221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1305002
Hội đồng thẩm định chưa bao giờ để lọt game có hại!
0
Article
null
Hội đồng thẩm định chưa bao giờ để lọt game có hại!
,

- Trước thực tế trên thị trường có những Game Online (GO) thiếu lành mạnh, dư luận đặt vấn đề vai trò của Hội đồng thẩm định GO cấp quốc gia ở đâu, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình - Thành viên Hội đồng thẩm định Game Quốc gia khẳng định Hội đồng chưa bao giờ để lọt trò chơi có hại.

Cần phân biệt game bạo lực và kích động bạo lực. Ảnh minh họa.
Cần phân biệt game bạo lực và kích động bạo lực. Ảnh minh họa.

Trong buổi đối thoại trực tuyến mới đây, trả lời câu hỏi của độc giả Đặng Tuấn Quang ở địa chỉ email xuanthuquang@yahoo.com.vn: “Game có ở Việt Nam từ mấy năm nay rồi nhưng tại sao bây giờ mới thấy nói nhiều đến game bạo lực, game thiếu lành mạnh, game cờ bạc… Phải chăng, trước đó các nhà thẩm định game, quản lý game đã buông lỏng và để thủng lưới?”

TS. Trịnh Hoà Bình khẳng định: Hội đồng thẩm định chưa bao giờ để lọt trò chơi có hại. Một vài GO đang trôi nổi trên thị trường không phải là GO do hội đồng thẩm định cho phép. Trong tương lai, Hội đồng sẽ làm chặt chẽ hơn nữa để có những GO (kể cả nhập khẩu) phù hợp với xã hội Việt Nam.

Ông Bình phân tích, GO ít nhiều đều có bạo lực, nhưng không phải yếu tố bạo lực nào cũng  kích động bạo lực. Điều quan trọng là qua hình ảnh bạo lực đó, cái thiện thắng cái ác và nếu kết cục của bạo lực tôn vinh cái đẹp, tôn vinh cái thiện thì cái đó không nguy hiểm.

Về yếu tố bạo lực trong GO, ông Bình cho rằng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta đã nhuốm màu chiến trận quá nhiều. Ông ví dụ: để bắt đầu một chương trình an toàn giao thông cũng gọi là ra quân, một đợt truyền thông cũng gọi là chiến dịch, giải toả mặt bằng cũng gọi là giải phóng…

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phân tích thêm về cái gọi là yếu tố bạo lực: bạo lực không phải là vấn đề chưa được các nhà quản lý nhắc đến. Tuy nhiên, với những bộ phim hay GO về chiến tranh bảo vệ tổ quốc đều có cảnh đầu rơi, máu chảy nhưng là đó bạo lực cách mạng. Như vậy, cảnh đầu rơi, máu chảy trong hoàn cảnh này cũng không hề bị cấm.

Giải pháp tình thế là cần thiết

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn:
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: "Giải pháp tình thế sẽ đụng vào lợi ích của nhóm nào đó". Ảnh: VTC News.

Trả lời câu hỏi của phóng viên VietNamNet về quan điểm của Bộ trước việc Sở TT&TT TP. HCM đơn phương quyết định cấm game Đột kích, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, cho rằng quyết định của Sở TT&TT TP.HCM là một giải pháp tình thế trong một thời điểm nhất định.

“Khi văn bản thay thế Thông tư 60 đang trong quá trình chuẩn bị và xã hội đang bức xúc thì phải có những giải pháp mang tính tình thế ngắn hạn. Vừa qua, các địa phương đã ra quân rất mạnh để triển khai các biện pháp của Bộ. Tôi nghĩ có những giải pháp của nơi này nơi khác có thể chưa phù hợp trong tổng thể, nhưng có thể chấp nhận. Tất nhiên giải pháp tình thế sẽ đụng vào lợi ích của nhóm nào đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần phải bình tĩnh, nên ngồi với nhau để cùng tìm ra một biện pháp quản lý tốt nhất”, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đề nghị.

Về vấn đề này, TS. Trịnh Hòa Bình cho rằng, ông chưa hoàn toàn tán thành việc Sở TT&TT TP.HCM đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp tự xếp loại mức độ bạo lực trong GO.

Ông Bình nói: điều cần phân tích ở đây là cách hiểu về tính bạo lực trong game. Các nhà khoa học và nhà quản lý sẽ phải bàn bạc để đưa ra một tiêu chuẩn hợp lý, khoa học nhất. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng có những điều chúng ta không thể cụ thể hóa được mà phải bằng sự cảm nhận, bằng kinh nghiệm và bằng bản lĩnh nghề nghiệp trên cơ sở một hệ thống thang đo.

"Đương nhiên cũng xin nhấn mạnh một chính sách phải đạt được sự nhất quán và ở khu vực thành phố cho dù đó là nơi hội tụ của việc ứng dụng công nghệ thì cũng chỉ có thể thí điểm, chứ không thể trở thành kinh nghiệm để phổ quát ở mọi vùng miền khác nhau", ông Bình nói.

Cần tỉnh táo và thận trọng

TS. Trịnh Hòa Bình:
TS. Trịnh Hòa Bình: "Không thể có một kịch bản hay một câu trả lời chung cho mọi người". Ảnh: VTC News.

Trước câu hỏi độc giả đặt ra rằng: Cha mẹ có nên chơi GO cùng trẻ em không hay cấm tuyệt đối và vai trò của gia đình trong quản lý GO, Thứ trưởng Doãn cho rằng mỗi gia đình đều có phương pháp giáo dục con cái riêng. Nhưng điểm chung là nếu bố mẹ luôn gần gũi, chia sẻ với con cái để hướng dẫn con thì rất tốt. Cái gì càng cấm, trẻ càng tò mò, GO cũng vậy.

Ông Bình chia sẻ: đã có những ông bố bà mẹ nghiện GO do chơi cùng con cái. Nếu chơi GO tới 20 tiếng/ngày là nghiện và điều này rõ ràng không tốt. Vì thế tôi cho rằng phải “nghiện” cái khác ví như nghiện lao động thay cho nghiện GO.

Theo ông Bình, không thể có một kịch bản hay một câu trả lời chung cho mọi người. Câu trả lời chung nhất là phải tỉnh táo, thận trọng chứ không thể vơ đũa cả nắm, không thể nhìn nhận một cách lệch lạc, méo mó về GO như coi GO là bạch phiến số, là con ngáo ộp.

"Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của tôi là gia đình phải có yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc này và suy cho cùng phụ thuộc vào sự giáo dục của gia đình, vào sự tỉnh táo của mỗi thành viên, phụ thuộc vào văn hoá của mỗi người vì trong cùng hoàn cảnh không phải ai cũng ứng xử giống nhau".

"Tôi cho rằng, quản GO cần thông minh và vẫn cần chiến lược đường dài trong quản lý GO", ông Bình nói.

  • Hà Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,