221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
679362
Quảng cáo trên “alô”: Châu Á lấn lướt phương Tây!
1
Article
null
Quảng cáo trên “alô”: Châu Á lấn lướt phương Tây!
,

Kurumi Itoga và Yuu Itou là hai kẻ ghiền điện thoại. Suốt ngày hai anh chàng thanh niên này cầm điện thoại và "bấm" "bấm". Họ hiếm khi sử dụng điện thoại để nói chuyện. Thay vào đó, họ dùng điện thoại để gửi "meo", tải nhạc và lướt web. Khi sử dụng ĐTDĐ truy cập vào các trang web, họ gặp hàng tá các quảng cáo dưới dạng banner hoặc các lời mời chào dưới dạng tin nhắn. Họ đang sống tại Nhật Bản - một đất nước mà nền công nghiệp quảng cáo qua mô-bai thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Nhật Bản và một số nước tiên tiến ở châu Á đã vượt trước phương Tây trong việc kiếm tiền qua "alô". 

Ở Nhật Bản, chiếc "alô" tuy nhỏ bé nhưng lại có một tác dụng cực kỳ lớn lao. Chúng đóng vai trò là một chiếc ví điện tử mà người sử dụng có thể mua một lon Coke từ máy bán hàng tự động. Chúng cũng có thể là công cụ giúp người sử dụng nhận được phiếu ăn miễn phí từ cửa hàng McDonald. Gần đây, người sử dụng ĐTDĐ còn nhận được một quảng cáo mời gọi họ tải xuống "một cây nấm biết nhảy múa" tên là DocomoDake, một linh vật của hãng viễn thông NTT DoCoMo.

Lợi nhuận khổng lồ từ quảng cáo qua mô bai của Nhật Bản đã khiến cho các nước châu Âu, đặc biệt là Mỹ, phải nể phục. Hồi đầu năm nay, hãng quảng cáo lớn nhất của Nhật Bản là Dentsu đã tổ chức một khóa học cho các nhân viên kinh doanh của Microsoft và Publicis Group. Chuyên gia của Dentsu đã giảng về thói quen sử dụng ĐTDĐ của người châu Á cũng như cách thức mà Dentsu đã sử dụng thông qua thói quen ấy để tiếp cận với khách hàng. Ông Hideyuki Nagasawa, Giám đốc marketing của Dentsu cho biết: "Người Mỹ rất quan tâm đến những điều chúng tôi giảng. Châu Á đã đi trước họ một bước".

 

Tháng 4 vừa qua, hai hãng truyền thanh lớn của Mỹ là Infinity Broadcasting và Clear Channel Communications đã quyết định mở dịch vụ cung cấp bài hát, vé xem hòa nhạc và quảng cáo cho những người sử dụng ĐTDĐ ở Mỹ.

Mặc dù vậy, ở Mỹ việc quảng cáo qua "alô" gặp nhiều trở ngại hơn châu Á. Trước đây, Ủy ban Truyền thông Liên bang đã soạn thảo một điều luật cấm các nhà quảng cáo gửi thư quảng cáo (hay còn gọi là thư rác) đến thuê bao di động nếu không được thuê bao đó chấp thuận. Ở châu Á, các nhà quảng cáo và những kẻ phát tán thư rác thoải mái làm ăn hơn, chỉ có một số quốc gia như Singapore là có điều luật khắt khe hạn chế việc gửi thư quảng cáo không mong muốn.

Soạn: AM 474225 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chuyện tự dưng nhận được một tin nhắn quảng cáo không còn xa lạ đối với người dùng "alô" châu Á.

Một lý do khác giải thích cho sự "tụt hậu" của Mỹ trong việc quảng cáo qua mô bai là do thói quen sử dụng điện thoại của người Mỹ.

Dân Mỹ vốn coi chiếc điện thoại là một vật rất tầm thường, một thứ mà lúc nào cũng có sẵn trong nhà hoặc tại văn phòng làm việc. Người Mỹ chỉ nhấc điện thoại gọi khi có việc khẩn cấp. Trong khi đó, theo khảo sát ở Nhật Bản, 64,3% số người được hỏi cho biết họ thích nhận thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mới qua ĐTDĐ, 50,1% đã nhận được ít nhất 3 thư quảng cáo trong một tuần và 19,4% đã nhận được phiếu ăn miễn phí nhờ những chiến dịch quảng cáo trên ĐTDĐ.  

Thực tế ở châu Á cho thấy ĐTDĐ còn là công cụ khơi dậy niềm ước mơ và những điều đáng quan tâm của người sử dụng. Ở Nhật Bản, chi nhánh sản xuất băng vệ sinh Whisper đã thắng lớn khi cho quảng cáo trên ĐTDĐ với nội dung: "Làn da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm và khô, đặc biệt trong suốt chu kỳ... Bạn đừng thử dùng các sản phẩm chăm sóc da nhé".

Đối với người châu Á, việc sử dụng ĐTDĐ để nhắn tin SMS là một công việc thú vị. Họ không cảm thấy ngại khi nhắn các tin dài, thậm chí các tin có ký tự đặc biệt. Trong khi đó Mỹ và các nước phương Tây lại tỏ ra lười nhác. Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Dự án Pew Internet and American Life Project hồi tháng 2, thì trong số 4 người Mỹ sử dụng ĐTDĐ, chỉ có 1 người nhắn tin SMS. Đây cũng là một nét khác biệt giữa người châu Á và phương Tây. Và đối với các nhà quảng cáo, họ sẽ lợi dụng những thói quen tập quán này để đưa ra những chiến lược marketing thu về hàng tỷ USD. Người Mỹ sẽ còn phải học hỏi châu Á rất nhiều trong việc quảng cáo qua "alô". 

(Theo E-chip M!)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,