221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
463662
Các hãng di động châu Á: cuộc chinh phạt mới sang hướng Tây
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Các hãng di động châu Á: cuộc chinh phạt mới sang hướng Tây
,

Liệu các công ty sản xuất điện thoại di động châu Á đầy tham vọng có thể quay trở lại châu Âu và Mỹ? Một loạt các hợp đồng gần đây của các hãng điện tử châu Á nhằm cung cấp máy điện thoại di động cho các hãng điện thoại di động châu Âu và Mỹ đang làm tăng khả năng này tại một thị trường lâu nay vẫn do các công ty không phải của châu Á chi phối.

Những hợp đồng đó có thể là dấu hiệu đầu tiên về một cuộc tấn công mới ra nước ngoài của các công ty sản xuất điện thoại di động châu Á sau khi các sản phẩm của họ đã được thử thách ở Nhật Bản và Hàn Quốc, quê hương của một số dịch vụ điện thoại di động tiên tiến nhất thế giới.

Trong nhiều năm, những công ty như Sharp và LG Electronics đã tung ra các loại điện thoại thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng châu Á, những người đã lao vào các dịch vụ không thoại như e-mail hay điện thoại có camera, và mỗi tháng chi cho dịch vụ điện thoại nhiều hơn cả những người châu Âu mê điện thoại di động. Giờ đây, khi các hãng điện thoại trên khắp thế giới đang tìm kiếm sự tăng trưởng mới bằng cách tung ra những dịch vụ hiện đại hơn, nhiều công ty đang nhìn về châu Á để tìm câu trả lời. Ví dụ, KPN Mobile NV đã nhập khẩu dịch vụ i-mode nổi tiếng từ hãng điện thoại di động lớn nhất Nhật Bản NTT DoCoMo. Dịch vụ cho phép truy cập Internet và e-mail, và đòi hỏi có loại điện thoại đặc biệt, chủ yếu do các các công ty điện tử Nhật như NEC và Toshiba sản xuất.

Hồi tháng 3, lần đầu tiên Toshiba tuyên bố rằng họ sẽ tìm cách bán điện thoại ở châu Âu và giống như NEC, họ đã đạt được thành công bước đầu nhờ i-mode, giành được một hợp đồng cung cấp các điện thoại đa chức năng với màn hình mầu giống như loại điện thoại họ đã từng bán ở Nhật Bản. Trong khi đó, hãng điện thoại di động mmO2 của Anh, chuẩn bị cho mùa bán hàng trong những ngày nghỉ cuối năm, lần đầu tiên đã tung ra các loại điện thoại do Sharp sản xuất ở Anh và Ðức. Các loại điện thoại này, vốn đã được bán ở Nhật Bản từ năm ngoái, có gắn một camera kỹ thuật số nên người sử dụng có thể chụp ảnh và chuyển gửi bằng e-mail. Và những chiếc máy điện thoại của các công ty Hàn Quốc như LG Electronics - nhãn hiệu nổi tiếng châu Âu lâu nay về các loại lò vi sóng giá rẻ chứ không phải là điện thoại di động - thu hút được sự chú ý của một số hãng châu Âu nhỏ hơn đang tìm cách tách mình khỏi số đông các hãng khác. Trong khi đó, Sony Ericsson đang xuất khẩu điện thoại cho Cingular Wireless, hãng điện thoại di động lớn thứ 2 của Mỹ.

Nhiều năm qua, giới chuyên gia trong ngành này đã dự đoán rằng các công ty sản xuất điện thoại di động châu Á sẽ biến các bài học mà họ rút ra ở thị trường trong nước sang thành công ở nước ngoài. Nhưng làn sóng đầu tiên của các công ty sản xuất châu Á đã bị các công ty châu Âu và Mỹ đẩy bật lại, một phần là do những khác biệt trong công nghệ di động. Ở châu Âu, các hãng đang sử dụng mạng dựa trên GSM, trong khi Nhật Bản sử dụng một công nghệ có liên quan nhưng không tương thích. Công ty NEC của Nhật Bản có thời đã là một công ty lớn trong thị trường di động của châu Âu, nhưng họ và các công ty khác của Xứ Anh Ðào đã chậm trong việc sản xuất các điện thoại cho mạng kỹ thuật số GSM, nổi lên hồi đầu những năm 1990. Theo các số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Gartner Dataquest, NEC là công ty lớn thứ 6 ở châu Âu vào năm 1995 nhưng rồi thị phần của họ giảm dần và phải rút khỏi châu Âu 2 năm trước đây, trừ một số lượng nhỏ điện thoại bán ra ở Italia.

Nhưng hiện nay, nếu cái được gọi là các dịch vụ thế hệ 3 (3G) cất cánh ở châu Âu thì các công ty sản xuất điện thoại di động Nhật Bản có thể có cơ hội thứ hai. Dịch vụ này, cho phép một máy điện thoại gửi và nhận một số lượng lớn dữ liệu, đã có ở Nhật Bản từ năm ngoái. NEC đã trở thành nhà cung cấp điện thoại cho các chi nhánh thuộc Hutchison Whampoa đang chuẩn bị các dịch vụ 3G ở Italia, Áo, Thụy Ðiển và Anh. Theo các số liệu của Dataquest, thành công nổi bật hiện nay là Samsung của Hàn Quốc, chiếm được 7,1% thị phần điện thoại di động thế giới và 4,7% thị phần châu Âu trong năm 2001.

Cuộc chinh phạt của các công ty châu Á đang gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động kinh doanh điện thoại di động phụ thuộc vào việc tung ra được một số lượng lớn sản phẩm để hạ thấp chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Chính nhờ điều đó nên Nokia không chỉ chiếm được 35% thị phần trong năm 2001 mà còn thu được mức lãi cao hơn trên toàn thế giới. Tapio Hedman, người phát ngôn của Nokia tự tin nói: ''Chúng tôi phải cạnh tranh với các công ty chế tạo châu Á ngay từ ngày đầu tiên của ngành này. Ðể thành công cần phải có một sản phẩm chất lượng, một nhãn mác được công nhận và yêu thích và một mạng lưới cung-cầu đặc biệt hiệu quả''. Nhưng có lẽ các công ty chế tạo châu Á lại có kinh nghiệm hơn. Khi Vodafone kiểm soát J-Phone của Nhật Bản vào năm ngoái, họ đã thừa hưởng những mối quan hệ chặt chẽ hơn với các công ty chế tạo Nhật Bản và không giấu diếm ý định áp dụng các bài học ở Nhật Bản ra các nơi khác.

Minh Nga - Theo The Asian World Street Journal

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,