221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
493636
Có phải VinaPhone, MobiFone "gài bẫy" khách?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Chuyển vùng quốc tế:
Có phải VinaPhone, MobiFone 'gài bẫy' khách?
,

(VietNamNet) - Liên quan đến dịch vụ điện thoại chuyển vùng quốc tế, có thực hai nhà khai thác này đã "gài bẫy" khách hàng?

Nên tìm hiểu kỹ các tính năng cũng như dịch vụ tiện ích của ĐTDĐ.

Vừa qua, có báo đã đăng loạt bài viết và ý kiến khách hàng liên quan đến dịch vụ điện thoại chuyển vùng quốc tế của hai nhà khai thác VinaPhone và MobiFone. Các bài báo dẫn chứng việc khách hàng có con đi học ở Anh dùng máy di động là thuê bao của mạng Vinaphone, đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế để liên lạc với gia đình ở Việt Nam. Đến cuối tháng, khi nhận được hoá đơn thanh toán, gia đình mới "tá hoả": trong khi cước cuộc gọi của máy di động tại Việt Nam không có gì đáng nói (như mức bình thường) thì cước cuộc gọi máy di động của người con mang sang Anh sử dụng lên đến hơn 10.000.000đ.

Dẫn chứng thêm các ý kiến của một số khách hàng khác là một vị cán bộ cao cấp (cấp Vụ của một Bộ) và một giám đốc doanh nghiệp, sử dụng máy di động của mạng trong nước (VinaPhone và MobiFone) để liên lạc khi đi ra nước ngoài cũng phải trả một số tiền lớn hơn nhiều so với khi sử dụng ở trong nước (theo bài báo báo là gấp 30 lần). Từ đó, tác giả bài báo cho rằng: Phải chăng VinaPhone và MobiFone đã "cài bẫy" khách hàng?

Sự thực có đúng là VinaPhone và MobiFone đã "gài bẫy" khách hàng?

Hãy tìm hiểu trước khi quyết định

Trước khi quyết định mua hay sử dụng bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào - nhất là sản phẩm, dịch vụ mới, công nghệ cao như những sản phẩm điện tử, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, chúng ta cần tìm hiểu kỹ để có những thông tin và hiểu biết cơ bản nhất về hàng hoá và dịch vụ.

Khi có nhu cầu liên lạc quốc tế, tuỳ theo tính chất cấp bách hay giao lưu tình cảm thông thường, chúng ta có thể lựa chọn nhiều phương thức liên lạc khác nhau, phù hợp túi tiền của mình, từ cách chọn sử dụng điện thoại cố định quay số trực tiếp đi quốc tế IDD (từ máy cố định hay dùng thẻ), điện thoại giá rẻ "Gọi 171" (quốc tế là 1717) hay điện thoại di động (ĐTDĐ) chuyển vùng quốc tế, v.v...

Ở đây, khi muốn sử dụng dịch vụ ĐTDĐ chuyển vùng quốc tế, để tìm hiểu thông tin, cách thức đơn giản nhất, khách hàng chỉ cần bấm số 145 (với MobiFone) hay 151 (với Vinaphone) miễn phí, đều sẽ được giải đáp một cách chi tiết về giá cước của dịch vụ chuyển vùng quốc tế đi Anh, Mỹ, hay Pháp...

Chẳng hạn, khi bấm số 145 của MobiFone, bạn sẽ được hướng dẫn ngay như sau: "Chuyển vùng quốc tế cho phép thuê bao sử dụng dịch vụ tại những nước và vùng lãnh thổ có ký kết thoả thuận chuyển vùng với MobiFone mà không phải thay đổi số thuê bao. Khi chuyển vùng ra nước ngoài, khách hàng phải thanh toán các loại cước sau: cước nhận cuộc gọi được tính tương đương như cuộc gọi từ Việt Nam đi quốc tế + cước thực hiện cuộc gọi theo quy định giá cước của mạng khách + cước phụ thu."

Như vậy, khi muốn liên lạc bằng ĐTDĐ trong thời gian ở nước ngoài, chúng ta cần đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming quốc tế). Khi đó, cấu trúc tính cước các cuộc gọi tới máy đăng ký dịch vụ roaming quốc tế (cụ thể là đi Anh) được quy định như sau:

+ Người gọi chỉ phải thanh toán tiền như cuộc gọi di động trong nước, dù gọi đi máy đang ở bất kỳ nước nào. Cụ thể là bằng 773đ/30 giây/cuộc gọi.

+ Người nhận cuộc gọi: Do đăng ký sử dụng dịch vụ roaming quốc tế, khách hàng phải trả tiền cho các cuộc gọi đến. Đây là quy định quốc tế mà nước nào cũng phải chấp nhận khi ký các thoả thuận roaming quốc tế với nhau. Việt Nam là thành viên của Hiệp hội GSM thế giới (GSM MoU) nên cũng phải tuân thủ theo các quy định này.

Cấu trúc tính cước đối với một cuộc gọi roaming quốc tế được quy định:

Từ 7g đến 23g - từ thứ hai đến thứ bảy: 773đ/30 giây + 0,7 USD + 15% (cước phí phụ thu)

Từ 23g đến 7g các ngày từ thứ hai đến thứ bảy, cả ngày lễ và chủ nhật : 541đ/30 giây + 0,55 USD + 15% (cước phí phụ thu). 

(Các mức cước trên chưa bao gồm thuế VAT)

Trong đó:

+ 773đ/30 giây (hay là 541đ/30 giây) là cước cuộc gọi tính theo đơn vị 30 giây trong mạng VinaPhone và MobiFone.

+ 0,7 USD (hoặc 0,55 USD) là cước kết nối cuộc gọi tự động quốc tế từ Việt Nam đi Anh (như đã trình bày ở phần trên).

+ 15% cước phí phụ thu là quy định trong thoả thuận chuyển vùng quốc tế giữa Việt Nam và Anh.

Một vấn đề nữa mà khách hàng thắc mắc: Việc máy di động có đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế khi nhận tín hiệu cuộc gọi tới không hiện số. Theo tìm hiểu từ các chuyên gia viễn thông, vấn đề này có lý do hoàn toàn khách quan về mặt kỹ thuật mà không chỉ Việt Nam, cả nhiều nước trên thế giới cũng như vậy.

Để thực hiện được một cuộc gọi di động chuyển vùng quốc tế, tín hiệu được truyền qua rất nhiều tổng đài khác nhau (từ tổng đài di động, tổng đài đường dài, đến tổng đài cổng đi quốc tế, rồi qua mạng quốc tế...), phía nước ngoài khi nhận tín hiệu cũng vậy. Việc báo hiệu kênh chung và định tuyến cuộc gọi phải thực hiện nhiều lần, qua nhiều khâu trung gian nên bên cạnh việc cước thanh toán cuộc gọi tăng lên, việc hiện số cuộc gọi đến cũng rất phức tạp.

Cho đến nay, việc hiện số cuộc gọi đến chỉ có thể thực hiện được khi tất cả các hệ thống tổng đài từ Việt Nam cho đến tất cả các nước đều phải có tính năng IN (mạng thông minh). Mà điều này thì không thể chỉ Việt Nam quyết định được.

Do vậy, trong quá trình sử dụng roaming, người sử dụng dịch vụ đã vô tình nhận hàng loạt các cuộc gọi và đương nhiên, sẽ phải trả tiền cho các cuộc gọi đến. Thậm chí, trong một số trường hợp, họ đã phải trả cước cả những cuộc gọi không cần thiết.

Vì vậy, ngay khi đăng ký dịch vụ này, nhà cung cấp dịch vụ đã khuyến cáo người dùng nên đăng ký thêm dịch vụ chặn các cuộc gọi không cần thiết (call barring) để khỏi ''mất tiền oan''.

Chuyện cười ra... nước mắt

Còn nhớ, cách đây vài năm khi Internet bắt đầu phát triển mạnh, một tờ báo đã nhiều kỳ đăng bài viết về một khách hàng khiếu kiện Bưu điện Hà nội. Ông đã phải trả một số tiền không tưởng: khoảng 70.000.000đ tiền điện thoại cố định trong một tháng, trong đó hầu hết là tiền điện thoại đi quốc tế, mà lại tới toàn những nước đâu đâu, trong khi ông khẳng định là không hề gọi.

Khi các cơ quan chức năng vào cuộc, qua quá trình điều tra và chứng minh, ông đã phải công nhận đó chính là số tiền ông phải trả. Sự thể là, hàng ngày ông thường xuyên truy cập vào các trang web sex với những địa chỉ nhan nhản trên mạng và khi các cửa sổ trên màn hình hiện lên, ông cứ nhấp chuột đại vào "yes" cho đến khi xem được phim. Ông mải mê xem mà không biết rằng máy tính của mình, qua đường thoại, đang kết nối trực tiếp đi quốc tế theo phương thức gọi IDD; Và tất nhiên, ông cũng không thể nhớ mình đã... "yes" vào cửa sổ nào! Đau một nỗi, vì chuyện cá nhân, ông làm những việc đó giấu... vợ; Ông đành xin lỗi cơ quan chức năng và Bưu điện thông cảm, giữ kín chuyện với gia đình và cho phép được... trả dần, mỗi tháng 10.000.000đ.

Thật đúng là chuyện cười ra nước mắt. Chỉ vì thiếu hiểu biết, lại không tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi quyết định sử dụng dịch vụ mà ông đã phải bấm bụng trả một số tiền không phải nhỏ... cho sự "tò mò" của mình.

Trở lại vấn đề về chuyển vùng quốc tế...

Do không tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch vụ mà khách hàng đã phải trả tiền cước nhiều hơn so với dự kiến, đó là một điều thật đáng tiếc. Trong quá trình tăng tốc, phát triển nhanh chóng, Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) không thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập. Đặc biệt với việc phát triển, mở rộng đa dạng nhiều loại hình dịch vụ mới, công tác hướng dẫn chăm sóc khách hàng của VNPT còn có thiếu sót, chưa theo kịp tốc độ phát triển mạng lưới.

Tuy vậy, cũng không phải vì thế mà mà dồn hết trách nhiệm cho nhà khai thác, cung cấp dịch vụ. Về phía khách hàng, trước khi sử dụng một dịch vụ mới nên tìm hiểu kỹ để sủ dụng sao cho hiệu quả và kinh tế nhất.

Hoàng Hùng (Theo VNPT)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,