221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
523020
Giao dịch điện tử tại ACB: Rất tiện lợi!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Giao dịch điện tử tại ACB: Rất tiện lợi!
,

(VietNamNet) - Câu này nghe có vẻ như "hiển nhiên quá rồi, thế mà cũng nói!", nhưng nó thực là một lời tái khẳng định trong vô số những đánh giá về một loại hình giao dịch mới: Giao dịch điện tử.

Soạn: AM 163031 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Hồ Thái Trường Giang: "Chúng tôi mong mỏi có Luật Thương mại điện tử lắm lắm! Khi có luật rồi, cũng còn phải thay đổi một số quy định khác nữa để phù hợp cho việc giao dịch của các ngân hàng, doanh nghiệp".

Trong ngân hàng nói riêng, các hình thức giao dịch điện tử làm nên một dịch vụ Ngân hàng Điện tử khá hoàn hảo cho khách hàng. Các giao dịch trong ngân hàng có thể thực hiện "một cách điện tử" bao gồm: chuyển khoản, chuyển tiền cho người có chứng minh nhân dân, chuyển lương cho cán bộ nhân viên, thanh toán các hóa đơn điện thoại, điện, nước,...

Khi được hỏi cảm nghĩ về những loại giao dịch này, đa số khách hàng đang tham gia dịch vụ ngân hàng điện tử đều có chung phát biểu: "tiện lợi quá đi chứ!". Một số chuyên gia thì cho rằng "đây thực sự là một xu thế tất yếu, chắc chắn sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai".

Để giúp bạn đọc có thông tin thực tế về loại hình giao dịch này đã triển khai tại một số ngân hàng của Việt Nam, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hồ Thái Trường Giang, trưởng Phòng Ngân hàng điện tử, Ngân hàng Thương mại Cổ phần ACB, trụ sở tại TP.HCM - một trong số các ngân hàng Việt Nam đang áp dụng hình thức giao dịch điện tử này.

- Theo ông, khi tham gia giao dịch điện tử với ngân hàng, khách hàng sẽ được những lợi ích gì, thuận tiện gì đáng kể nhất?

- Có thể nêu ra vài tiện lợi chính như: Tiết kiệm một lượng thời gian lớn vì khách hàng không cần phải đến tận ngân hàng giao dịch, mà có thể giao dịch từ xa thông qua mạng Intranet của ngân hàng. Tiện lợi hơn khi lãnh đạo đơn vị có thể ký duyệt các chứng từ giao dịch mọi lúc mọi nơi, và còn có thể giám sát ngay tức thì số dư tài khoản, giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình. Hơn nữa, khách hàng cũng có cơ hội làm quen miễn phí với thương mại điện tử, với một hình thức thanh toán hiện đại để từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi trong hình thức giao dịch này, chúng tôi có sử dụng công nghệ chữ ký điện tử do đối tác của chúng tôi là Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC cung cấp.

- Vậy quy trình để thực hiện một giao dịch điện tử đối với khách hàng là như thế nào?  

- Nó khá đơn giản: chúng tôi áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp của ACB. Khi khách hàng có yêu cầu, chúng tôi sẽ cử cán bộ kỹ thuật đến tận công ty để ký hợp đồng, hướng dẫn sử dụng, cấp chữ ký điện tử. Khách hàng sẽ có một tên truy cập, một mật khẩu, một tệp tin chữ ký điện tử và các công cụ như: máy tính, modem, line điện thoại để kết nối đến mạng Intranet của ngân hàng chúng ACB (quay số 4041414, giống như kết nối Internet 1269. NV).

-  Nhưng tôi thấy một số khách hàng vẫn e ngại về độ an toàn, bảo mật của loại dịch vụ này?

Soạn: AM 162925 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bình thường, khách hàng sẽ phải đến tận nơi quầy giao dịch của ngân hàng như thế này để ghi chép, điền form, xác nhận, ký thật... (Ảnh: TG)

- Đó chỉ là những khách hàng mới, chưa sử dụng thôi. Còn khi đã tham gia sử dụng rồi thì chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào từ khách hàng. Chị có thể hỏi thêm một số khách hàng hiện nay của chúng tôi như: Công ty Medicare, Công ty M&P quốc tế, Công ty cổ  Phần Việt Kim, Công ty T.A.S, Công Ty Mạc Tích,…

Chúng tôi đang sử dụng một công nghệ để đảm bảo an toàn bảo mật cho các giao dịch điện tử này là chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử do Nhà cung cấp chứng thực số (Certification authorities - CA) là Công ty VASC cung cấp. Nhà cung cấp CA sẽ có trách nhiệm đảm bảo ba vấn đề cơ bản: Chứng thực nguyên gốc dữ liệu, chống xem trộm, toàn vẹn dữ liệu.

Ba điều trên có thể giải thích như sau: Thứ nhất - chỉ có người chủ sở hữu chữ ký điện tử mới có thể thực hiện được quyền ký chữ ký điện tử và gửi thông điệp tử đi. VASC xác nhận điều này. Khi Ngân hàng nhận được thông điệp có chữ ký điện tử đó thì có thể đảm bảo rằng thông điệp đó đúng là của người chủ sở hữu hợp pháp đã gửi đến. Thứ hai - thông điệp đã được ký xác nhận bằng chứng chỉ số, và được mã hóa rồi mới gửi đi trên đường truyền Internet thì không thể có trường hợp bị xem trộm. Thứ ba - do không thể bị xem trộm và không thể sửa đổi thông tin trên đường truyền nên giữ được sự toàn vẹn dữ liệu khi gửi đến Ngân hàng hay nhà cung cấp. Tính toàn vẹn dữ liệu bảo đảm cho giao dịch ngân hàng điện tử và thương mại điện tử được an toàn, chính xác.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng dễ dàng thuyết phục được. Có khách hàng còn chưa quen với các hình thức điện tử, còn ngại sử dụng công nghệ mới, ngại thay đổi thói làm việc và còn e ngại nhiều một khi Nhà nước chưa có một hành lang pháp lý cụ thể cho loại hình giao dịch này.

 - Thưa ông, dịch vụ này của ACB không thu phí đối với khách hàng, vậy lợi ích thu lại được là gì?

- Đối với ACB, dịch vụ ngân hàng điện tử Home Banking là một sản phẩm mang đến tiện ích thực sự cho khách hàng, từ đó làm tăng tính cạnh tranh. Trong tương lai, khi kênh giao dịch điện tử phát triển mạnh thì ACB sẽ giảm được giá thành thực hiện một giao dịch, vì chúng tôi sẽ không cần đầu tư về mặt bằng và nhân sự.

Mặt khác, mức chi phí để đầu tư cho hệ thống công nghệ, hạ tầng của loại hình dịch vụ này cũng không lớn. Tôi cho rằng, nó hoàn toàn phù hợp cả về mặt kinh doanh lẫn hướng hiện đại hóa của các ngân hàng.

Soạn: AM 162931 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Áp dụng hình thức giao dịch điện tử, khách hàng và ngân hàng đều chỉ cần ngồi tại văn phòng và yêu cầu, xử lý các giao dịch thông qua máy tính, mạng và những công nghệ tiên tiến. (Ảnh: TG, chụp tại Văn phòng làm việc của Ngân hàng ACB)

Là một ngân hàng sớm tham gia giao dịch thương mại điện tử, ACB có mong muốn gì về một chế tài luật cho vấn đề này?

- Chúng tôi rất mong mỏi có Luật Thương mại điện tử để có thể phát triển rộng rãi hình thức thanh toán điện tử, vì nó thực sự mang lại tiện ích cho người sử dụng cũng như thúc đẩy các đơn vị kinh doanh bán hàng qua mạng trong nước gia tăng. Tuy nhiên, khi có Luật Thương mại điện tử thì cũng cần rất những thay đổi một số quy định khác như: quy định về chứng từ kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng. Cũng như các đơn vị nhà nước khác như Thuế, Hải quan, Kho bạc, công ty điện thoại, công ty điện lực… áp dụng đồng bộ các hình thức thanh toán qua mạng, để có thể triển khai thanh toán điện tử một cách thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng sử dụng.

  • Huyền Chi (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,