221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
520430
Bắt giam vì nói chuyện ĐTDĐ quá to: Đúng hay sai?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Bắt giam vì nói chuyện ĐTDĐ quá to: Đúng hay sai?
,

Sakinah Aaron đang rảo bước trong  Wheaton Metro cách đây vài tuần khi trò chuyện "say mê" và "lớn tiếng" qua chiếc máy điện thoại di động (ĐTDĐ) Motorola của mình. Thật không may, với tai nghe của nhân viên cảnh sát George Saoutis, thuộc Phòng cảnh sát  Metro, thì nó "to quá mức cho phép". Thế là...

Viên cảnh sát yêu cầu Aaron, lúc đó đang có thai năm tháng, hạ thấp giọng và "volume" xuống. Nhưng Aaron đã phản ứng lại bằng cách hét vào mặt anh ta: "Anh không có quyền chỉ bảo tôi nói chuyện ĐTDĐ như thế nào"!

Soạn: AM 156385 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Cuộc cãi cọ của họ nhanh chóng ầm ĩ lên, và Saoutis túm tay Aaron, đẩy ngã xuống đất. Sau đó, anh ta còng tay người phụ nữ 23 tuổi này, gọi xin hỗ trợ và nhốt vào xà lim ba tiếng, trước khi cô của Aaron đến bảo lãnh cho cháu gái. Aaron đã bị buộc một lúc hai tội nhẹ: phản ứng làm mất trất tự công cộng và chống lại người thi hành công vụ khi bị bắt. 

Ít nhất đó cũng là những sự kiện mà cả hai bên cùng xác nhận và đồng ý.

Phần còn lại của sự kiện xảy ra vào ngày 9/9 vừa qua đã được hai bên tường trình khác nhau một trời một vực. 

Phòng cảnh sát và một số quan chức của Metro nói rằng Saoutis chỉ bảo vệ trật tự trị an bằng cách bắt giam một người phụ nữ vượt quá những giới hạn của hành vi công dân khi cô này chửi thề rất to qua điện thoại. Cũng theo họ, ĐTDĐ đã trở thành một phương tiện mới để con người thể hiện các hành vi "thô lỗ" của mình tại nơi công cộng, và họ chỉ muốn chống lại sự thoái hoá trong lối xử sự của nhiều hành khách mà thôi.

"Điều nguy hiểm là rất nhiều thanh niên ngộ nhận rằng chửi thề trên điện thoại sẽ mang lại cho họ vẻ "phong trần", bất cần đời sành điệu." - Robert J.Smith, chủ tịch HĐQT Metro cho biết. Smith, một người không bao giờ sử dụng ĐTDĐ, nói rằng hành khách tại ga tàu điện ngầm cần sử dụng thiết bị di dộng của họ một cách cẩn thận hơn. 

Song Aaron và một số người bảo vệ "tự do ngôn luận" lại cho rằng Văn phòng Cảnh sát Quá cảnh là những người vượt quá thẩm quyền khi kết luận nói chuyện điện thoại là phạm tội và thậm chí còn đẩy một người phụ nữ có thai phải quỳ trên mặt đất. Vấn đề là sự kiện này xảy ra ngoài đường chứ không ngay gần một chiếc tàu điện nào, tức là không thuộc phạm vi quản lý của Saoutis. Họ thậm chí còn dẫn chứng ra cả loạt sự kiện ầm ĩ khác gần đây, như vụ Cảnh sát Quá Cảnh bắt giam một phụ nữ 45 tuổi vì nhai kẹo PayDay và vụ bắt một bé gái 12 tuổi vào năm 2000 chỉ vì ăn... đồ ăn rán nhiều mỡ, những sự vụ cho thấy vì sao Cảnh sát Quá cảnh phải chịu nhiều tai tiếng. Aaron cũng thừa nhận mình có nói chuyện hơi to song thề là không chửi thề mà chỉ mắng chửi sau khi Saoutis túm tay. 

Có là "Chuyện bé xé ra to"?

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đây.

Soạn: AM 156399 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nên thận trọng khi sử dụng ĐTDĐ tại các địa điểm công cộng, nếu bạn không muốn (bị bắt giam hoặc) bị mọi người xung quanh ác cảm.

Câu chuyện nói trên đã không còn giới hạn trong phạm vi cãi vã giữa hai người, mà trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt tại Mỹ. Không chỉ là nói chuyện to hay không to, chửi thề hay không chửi thề nữa, nó đã trở thành một đề tài về thoái hoá hành vi, xuống cấp của văn hoá nơi đám đông, vượt quá các làn ranh của tự do cá nhân và vi phạm quyền tự do ngôn luận.  

Theo Peter Post, giám đốc của Viện Emily Post thì ĐTDĐ đã làm lệch lạc suy nghĩ và nhận thức của con người về phép lịch sự và xã giao thông thường. Khi chuông reo inh ỏi, người ta thậm chí không buồn nghĩ là nó sẽ làm ảnh hưởng và gây khó chịu cho những người xung quanh: "Mọi chuyện đã trở nên ngoài vùng kiểm soát và nghiêm trọng lắm rồi. Chúng ta không thể chờ đợi được nữa". 

Cũng theo phân tích của Post, vấn đề ở đây không phải là việc bạn nói chuyện to cỡ nào, mà là bạn đang trò chuyện tại nơi công cộng về những chủ đề không thích hợp, chẳng hạn như hẹn hò, hoặc tiền sử bệnh tật của mình, hay phổ biến hơn, nói xấu sau lưng, dè bỉu phẩm chất của người khác. Trong những trường hợp này, việc mọi người xung quanh chỉ cố không để ý hoặc làm ngơ trước một người nói chuyện điện thoại thô lỗ chẳng thể giải quyết được gì. 

Hiện nay, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có gần 170 triệu thuê bao không dây. Và thật khó mà đi đến đâu mà bạn lại không nhìn thấy, hoặc nghe thấy người ta dùng di dộng: trong cửa hàng, quán ăn, nhà hát và thậm chí là trên tàu điện ngầm. Một cuộc thăm dò mới đây do Sprint tiến hành cũng cho thấy càng ngày người ta càng ít lịch sự hơn khi trò chuyện di động. Chửi thề, nói oang oang, nội dung dung tục là những vấn đề khiếm nhã bị liệt kê lên đầu danh sách. 

Soạn: AM 156405 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Vấn đề nguy hiểm nhất, theo các nhà phân tích, lại nằm ở chỗ khác: Bản thân người sử dụng lại ngộ nhận về cách xử sự của chính mình. Có tới 97% số người được hỏi tự xếp mình vào loại cực kỳ lịch sự hoặc thỉnh thoảng lắm mới bất lịch sự khi sử dụng ĐTDĐ. Tình trạng này dáng báo động đến mức bản thân các hãng cung cấp dịch vụ phải khuyến cáo khách hàng nên để ý hơn đến cách sử dụng điện thoại của họ: Không nên nhận cuộc gọi khi đang trong rạp hát hoặc xem phim. Còn nếu bay trên những chuyến bay yêu cầu tắt ĐTDĐ, hãy nghiêm chỉnh chấp hành quy định nếu không muốn liều với tính mạng và bị mọi người xung quanh coi thường là người "ăn lông ở lỗ". 

"Hãy làm chủ chiếc điện thoại của bạn, đừng tự biến mình thành nô lệ của chúng." - Post kết luận.

Cầm Thi (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,