,
221
5124
Tư liệu
tulieu
/dichcumga/tulieu/
735597
Người cho cá ăn phân gà có thể lây cúm
1
Article
5121
Dịch cúm gia cầm
dichcumga
/dichcumga/
,

Người cho cá ăn phân gà có thể lây cúm

Cập nhật lúc 16:50, Thứ Tư, 23/11/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, ATVS và Thú y Thủy sản (Nafiqaved - Bộ Thủy sản) Nguyễn Tử Cương khẳng định, ATVSTP thủy sản không bị ảnh hưởng nếu nuôi cá bằng phân gà, phân chim, nhưng nuôi cá bằng phân tươi, thịt gia cầm lại rất nguy hiểm cho người.

Soạn: AM 628292 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phân gà được chất thành bao chuẩn bị chuyển ra ao cá.

Ông Nguyễn Tử Cương cho PV. VietNamNet biết, trong buổi làm việc mới đây với các chuyên gia Bộ NN-PTNT, đại diện Bộ Thủy sản thông báo rằng, những sản phẩm làm thức ăn gia súc đã chín và khô hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh (cám, thức ăn viên... ).

Tuy nhiên, khi sử dụng phân tươi, thịt gia cầm để nuôi cá thì người chăn nuôi phải cảnh giác vì đây có thể là mầm bệnh lây lan sang người.

Cá không thể mắc bệnh, chỉ người nuôi thiệt thân

Artemia từ lâu đã được con người biết đến, song tới những năm 1930 người ta mới xác định đây là thức ăn tuyệt vời cho ấu trùng tôm cá. Từ đó, Artemia trở thành mặt hàng thương mại rất có giá trị, và đặc biệt phát triển từ những năm 1960-1970 do sự phát triển của nghề nuôi thủy sản.

Hiện nay, nghề nuôi Artemia đang phát triển tại nhiều quốc gia, như Hoa Kỳ, Brazil, Australia... và Việt Nam. Đây là loại thức ăn không thể thiếu trong sản xuất giống thủy sản, nhất là thủy sản nước lợ. 

"Phân gà, chim đổ xuống ao hồ nuôi cá tạo ra hệ tảo làm thức ăn cho phù du thực vật. Đây lại là nguồn thức ăn cho phù du động vật. Ấu trùng thủy sản ăn phù du động vật, trở thành nguồn thức ăn tốt cho cá.

Đặc biệt, phân gà và chim cút giúp ấu trùng Artemia - một nguồn thức ăn tuyệt vời
trong sản xuất giống thủy sản, nhất là thủy sản nước lợ, phát triển mạnh. Khi người ăn cá và các loài động vật dưới nước hoàn toàn yên tâm về ATVSTP, vì cá không thể mắc bệnh", ông Cương nói.

Song, ông Cương lo nhất là những người sử dụng phân tươi cho cá ăn có thể dễ dàng lây bệnh từ gia cầm và chim cút, bởi những người này gần như tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh (nếu có) nhưng rất chủ quan, ít khi sử dụng các trang thiết bị bảo hộ như ủng, găng tay, khẩu trang.

Do vậy, Cục trưởng Nafiqaved cho biết trong thời gian sớm nhất Bộ Thủy sản sẽ ra quy định riêng để quản lý việc sử dụng phân tươi của gà, chim cút làm thức ăn cho cá, như phơi khô hoặc sử dụng các công cụ cần thiết khi cho cá ăn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng lây cúm từ gia cầm sang người.

Không như cá, gia súc ăn phải gia cầm bệnh, nguy cơ lây nhiễm H5N1 rất cao. PGS-TS Phạm Ngọc Đính, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW, nói rằng, về lý thuyết, nếu gia cầm được chế biến chín kỹ trước khi cho gia súc ăn thì khả năng lây virus H5N1 từ gia cầm, thủy cầm không thể xảy ra.

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến gia cầm đó, con người rất dễ lây nhiễm H5N1. Sự việc sẽ rất nguy hiểm nếu gia cầm bị bệnh chưa được chế biến chín mà cho lợn, chó hoặc các gia súc khác ăn. Khi đó, virus có thể thích nghi, tái tổ ở vật chủng trung gian tạo nên một chủng virus mới và lây lan dễ dàng hơn.

Do vậy, người dân không nên sử dụng gia cầm, thủy cầm ốm chết hoặc nằm trong vùng ổ dịch để cho gia súc ăn.

Bộ Thủy sản góp sức chống dịch cúm

Theo Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Thủy sản được phân công khảo sát và giúp Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu phòng chống dịch cúm gia cầm. Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch của Bộ Thủy sản hôm nay (23/11) đã họp để hoàn tất Kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch, bởi nếu đại dịch xảy ra, ngành sẽ bị tác động đáng kể do số ngư dân lên tới hàng triệu người, lại tập trung đông người như trong các nhà máy chế biến thủy sản hoặc các tàu cá.

DN thủy sản có thể chế biến gia cầm:

Ông Nguyễn Tử Cương: Tại sao chúng ta không thu gom, giết mổ tập trung tất cả các gia cầm sạch đã đến thời kỳ tiêu thụ (xét nghiệm âm tính với H5), sau đó phân loại, hấp thanh trùng rồi cấp đông để chuyển đến người tiêu dùng? Ngành nông nghiệp có thể phối hợp với các DN chế biến thủy sản hoàn toàn có thể làm được việc này. Việc chế biến tập trung cũng giúp kiểm soát 100% thực phẩm đầu ra cũng như những người tham gia chế biến (trong trường hợp rủi ro có thể phá hiện nhanh và cách ly kịp thời).

Bộ Thủy sản đã chỉ đạo các Sở Thủy sản, NN-PTNT có thủy sản thành lập các Ban chỉ đạp phòng chống dịch cúm tại địa phương. Ban này phải thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh đến các DN đóng trên địa bàn, cho những người làm nghề cá; trang bị kiến thức liên quan đến dịch cúm và các triệu chứng của bệnh  cho ngư dân, công nhân, đồng thời phát hiện sớm bệnh để cách ly và khử trùng, tiêu độc toàn bộ các khu vực tập trung đông người.

Trước tình trạng ngành nông nghiệp hiện đang thiếu thiết bị xét nghiệm nhanh H5N1(bằng PCR), Phó Trưởng ban Phòng chống dịch cúm gia cầm của Bộ Thủy sản Nguyễn Tử Cương cho biết, hiện các Trung tâm Quản lý Chất lượng, ATVS và Thú y Thủy sản vùng của Nafiqaved đang có 1-5 bộ thiết bị đang sử dụng để xét nghiệm cho thủy sản. Các thiết bị này hoàn toàn có thể áp dụng được cho xét nghiệm gia cầm bệnh.

Vì vậy, ông Cương cho biết sẽ kiến nghị Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm giúp Bộ Thủy sản đào tạo nhân lực, tiến hành xét nghiệm thử trên các thiết bị này để có thể huy động trong trường hợp cần thiết.

Trước tình trạng người tiêu dùng đang tìm các nguồn thực phẩm thay thế cho gia cầm, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm của Bộ Thủy sản đã giao nhiệm vụ cho các Sở, DN căn cứ thị hiếu của người tiêu dùng sản xuất các sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, đảm bảo cân đối nguồn thực phẩm trong nước. Đồng thời, khảo sát để thay đổi các đối tượng nuôi (như chuyển sang nuôi ếch, baba... ) để tăng nguồn thực phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

  • Hà Yên

,

Tin khác

Tin khác của 'Tư liệu'

,
,