221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1301301
Vì sao không cho giảm mạnh giá cước di động?
0
Article
null
Vì sao không cho giảm mạnh giá cước di động?
,

- Tuần qua, sau khi VietNamNet đăng thông tin Bộ Thông tin & Truyền thông yêu cầu VNPT ngừng giảm giá 02 gói cước dành cho học sinh do có mức giảm vượt quá quy định, nhiều độc giả đã gửi phản hồi về toà soạn xung quanh 2 vấn đề chính là giá cước và cạnh tranh.

VietNamNet đã trao đổi với ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) về những vấn đề này.

>> Yêu cầu ngừng giảm giá hai gói cước của VinaPhone và MobiFone

>> VinaPhone và MobiFone điều chỉnh hai gói cước vi phạm quy định

Giá cước di động thấp nhất thế giới

Việt Nam là một trong những nước có giá cước di động thấp nhất thế giới. Ảnh minh họa.
Việt Nam là một trong những nước có giá cước di động thấp nhất thế giới. Ảnh minh họa.
Một số độc giả thắc mắc Việt Nam vẫn là một trong những nước có giá cước điện thoại đắt nhất thế giới hiện nay, nếu hạn chế giảm cước sẽ khó lòng tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ.

Ông Hải cho rằng đây là thông tin không cập nhật. Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một trong những nước có giá cước dịch vụ di động thấp nhất thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc và ngang bằng cước của Thái Lan… Tuy nhiên, ông Hải lưu ý thêm rằng các nước như Ấn Độ, Trung Quốc có mức cước thấp hơn Việt Nam nhưng họ thu cả cước của người nhận cuộc gọi.

Cạnh tranh lành mạnh thị trường mới bền vững

Bạn đọc Bui Thanh Lam tại Hà Nội, nói việc không cho khuyến mại quá 50% để ngăn chặn tình trạng SIM rác là hợp lý. Còn việc giảm giá cước là tốt cho người dùng, giảm càng nhiều thì càng có lợi cho người dùng, vậy tại sao Bộ lại cấm?

Tương tự, nhiều độc giả cho rằng người sử dụng mong có sự cạnh tranh của các nhà mạng để được sử dung dịch vụ giá rẻ và chất lượng tốt. Nếu nhà cung cấp dịch vụ hạ giá để cạnh tranh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng tốt thì tại sao Bộ TT&TT lại chưa cho phép?

Ông Hải cho rằng: Trước hết chúng ta đều thống nhất là việc thúc đẩy cạnh tranh mang lại lợi ích cho xã hội, cho người sử dụng và cho cả doanh nghiệp. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh thì mới đảm bảo thị trường phát triển bền vững. Cạnh tranh mang lại quyền được tự do lựa chọn doanh nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Cạnh tranh cũng giúp các doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, tăng năng suất, hạ giá thành dịch vụ và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, cạnh tranh bằng cách giảm giá quá mức hay là bán phá giá là hành vi không lành mạnh, nhằm loại bỏ đối thủ một cách không công bằng. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như vậy nhằm tạo lại thế độc quyền cho doanh nghiệp và làm mất khả năng cạnh tranh của thị trường.

Bộ Thông tin & Truyền thông khuyến khích, ủng hộ và yêu cầu các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, hạ giá thành dịch vụ, nhưng không ủng hộ doanh nghiệp không chế thị trường bán phá giá, tức là chịu lỗ để làm phá sản các doanh nghiệp nhỏ và giành lại thế độc quyền. Đây là quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với thông lệ quốc tế về quản lý thị trường cạnh tranh.

Ông Hải cho biết, định hướng giá cước năm 2010 đã được các doanh nghiệp trao đổi, bàn bạc và thống nhất trong khi đang hoàn thiện quy định chi tiết xác định giá thành dịch vụ viễn thông. Vì vậy Bộ TT&T không cho phép một doanh nghiệp thống lĩnh thị trường di động bán thấp hơn mức giá đã được xác định và thống nhất.

Theo ông Hải, giá dịch vụ viễn thông là do bản thân doanh nghiệp dự kiến và quyết định. Tất cả các doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường đều có quyền ban hành giá cước của mình khi giải trình được giá dịch vụ không thấp hơn giá thành tạo nên dịch vụ.

  • Hà Phương (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,