221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
468774
Việt Nam - thị trường viễn thông tiềm năng tại Đông Nam Á
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Việt Nam - thị trường viễn thông tiềm năng tại Đông Nam Á
,

Ông Charles Henshaw, Chủ tịch của
UFAP (ảnh bên trái)

 
I-Today - Với gần 4% trong tổng số 80 triệu dân sử dụng điện thoại di động, Việt Nam được nhận định là một trong bốn thị trường viễn thông tiềm năng của Ericsson tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng chính là lý do để Diễn đàn các nhà khai thác mạng Ericsson (UFAP) chọn Việt Nam là nơi gặp gỡ, thảo luận về những cơ hội và thách thức trong thế giới viễn thông.
 
UFAP là diễn đàn của các nhà khai thác mạng sử dụng thiết bị Ericsson trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diễn đàn nhóm họp sáu tháng một lần, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, bàn luận về các cơ hội và thách thức viễn thông trong khu vực.

Diễn đàn UFAP được tổ chức trong 5 ngày (từ 19-23/4) tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 100 nhà lãnh đạo và chuyên gia công nghệ viễn thông khu vực châu Á Thái Bình Dương, cùng các nhà lãnh đạo cấp cao của Ericsson.

21% dân số thế giới ''xài'' di động

 

 

Ông Torbjorn Nilsson -
Phó Chủ tịch cao cấp
của Ericsson

Theo ông Torbjorn Nilsson - Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách Phát triển chiến lược và sản phẩm của Ericsson, tiềm năng phát triển của thông tin di động là rất lớn, vì thông tin liên lạc là một trong những nhu cầu cơ bản của con người nhưng mới chỉ có 21% dân số thế giới hiện đang sử dụng điện thoại di động.

Trên thế giới hiện có hơn 1 tỷ người sử dụng mạng di động, hàng tháng có khoảng 20 triệu thuê bao mới, dự kiến đến cuối năm 2007 sẽ có hơn 2 tỷ người sử dụng. Tốc độ phát triển viễn thông trên thế giới không chỉ tăng về số lượng người dùng mà còn tăng cả về tần suất sử dụng điện thoại di động.

Đông Nam Á - Thị trường mới nổi

Ông Mats H Olsson, Chủ tịch Ericsson khu vực Đông Nam Á cho biết, trong vòng 3-4 năm nữa số lượng người dùng điện thoại tăng rất nhanh, và khoảng 80% con số tăng trưởng này là từ các nước mới phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sự phát triển của thị trường viễn thông sẽ diễn ra chủ yếu tại khu vực thị trường mới, nhờ vào việc cấp phép mới, cũng như sự tăng cường đầu tư cho vùng phủ sóng và cho công suất mạng GSM.

Thị trường Đông Nam Á (gồm: Việt Nam, Afghanistan, Bangladesh, Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Singapore) được nhận định có tiềm năng rất lớn. Trong khu vực này, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động mới có khoảng 9%. Nếu so với tỷ lệ của thế giới 21%, thì thị trường này còn rất nhiều cơ hội để phát triển; nhất là 4 nước có tỷ lệ người dùng còn thấp là: Việt Nam khoảng 4%, Indonesia 7%, Bangladesh 1,5% và Pakistan 1%

Từ thế hệ 2G sang thế hệ 3G

 

 

Ông Mats H Olsson, Chủ tịch Ericsson
khu vực Đông Nam Á

Theo ông Nilsson, ĐTDĐ không chỉ để nói chuyện mà còn cho các ứng dụng dữ liệu khác như: email, nhắn tin SMS, xem tin tức, kết quả các cuộc thi đấu thể thao, trò chơi, máy chụp ảnh, trao đổi hình ảnh và nhạc chuông. Ngoài ra còn nhiều ứng dụng tiên tiến nữa như: xem các buổi phát tin tức, các bản nhạc, video chất lượng, xác định vị trí, thanh toán điện tử...

Để phục vụ cho việc chuyển từ nói chuyện sang các chức năng khác, đòi hỏi các mạng di động phải mở rộng từ băng thông hẹp sang băng thông rộng, hay nói cách khác là chuyển từ mạng di động thế hệ 2 (2G) sang mạng di động thế hệ 3(3G). Ông Nilsson cho biết, có hai con đường phát triển lên mạng 3G là GSM/GPRS/EDGE/WCDMA và CDMA 2000. Ericsson hỗ trợ cho cả 2 nền tảng công nghệ này. WCDMA là một công nghệ di động 3G chủ đạo, và tới năm 2007 sẽ có khoảng 80% số người liên lạc di động sẽ nằm trong xu hướng phát triển GSM/GPRS/EDGE/WCDMA.

Trên thế giới có nhiều nền tảng công nghệ mới, Việt Nam hiện đang dùng mạng thông tin di động hệ GSM, sau này phát triển lên thành mạng băng rộng WCDMA. Đối với những nhà khai thác mạng CDMA cũng sẽ chuyển sang mạng CDMA 2000 (hệ 3G của CDMA). Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện có khoảng 140 triệu người đang sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu qua GPRS (công nghệ này đang dùng tại VN), iMode và CDMA. Mạng WCDMA (phát triển từ GSM lên mạng 3G), có khoảng 4 triệu người sử dụng.

Về xu hướng ứng dụng 3G trong khu vực, ông Olsson khẳng định rằng, trong khi 3G sẽ trở nên phổ cập ở phần lớn châu Âu vào 2005 thì tại Đông Nam Á, 3G sẽ được lần lượt đưa ra giới thiệu. Hiện Malaysia và Singapore đang đi đầu với việc khai trương mạng lưới WCDMA vào cuối năm nay; còn Indonesia cũng đang theo sát gót khi giấy phép triển khai mạng 3G đã được cấp gần đây.

Việt Nam sẽ triển khai 3G?

Về thị trường Viễn thông Việt Nam trong thời gian gần đây, ông Gunnar Wenneberg, Tổng Giám đốc Ericsson tại Việt Nam nhận định, Bộ BCVT với việc cấp phép cho các nhà khai khác mạng mới đã tạo cho thị trường sức sống mới. Hệ thống mạng Việt Nam vẫn là 2G. Còn mạng di động thế hệ 3 mới đang trong quá trình tìm hiểu.

Tháng trước, khi Ericsson và VMS MobiFone tổ chức thử nghiệm cuộc gọi mạng di động 3G đầu tiên tại Việt Nam, chúng tôi đã nhận thấy mối quan tâm rất lớn từ phía Bộ Bưu chính Viễn thông và các nhà khai thác mạng. Họ đều nhìn nhận đây là vấn đề rất tiềm năng để khai thác tại Việt Nam. Ericsson hy vọng trong thời gian không xa nữa, Việt Nam sẽ triển khai dịch vụ 3G- ông Gunnar Wenneberg khẳng định. 

Hải Yến
 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,