được một vị trí khá vững chắc. Với một tập đoàn hoạt động đa ngành, vai trò của tập đoàn kinh tế chủ lực này sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong thị trường BCVT, CNTT cũng như trong đời sống xã hội nói chung.

Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội mới, về cá nhân, tôi thấy VNPT chưa tận dụng được. Cách làm, cách quản lý còn khá chồng chéo, lạc hậu. Hình như các cán bộ công nhân viên của VNPT vẫn còn nghĩ mình đang ở thế độc quyền như giai đoạn trước nên không chú trọng đến khách hàng. Trong khi đó, mục tiêu kinh doanh của bất cứ một tập đoàn kinh tế nào nói chung là gì? Đó là hướng tới khách hàng, phục vụ khách hàng, qua đó mà làm tăng lợi nhuận cho công ty, tập đoàn mình.

Tôi không có ý so sánh này nọ, nhưng thú thực, ở một vị trí rất gần gũi với VNPT, tôi cảm thấy tiếc cho tập đoàn kinh tế này. Hãy nhìn Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel), xuất hiện sau và khá bất lợi để tồn tại và phát triển, nhưng lại có chiến lược tiếp cận thị trường một cách hết sức bài bản và hiệu quả.

Bỏ qua những lợi thế khác, Viettel có những chiến dịch phát triển thị trường và dịch vụ mới cực kỳ linh hoạt, có phong cách phục vụ khách hàng hết sức chuyên nghiệp. Nếu VNPT không thay đổi lại cung cách làm việc, có thể không xa nữa, không phải VNPT mà Viettel sẽ trở thành tập đoàn kinh tế chủ lực trong lĩnh vực này.

Điều cần làm trong lúc này là VNPT cần tập trung hoàn thiện lại mô hình tổ chức, giảm thiểu sự cồng kềnh về nhân lực (mà một bộ phận nhân lực này không đáp ứng được yêu cầu công việc); chia tách bưu chính, viễn thông là hoàn toàn hợp lý; có chiến lược phát triển đồng bộ; thay đổi cung cách phục vụ khách hàng của các nhân viên.

Để đúng như Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã nói: VNPT to nhưng phải khoẻ, hoạt động đa ngành nhưng phải có trọng tâm, địa bàn hoạt động rộng nhưng phải hiệu quả. Có như vậy VNPT mới giữ vững được vai trò là tập đoàn kinh tế chủ lực trong thời kỳ mới.

 

Ho ten: Bùi Huy Phong
Dia chi: Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: huyphong@gmail.com
Tieu de: VNPT Cần cổ phần hoá để tiếp tục đi đầu

Tôi từng chứng kiến sự phát triển của VNPT trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Phải nói đó là một sự phát triển rất đáng khâm phục với những bước đột phá quan trọng, tự tạo nên cơ chế mới để phát triển nổi bật hơn hẳn so với các tổng công ty 90-91 thời kỳ đó. Từ chỗ phải đợi chờ từng bức thư gửi cả tuần mới đến, giờ chỉ cần nhấc điện thoại lên bấm là đã có thể liên lạc tới người thân ở mọi vùng miền, thôn xã trên toàn quốc, kể cả ở nước ngoài. Đó quả là điều kỳ diệu.

Trong thời gian vừa qua, khi ưu thế độc quyền của VNPT đã hoàn toàn không còn nữa và phải chịu sức ép cạnh tranh khá mạnh từ các doanh nghiệp mới như Viettel, FPT, Saigon Postel, EVNTelecom...  "Chiếc áo cơ chế của thời kỳ đổi mới" của VNPT đã trở nên quá chật chội, nhưng kết quả kinh doanh vẫn đạt  tốt, đó chắc chắn là những nỗ lực không nhỏ của VNPT, chứ không thể nhờ vị thế độc quyền nào nữa.

Tuy nhiên, vai trò Doanh nghiệp nhà nước chủ lực của VNPT vẫn đang vô tình tạo ra những sức cản, khiến các doanh nghiệp thuộc VNPT bị ràng buộc quá nhiều về các quy định, quy chế áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.

Đơn cử như việc xét duyệt đầu tư, thủ tục đấu thầu, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước đã khiến họ bị chậm chân hơn so với các đối thủ cạnh tranh được chủ động quyết  phương án kinh doanh tối ưu theo lợi nhuận, dẫn tới bị mất những cơ hội kinh doanh tốt vào tay đối thủ.

Với những quy chế, thủ tục phức tạp như vậy, doanh nghiệp nhà nước như VNPT và các công ty thành viên sẽ không thể tránh khỏi tâm lý "sợ làm sai" quy định, dẫn tới tính chủ động, dám nghĩ dám làm bị hạn chế, người đứng đầu sợ bị quy trách nhiệm, không dám mạo hiểm, mạnh dạn quyết định dù biết có nhiều cơ hội thành công nên không ưu tiên cho những quyết sách mang lại hiệu quả cao, có tính đột phá.

Do vậy, giải pháp cổ phần hoá VNPT và các công ty thành viên sẽ là một liều thuốc đặc trị cho những rào cản về cơ chế đã lỗi thời. Các DN nhà nước nói chung và VNPT nói riêng sẽ có quyền tự quyết nhiều hơn, phản ứng nhanh hơn trước những cơ hội kinh doanh. Có như vậy, doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả kinh doanh cao, nắm vững thị phần để đáp ứng vai trò điều tiết thị trường của doanh nghiệp nhà nước chủ lực.

Cơ chế cổ phần hoá cũng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn ngay trong nội bộ của doanh nghiệp nhà nước. Người làm tốt, có hiệu quả sẽ được trọng dụng, đề bạt những vị trí quan trọng, và không còn chỗ đứng cho những nhân sự con ông cháu cha, luôn chỉ cốt làm sao để không sai, không phải chịu trách nhiệm là được.

Có như vậy, bộ máy hoạt động của VNPT và các doanh nghiệp thành viên mới tinh giản, hiệu quả theo đúng mô hình kinh doanh của các tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên thế giới. Cùng với sự hỗ trợ về chính sách và cơ chế mới thông thoáng hơn của Chính phủ, chắc chắn VNPT sẽ trở thành một tập đoàn chủ lực trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 
.............

  • VietNamNet
    Mời quý độc giả đánh giá về định hướng cổ phần hoá của VNPT:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,