221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
567683
Trung tâm Giao dịch CNTT HN: Đìu hiu kẻ bán người mua!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Trung tâm Giao dịch CNTT HN: Đìu hiu kẻ bán người mua!
,

Lễ khai mạc “Chợ phiên máy tính giá ưu đãi” đầu tiên khai mạc tại Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội sáng 15/1 với khá nhiều người đến tham dự. Tuy nhiên, không khí ồn ào chỉ kéo dài đến trưa. Buổi chiều, “chợ phiên” lại trở lại không khí đìu hiu giống hệt như trong tuần lễ sinh viên và máy tính diễn ra trước đó đúng 1 tuần. Gọi là “chợ phiên” cho tất cả mọi người, nhưng thực tế hầu hết đối tượng đến với “chợ” chỉ là sinh viên.

Soạn: AM 248185 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội sẽ thu hút đông đảo khách hàng đến lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao?

Họ đến vì tò mò, tham dự một số trò chơi có thưởng của các công ty máy tính và đặc biệt là để… truy cập Internet miễn phí chứ không phải để mua máy tính. “Thấy báo chí nói nhiều đến chợ phiên được tổ chức lần đầu tiên, bọn mình đến để xem cho biết thôi. Còn nếu có nhu cầu mua tính, bọn mình đến phố Lý Nam Đế mua cho tiện. Giá máy vừa rẻ, lại chọn được máy như ý” – Mạnh, SV năm 2 ngành Viễn thông Học viện BC&VT nói.

Những hoạt động được xem là “phát súng khai hoả” này, theo lãnh đạo một công ty phần mềm lớn, cho thấy mối lo ngại việc xây “sân chơi” cho nhà sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm CNTT không có người đến chơi là có thật.

“Sân chơi” hoành tráng…

Trực thuộc Sở Bưu chính Viễn thông (BC&VT) mới được thành lập, Trung tâm Giao dịch CNTT được xây dựng với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố. Ông Vũ Tấn Cương – GĐ Trung tâm cho biết đây sẽ là đầu mối diễn ra các giao dịch liên quan đến công nghệ thông tin; tạo điều kiện cho các đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu mua sắm các sản phẩm, giải pháp CNTT tới tiếp xúc trực tiếp với các nhà cung cấp.

Trung tâm cũng là nơi cung cấp các dịch vụ tư vấn về CNTT và là nơi diễn ra các cuộc hội thảo chuyên ngành. Tân GĐ Sở BC&VT Hà Nội Nguyễn Mạnh Dũng không dấu giếm ý định biến Trung tâm trở thành nơi giao dịch không chỉ của Hà Nội mà của cả nước, thậm chí trở thành địa điểm giao dịch CNTT quốc tế.

Với quan điểm coi Trung tâm là “chợ đầu mối” chuyên ngành?, GĐ Trung tâm XTTM & Hợp tác quốc tế ICT Phạm Tiến Dũng đề xuất:
- "Muốn thu hút được các giao dịch, Trung tâm Giao dịch CNTT HN phải hút được “hàng” - các DN CNTT đến trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
Về kế hoạch lâu dàì, Trung tâm nên có các khu vực Phần cứng, Phần mềm, Giải pháp, khu sáng chế – phát minh. Phải xác định được các sản phẩm trưng bày tại đây phải là các sản phẩm tốt, có uy tín, giống như là các sản phẩm chất lượng cao.
Cần phải có các chuyên khu dành riêng cho các DN vừa và nhỏ, chưa có uy tín trên thị trường, đang cần có sự hỗ trợ của nhà nước.
Trung tâm cũng cần có các tiêu chí lựa chọn các DN CNTT đến trưng bày; có chế độ kiểm soát và bắt buộc các DN cam kết chất lượng sản phẩm trưng bày và bán.

 

Với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 100 tỷ đồng, trung tâm có quy mô hiện đại, gồm 2 khối nhà 7 tầng phía bên ngoài đã được đưa vào sử dụng và một khối nhà 17 tầng phía trong, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2005. Ông Vũ Tấn Cương cho biết, việc đầu tư xây dựng trung tâm này là một trong những giải pháp của lãnh đạo Hà Nội trong việc tìm đầu ra cho các doanh nghiệp thành phố. Hiện khu trưng bày IT World do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) phối hợp với Trung tâm quản lý điều hành.

…Có người đến chơi?

Ngay từ khi khởi công xây dựng Trung tâm, đã có rất nhiều câu hỏi băn khoăn của các chuyên gia, doanh nhân đặt ra. Ông Lê Hồng Hà - Tổng Thư ký Hội Tin học&Viễn thông Hà Nội cho rằng cần phải nhìn vào thực tế trước khi xây dựng các Trung tâm CNTT. “Làm với quy mô như thế nào, lộ trình ra sao cần phải cân nhắc cho kỹ chứ không phải thấy tỉnh A có mình cũng có” - ông Hà đặt câu hỏi – “Giả sử ở VN có tới 64 công viên phần mềm thì lấy tiền đâu mà nuôi? Trong khi đầu tư số tiền ấy vào cho các DN ứng dụng thì các đơn vị có tiền ứng dụng, lại tạo thị trường ứng dụng cho các doanh nghiệp”.

Ông Hà cho rằng cái doanh nghiệp cần là hiệu quả, là thị trường. Nếu thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT bằng cách chỉ thuần tuý cho thuê mặt bằng giá rẻ ở Trung tâm thì chưa chắc đã là mấu chốt của vấn đề vì thực ra chi phí cho thuê nhà cửa chỉ chiếm khoảng 5 – 7% chi phí mà thôi. “Có thị trường là có tất cả. Có thị trường, khách hàng trả tiền tôi sẽ vào Daewoo ngồi ngay” (ông Hà cũng là GĐ một doanh nghiệp máy tính). Vấn đề quan trọng nhất đối với kế hoạch phát triển CNTT Hà Nội, theo ông Hà, là tạo thị trường bằng cách đẩy mạnh ứng dụng bởi ứng dụng sẽ có nhu cầu hạ tầng, nhu cầu về đào tạo…

Ông Vũ Hoàng Liên – GĐ Cty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) cho rằng, với hạ tầng CNTT tốt như hiện nay, doanh nghiệp CNTT hoàn toàn có thể giao dịch thương mại qua mạng chứ không nhất thiết phải ngồi một chỗ. “Cần phải có chính sách ưu đãi rõ ràng và hạ tầng cần thiết dành cho doanh nghiệp, không nên để Trung tâm rơi vào tình trạng như Công viên phần mềm ở TP.HCM'' - ông Liên cảnh báo.

Trong khi đó, ông Phạm Tiến Dũng – GĐ Trung tâm XTTM &Hợp tác quốc tế ICT lại cho rằng so sánh với thủ đô và các thành phố lớn các nước trong khu vực, Hà Nội đang thiếu một địa điểm giao dịch CNTT có tầm cỡ như Trung tâm hiện nay. Tuy nhiên, điều làm ông Dũng băn khoăn là sản phẩm CNTT và công nghệ bán hàng CNTT rất năng động, nhanh (như bán hàng trên mạng, trực tiếp) nên muốn thu hút được doanh nghiệp và người tiêu dùng đến đây không phải là dễ dàng.

Việc thu hút đầu tư vào CNTT của Trung tâm Phần mềm Quang Trung, Hoà Lạc…là những ví dụ điển hình. “Tạo một sân chơi, nhưng người ta có vào chơi hay không còn phụ thuộc vào cách lôi kéo của những người tạo ra nó” - Tổng Thư ký Hội Tin học&Viễn thông HN đưa ra kết luận.

(Theo Tiền Phong)
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,