221
2084
Viễn thông
vienthong
/cntt/vienthong/
627960
DN viễn thông tham gia phòng, chống lụt bão
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
DN viễn thông tham gia phòng, chống lụt bão
,
(VietNamNet) - Một trong số những nhiệm vụ của các doanh nghiệp viễn thông được đưa ra tại chỉ thị số 04/2005/CT-BBCVT của Bộ trưởng Bộ BCVT về công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2005 là phấn đấu đến hết năm 2005 phải đạt 100% số huyện và khu vực trọng điểm lũ lụt được phủ sóng di động.

 

Người dân đồng bằng sông Cửu Long lại sắp phải đối mặt với lũ.

Ba doanh nghiệp thông tin di động là công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC), công ty Thông tin di động (VMS -MobiFone) và công ty Viễn thông quân đội phải tăng cường năng lực mạng thông tin di động, chủ động nghiên cứu, phối hợp xây dựng phương án phòng, chống mất liên lạc khi có lũ lụt.

Khi cần thiết, doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển vùng giữa ba mạng di động tại những địa bàn trọng điểm về phòng, chống lụt, bão và an ninh quốc phòng; Nâng cao tính cơ động và số lượng của xe thông tin di động vô tuyến sóng ngắn, xe lưu động di động GSM, thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat phục vụ phòng chống lụt bão.

Doanh nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới và đảm bảo thông tin liên lạc cho các xã đảo, huyện đảo; đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm và sớm có kết luận về thông tin GSM công suất lớn phục vụ phát triển kinh tế, biển đảo, phục vụ phòng, chống lụt bão và an ninh quốc phòng.

Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) cũng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ: Không chỉ đảm bảo thông tin an toàn - báo nạn hàng hải theo quy định hiện hành, Vishipel cần mở rộng và nâng cao chất lượng nhận tin, phát trực tiếp tin thời tiết, bão lũ và trực canh trên cặp tần số 7903 kHz - 7906 kHz tại các đài duyên hải để phục ngư dân; Tổ chức tốt việc phát tin an toàn hàng hải bằng tiếng Việt trên thiết bị NAVTEX ở tần số 490 kHz...

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và sớm đưa các dự báo bảo đảm thông tin liên lạc trong vùng phân lũ, chậm lũ Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào hoạt động để phục vụ các địa phương thuộc hai vùng trước mùa mưa lũ năm 2005.

Thủy Nguyên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,