,
221
5123
Chuyên gia cảnh báo
canhbao
/dichcumga/canhbao/
722650
Hướng dẫn phòng chống cúm trên gia cầm
1
Article
5121
Dịch cúm gia cầm
dichcumga
/dichcumga/
,

Hướng dẫn phòng chống cúm trên gia cầm

Cập nhật lúc 17:06, Thứ Ba, 25/10/2005 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Dịch cúm gia cầm (Avian Influenza) đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Để chủ động phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp chống dịch, Bộ NN-PTNT đã có văn bản 160BNN/TY hướng dẫn các biện pháp chống dịch khẩn cấp khi dịch xảy ra.

Soạn: AM 596396 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chợ vẫn bày bán gia cầm sống chưa qua kiểm dịch.

Bệnh cúm gà là bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Vi rút cúm A gây bệnh chính cho gia cầm, một số loài động vật có vú cũng như ở người. Bệnh Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) được Tổ chức thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A của Luật Thú y quốc tế. Vi rút gây cúm gia cầm hiện nay đã được xác định thuộc typ H5N1.

Từ trước đến nay loại vi rút này chỉ gây bệnh cho gia cầm (chim trên cạn) mà không gây bệnh cho thuỷ cầm (vịt, ngan). Loại vi rút gây bệnh cho gia cầm ở nước ta hiện nay lại gây bệnh cho cả thuỷ cầm, như vậy độc lực của nó rất mạnh. Đây là typ vi rút có thể biến dị cao và có khả năng kết hợp với các typ khác rất mạnh đó là nguy cơ xảy ra đại dịch. Vi rút cúm lây lan mạnh trong điều kiện ẩm cao và nhiệt độ lạnh. Vi rút cúm cư trú trên các loài thuỷ cầm di cư (cò, ngỗng trời, vịt trờiẶ) nên sự lây lan của bệnh rất khó kiểm soát.

Vi rút H5N1 hiện nay khác với vi rút cùng tên gây dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 và khác cả với dịch cúm ở Hồng Kông năm 2003. Vi rút gây cúm ở Hồng Kông năm 1997 là do sự kết hợp của vi rút gây bệnh của chim cút, vi rút cúm ngỗng và vi rút cúm ở vịt le le. Còn nguồn gốc của vi rút đang gây bệnh cúm gia cầm ở nước ta hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu, xác định.

Triệu chứng bệnh cúm gà:

- Loài mắc bệnh: gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài chiṃ

- Thời gian nung bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. Gà bệnh sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi ở mỏ, mào và yếm.

- Tỷ lệ mắc và chết khác nhau phụ thuộc vào loài vật mắc và độc lực của vi rút gây bệnh cũng như tuổi mắc và điều kiện môi trường. Trường hợp vi rút gây bệnh có độc lực cao, gà có thể mắc và chết tới 100%.

- Con vật sốt cao, biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hoá, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung gồm con vật giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, tăng số gà ấp ở đàn đang đẻ, giảm sản lượng trứng. Trường hợp nặng biểu hiện ho, kho thở, chảy nước mắt, đứng túm tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và mặt, những chỗ da không có lông bị tím tái, chân bị xuất huyết, rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con biểu hiện co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường. Những triệu chứng trên có thể gặp cùng một lúc hoặc gặp riêng rẽ.

Bệnh tích:

Bệnh tích đại thể ở các loài khác nhau gây nên bệnh tích khác nhau. Bệnh tích thường gặp gồm mào và yếm (tích) sưng to, phù quanh mí mắt. Thể nhẹ bệnh tích ở xoang đặc trưng bởi viêm cata, lắng đọng fibrin, có mủ hoặc hình thành casein. Có thể phù ở niêm mạc khí quản với dịch thẩm xuất khác nhau từ thanh dịch đến casein. Viêm soang bụng cata hoặc fibrin, có thể viêm dính buồng trứng với xoang bụng. Xuất huyết đốm ở trên bề mặt niêm mạc và tương mạc nội tạng. Viêm xuất huyết hầu hết toàn bộ đường tiêu hoá, đặc biệt thấy rõ ở manh tràng, dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với mề. Tuỵ thường sưng to, có những vạch vàng và đỏ sẫm theo chiều dọc. Túi fabricius ở gà xung và xuất huyết. Cần lưu ý bệnh tích của bệnh cúm gà rất giống bệnh Niu cát xơn.

Cách truyền lây:

Theo 2 cách chính:

- Truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và con cảm nhiễm;

- Truyền gián tiếp thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, phân rác, thức ăn nước uống có chứa mầm bệnhẶ

Thực tế trong thời gian qua các ổ dịch xảy ra do mua gà mắc bệnh ở chợ về ăn làm lây cho đàn gà nuôi của gia đình, mua ngan giống nhiễm bệnh làm mắc bệnh ở đàn gia cầm ở địa phương, lây qua những người tiếp xúc với gà mắc bệnh nhưng không được khử trùng trước khi rời khỏi ổ dịch.

Điều trị: Không điều trị

Phòng bệnh: áp dụng đối với những địa phương chưa có dịch

- Các trại nuôi gia cầm giống áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm ngăn cản mầm bệnh đưa vào, tạm thời không nhập gia cầm về từ các địa phương khác. Dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, dụng cụ bảo hộ lao động và con người vào trại phải được vệ sinh khử trùng: thức ăn, nước uống, chất độn chuồng đảm bảo không chứa mầm bệnh.

- Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên các đường giao thông chính gồm lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Thú y, làm việc 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không cho vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào địa phương. Tiêu độc tất cả các phương tiện giao thông đi vào.

- Tăng cường kiểm tra giám sát bệnh, phát hiện và tiêu huỷ tất cả gia cầm, sản phẩm gia cầm bệnh có nguồn gốc từ các địa phương đang có dịch, tổ chức dập dịch nhanh chóng khi còn ở diện hẹp.

Khống chế: Đối với các tỉnh đang có dịch

1/ Chẩn đoán phát hiện bệnh: Cần nhanh chóng chẩn đoán phát hiện bệnh, đưa vào triệu chứng, bệnh tích nêu trên. Lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

Trường hợp bệnh biểu hiện triệu chứng, bệnh tích điển hình thì công bố dịch ngay và thực hiện các biện pháp chống dịch khẩn cấp, không chờ kết quả xét nghiệm.

2/ Cách ly triệt để toàn bộ khu vực có dịch. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào ổ dịch, những người hoặc phương tiện cần thiết vào ổ dịch, trước khi ra phải vệ sinh tiêu độc kỹ nhằm ngăn chặn mầm bệnh đưa ra ngoài.

Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời gồm Công an, Quản lý thị trường, Thú y nơi ra vào ổ dịch và phải hoạt động 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa gia cầm nhiễm bệnh ra ngoài ổ dịch. Tiêu độc tất cả các phương tiện giao thông từ vùng dịch đi ra.

3/ Toàn bộ số gia cần đang nuôi trong đàn xuất hiện bệnh, thu gom tất cả số gia cầm chết, bán chạy trong địa phương có dịch để tiến hành tiêu huỷ bằng một trong hai cách sau:

- Cách chôn: Chôn sâu cách mặt đất tính từ bề mặt gia cầm đã cho xuống hố tối thiểu 1m, có nilon lót đáy và thành hố, gia cầm tiêu chuỷ đựng trong bao tải có thuốc sát trùng. Trước khi lấp đất, rải một lớp vôi bột phủ kín bề mặt hố.

- Cách đốt: Đốt dưới băng củi, than, xăng dầu; sau đó lấp đất lại, hoặc bằng các lò đốt chuyên dụng.

Thời gian tiêu huỷ gia cầm, sản phẩm gia cầm:

- Đối với mỗi ổ dịch (quy mô thôn, ấp, xã) phải được tiêu huỷ chậm nhất là 2 ngày tính từ lúc phát hiện.

- Đối với tỉnh có nhiều ổ dịch (nhiều xã, phường của nhiều huyện, thị mắc bệnh phải tiêu huỷ chậm nhất trong một tuần tính từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên.

4/ Sở NN-PTNT, Chi cục thú y tỉnh đề nghị UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch ngay những xã, phường, huyện, thị khi có gia cầm mắc bệnh, chết với triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh cúm gà, nếu trại gia cầm đóng trên địa bàn xã nào thì công bố dịch xã đó, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp chống dịch.

a. Công bố dịch

- Xác định ổ dịch tính theo đơn vị là xã, việc xác định có ổ dịch Cúm gia cầm là xã có gia cầm mắc bệnh, chết do cơ quan thú y chẩn đoán dựa vào triệu chứng, bệnh tích.

Việc công bố dịch áp dụng như sau:

- Xã có dịch là trên địa bàn có thôn, xóm, ấp có gà mắc bệnh Cúm gà

- Huyện có dịch là huyện có trên 50% số xã có dịch

- Tỉnh có dịch là tỉnh có trên 50% số huyện có dịch

- Cứ 10 ngày công bố 1 lần tổng số huyện, xã hiện tại có dịch.

b. Chống dịch:

* Phát hiện sớm, báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y.

* Không bán chạy, không ăn thịt gia cầm bệnh, không đưa gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch, không vứt xác chết bừa bãi, không vận chuyển gia cầm trong phạm vi bán kính 10km tính từ chu vi ổ dịch.

- Xác định thôn, xã, huyện có dịch để khoanh vùng ổ dịch và lập các trạm gác (có người canh gác 24/24 giờ), có biển báo, hướng dẫn giao thông; ngăn cấm việc đưa gia cầm và sản phẩm của chúng ra ngoài ổ dịch. Tại các trạm gác này phải có phương tiện và chất sát trùng để xử lý mọi đối tượng ra khỏi vùng dịch.

5/ Cấm vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào tỉnh. Trường hợp phát hiện gia cầm, sản phẩm gia cầm thì yêu cầu chủ phương tiện đưa hàng về nơi xử lý do Ban phòng chống dịch của tỉnh, thành phố quy định. Cấm vận chuyển, buôn bán, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia ở những tỉnh có dịch, thu gom và tiêu huỷ ngay số gà bệnh vận chuyển và buôn bán trên thị trường. Trường hợp có nhu cầu và tiêu thụ nội tỉnh, thành phố ở vùng chưa có dịch phải có quyết định của Trưởng ban chống dịch tỉnh.

6/ Tiêu huỷ gia cầm trong đàn mắc bệnh và đàn có tiếp xúc với đàn bị bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao (bao gồm các loại gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, bồ câu, các loại chim cảnh và các sản phẩm của chúng) trong phạm vi bán kính 3 km cách chu vi ổ dịch.

Việc tiêu huỷ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong phạm vi bán kính 3 km cách chu vi ổ dịch. Tuỳ theo địa hình nơi xảy ra dịch do Ban chỉ đạo tỉnh xác định, cụ thể như sau:

- Nếu trong thôn, ấp có dịch nhưng ở cách biệt với thôn, ấp khác bằng cánh đồng, đồi núi, sông, hồ lớn với khảng cách từ 500m trở lên thì chỉ tiêu huỷ số gà trong thôn, ấp có dịch. Các thôn, ấp xung quanh thực hiện vệ sinh tiêu độc và thực hiện các biện pháp phòng chống khác.

- Đối với các trại giống gia cầm ông bà và giống quý hiếm, chỉ tiêu huỷ khi có dịch xảy ra trong trại, đồng thời phối hợp với địa phương nơi có trại và các địa phương xung quanh bảo vệ không để dịch xảy ra. Việc vận chuyển, tiêu thụ gia cầm giống do Cục Thú y quyết định sau khi đã xét nghiệm huyết thanh học chứng minh trại giống không tồn tại mầm bệnh cúm gà.

7/ Vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch và các khu vực xung quanh, theo trình tự sau:

- Vệ sinh cơ giới: quét dọn chuồng trại, thu gom phân rác, chất độn chuồng để tiêu huỷ, cách tiêu huỷ giống như gia cầm bệnh. Cọ rửa chuồng trại bằng nước sạch, sau đó rửa bằng nước xà phòng.

Nước rửa chuồng tập trung lại một chỗ, khử trùng trước khi thải ra ngoài bằng cách cho vôi vào để đạt nồng độ 10%.

- Vệ sinh bằng chất sát trùng: Sau khi rửa, để khô, tiến hành khử trùng bằng các loại hoá chất thích hợp cho từng đối tượng như xút (NaOH) 2-3%, formol 3%, crezin 5%, BKA 1% hoặc các loại thuốc sát trùng khác có bán trên thị trường theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Tiến hành tiêu độc khử trùng 2 lần cách nhau 10-15 ngày. Sau đó để trống chuồng. Trước khi nuôi trở lại sát trùng lần nữa.

8/ Những người tiếp xúc với gia cầm như người chăn nuôi, tiêu huỷ gia cầm, tiêu độc, xét nghiệm bệnh phẩm phải có trang bị bảo hộ gồm ủng, găng tay, áo choàng, mũ, kính, khẩu trang.

9/ Việc nuôi gia cầm trở lại phải theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

10/ Các địa phương phải chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, phương tiện, vật tư để đối phó kịp thời với dịch bệnh; huy động lực lượng của địa phương để tổ chức các đội công tác liên ngành, cơ động để thực hiện các nhiệm vụ chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT.

  • PV

,

Tin khác

Tin khác của 'Chuyên gia cảnh báo'

,
,