221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1235965
Triển khai 3G gặp khó ở Trung Quốc và Ấn Độ
0
Article
null
Triển khai 3G gặp khó ở Trung Quốc và Ấn Độ
,

3G là điểm đến tất yếu của mạng di động bởi khả năng đáp ứng nhu cầu dùng ngày càng cao cấp của khách hàng. Nâng cấp là chuyện nhỏ, song nâng cấp hợp lý mới là vấn đề nan giải của các nhà mạng tại hai quốc gia châu Á này! 

Mô tả ảnh.
3G được giới trẻ ở Ấn Độ đón nhận hào hứng. (Nguồn: davidmacd.com)

Ấn Độ và Trung Quốc là hai thị trường lớn. Năm ngoái, chỉ tính riêng ở Ấn Độ đã có đến 100 triệu thuê bao mới đăng ký sử dụng mạng 2G. Bằng cách đưa các dịch vụ truyền tải tốc độ cao đến với người dùng tại hai quốc gia này, những dự án triển khai mạng 3G rất có thể sẽ trở thành nguồn động lực lớn cho nền kinh tế trong thập niên tiếp theo. Tuy nhiên, các nhà mạng tại đây khó có thể chủ quan bởi bài học từ thị trường châu Á và châu Âu: mất cân đối giữa đầu tư phát triển 3G với doanh thu mà dịch vụ này mang lại.

Giá dịch vụ 3G quá cao?

Omnitele và Strand Consult, hai công ty nghiên cứu đã cùng đưa đến một kết luận: mức giá dành cho dữ liệu di động của mạng 3G là quá cao.

Một kết nối GSM đơn cần tốc độ khoảng 13Kb/s, một kết nối GPRS sử dụng khoảng từ 60-80Kb/s, nhưng 3G lại ngốn tới 348Kb/s. Ở mạng 3G như HSDPA, một kết nối riêng lẻ có thể đạt tốc độ khoảng 14,4Mb/s, như vậy một người dùng 3G có thể sử dụng một dung lượng tương đương với 1.000 thuê bao mạng GSM.

Mức tăng đột biến về băng thông của mạng 3G khiến vấn đề đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trở nên cấp thiết để bảo đảm chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, doanh thu mà dịch vụ di động băng rộng này mang lại cho các nhà mạng hiện nay lại quá khập khiễng so với mức đầu tư mà họ buộc phải “móc túi”. Vì vậy, các mạng Trung Quốc và Ấn Độ cần phải có kế hoạch chi tiết, cùng với việc điều tra thật kỹ nhu cầu xã hội nếu họ không muốn gặp phải tình trạng thua lỗ, hoặc lâu có lợi nhuận.
 

3G vẫn phải "gánh" hộ 2G

Trên hầu hết các thị trường, 3G được sử dụng cho các thiết bị cầm tay và laptop. Nhưng tại Ấn Độ và Trung Quốc, nơi mà các dịch vụ cố định vẫn còn chưa phát triển nhiều, thì dịch vụ 3G có khi phải “gánh” thêm cho các dịch vụ đáng lẽ triển khai trên mạng cố định. Vì vậy, vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi người dùng máy tính lại cần lượng băng thông lớn hơn rất nhiều so với người dùng các thiết bị di động. Đó là một gánh nặng cho các hệ thống mạng, đồng thời là nguyên nhân sẽ đẩy giá thành dịch vụ lên rất cao.

Một vấn đề nan giải khác là cả hai quốc gia này đều có những khu vực thưa dân mà gần như không hề có đường dây cố định nào. Có thể nói các nhà mạng đã vấp phải một thử thách thực sự khi cố gắng làm dày mạng lưới viễn thông mà vẫn giữ được sự cân bằng về giá cả dịch vụ tại một số vùng nhất định.

Vậy họ phải làm thế nào để vượt qua được khó khăn này? Thực tế là dù cả hai đều đang gặp phải những thử thách như nhau nhưng giải pháp họ đưa ra thì lại rất khác nhau. Các nhà mạng tại hai nước này sẽ phải triển khai những trạm 3G trễ hơn các cơ sở hạ tầng viễn thông khác. Sau đó, họ sẽ có những dịch vụ băng thông rộng khác nhau.

Trong khi cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được đầu tư rất tốt cho sự chuyển dịch này thì tại Ấn Độ là một vấn đề lớn. Các mạng Ấn Độ phải sử dụng cơ sở mạng 2G sẵn có. Do đó, hệ thống mạng 3G cần được thiết kế để có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có này.

Một bài toán, hai cách giải

Tại Trung Quốc, giấy phép 3G đã được cấp cho ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vào tháng 01/2009. Tuy nhiên, China Mobile, mạng di động lớn nhất thế giới, lại vận hành tới 10 mạng TD-SCDMA trong suốt những năm qua. Chúng chỉ cung cấp dịch vụ cho hơn 200.000 khách hàng dù đáng lý phải phục vụ khoảng 9 triệu thuê bao. Theo đó, rất có thể khách hàng của China Mobile sẽ bắt đầu chứng kiến công nghệ 3G được triển khai, từ TD-SCDMA đến EV-DO và W-CDMA.
 

Ngày nay, China Mobile đang chuyển dần sang mạng IP (cho phép truyền tải dữ liệu cao hơn mạng di động truyền thống), và rất có thể 50.000 trạm BTS trong giai đoạn đầu sẽ sử dụng mạng trung chuyển MPLS. Một mạng IP riêng lẻ có khả năng hỗ trợ cả dịch vụ di động băng thông rộng lẫn các dịch vụ về dữ liệu và giọng nói, sẽ giúp giảm bớt giá thành và đem về nhiều lợi nhuận hơn từ các dịch vụ di động.

Nhưng thách thức trước mắt là toàn bộ hệ thống mạng di động cũ, từ các trạm BTS cho đến các thành tố khác, cần phải hoạt động dựa trên cùng một tiến trình. Trong khi mạng IP mới chưa chắc đã đồng bộ được với hệ thống cũ này. Khi các mạng không thể đồng bộ được thì sẽ có nhiều cuộc gọi bị bỏ lỡ, chất lượng của các dịch vụ trước đây cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Đây chính là thử thách lớn nhất đối với các mạng IP. Các nhà mạng Trung Quốc đều đang làm việc cật lực để có thể vượt qua khó khăn này bằng cách gia cố thêm các thiết bị cần thiết.

Còn với Ấn Độ, tình hình lại khác hẳn. Quốc gia này hiện đang chứng kiến sự ra đời của dịch vụ 3G đầu tiên được giới thiệu bởi hai mạng di động lớn là MTNL và BSNL tại một số thành phố. Sau đó dịch vụ này sẽ được triển khai trên phạm vị rộng hơn một khi đã có giấy phép vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, tại Ấn Độ, một hệ thống mạng IP là hoàn toàn không khả thi. Cơ sở hạ tầng hiện tại chưa sẵn sàng cho sự thay đổi quá lớn như thế. Cạnh đó, tình hình kinh tế của quốc gia này lại đang có biến động. Điều này có nghĩa là các nhà mạng sẽ phải triển khai dịch vụ 3G trên các cơ sở hạ tầng có sẵn.

Hơn nữa, do một vài vùng có dân cư thưa thớt mà các đường dây cố định cũng còn rất ít, nên các nhà mạng buộc phải kết nối các trạm BTS thông qua các mạng sóng cực ngắn. Khi đó, việc tối ưu hóa mạng GSM là cần thiết để giảm băng thông dữ liệu di động mà vẫn duy trì cất lượng dich vụ, đồng thời chuẩn bị cho việc giới thiệu mạng 3G mà không cần thêm vốn đầu tư.

Việc tối ưu hóa GSM có thể giảm được 50% băng thông cần thiết cho mạng 2G, chuyển sang cho mạng 3G. Thêm vào đó, các nút thắt băng thông cần được dàn trải đều trên mạng, để băng thông được sử dụng một cách hiệu quả hơn mà không cần đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng.

Dễ thấy rằng các nhà mạng tại hai nước này đang phải đối mặt với những thử thách rất khác nhau trong việc triển khai hệ thống mạng di động băng thông rộng. Đây không còn là một vấn đề nội tại, mà trở thành một bài toán cân não thực sự. Dẫu biết rằng các dịch vụ mới chắc chắn sẽ trở nên phổ biến và đem lại nhiều lợi nhuận, song chi phí đầu tư trong giai đoạn hiện nay mới là vấn đề bởi chúng dễ tăng cao, vượt mức kiểm soát để co thể duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống mạng. Cạnh đó, còn có một thử thách lớn hơn đối với các nhà mạng của Trung Quốc và Ấn Độ trong năm tới là phải quản lý có hiệu quả để duy trì mức lợi nhuận cần thiết.

(Theo eCHIP Moblie/Telecomasia)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,